Phân loại đô thị





Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị.







Có 6 loại đô thị ở Việt Nam
Có 6 loại đô thị ở Việt Nam

Theo đó, Chính phủ quy định có 6 loại đô thị:


Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.


Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.


Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.


Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.


Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.


Việc phân loại này nhằm tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị cả nước; lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững; xây dựng chính sách và cơ chế quản lý đô thị và phát triển đô thị.


Những khu vực dự kiến hình thành đô thị mới phải có quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và đã được đầu tư xây dựng về cơ bản đạt các tiêu chuẩn phân loại đô thị.


Quy mô dân số tối thiểu của một đô thị phải đạt 4000 người trở lên; mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nội thành, nội thị phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động; hệ thống công trình hạ tầng đô thị; kiến trúc, cảnh quan đô thị.


Nghị định này thay thế Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị.


Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7.


Đăng Sơn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *