thường, có rất ít người nghĩ đến việc chọn sẵn một chỗ riêng cho người giúp việc ngay từ khi thiết kế ngôi nhà của mình. vậy, nên chỗ ở của người giúp việc trong nhà nhiều khi rất tuỳ tiện. điều này lại gây nhiều bất tiện cho cả chủ lẫn người làm
phòng của người giúp việc thường được bố trí ở tầng trên cùng |
cũng là căn phòng, chủ nhà nên xác định được đặc thù người giúp việc của nhà mình, sẽ có vị trí khác nhau nếu người giúp việc đảm nhiệm việc trông nom em bé và người phụ trách lau dọn nấu nướng trong nhà, bản chất công việc khác nhau thì vị trí và diện tích sẽ khác nhau.
đối với những biệt thự một trệt một lầu thì việc sắp xếp một phòng giúp việc xem ra dễ dàng hơn vì có nhiều đất để diễn, nhưng với những căn nhà phố thì tổ chức không gian đó thế nào, để tránh nhập nhằng trong suy nghĩ của chủ nhà là để ở lầu nào cho hợp lý và kiến trúc sư phải binh trên tinh thần bình đẳng như các phòng khác ra sao?
tuỳ đặc thù công việc của người gia nhân sống trong ngôi nhà đó. nếu là người trông em, thì nên bố trí một giường ngủ nhỏ ngay trong phòng ngủ em bé, thứ nhất để sát sao công việc, thứ hai, khi em bé lớn thì người giúp việc có thể cơ động chuyển sang vị trí khác và thay cái giường ngủ đó bằng một cái bàn học chẳng hạn. nếu là người trông nom nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ thì phòng của họ hợp lý nhất vẫn là tầng trên cùng. về mặt không gian sẽ hợp lý khi họ sẽ tiện hơn với công việc giặt giũ phơi phóng, ủi đồ trước khi xếp vào tủ, thứ đến diện tích phòng giúp việc thường không lớn, nếu để chung với các phòng chức năng bên dưới trong khuôn khổ một ngôi nhà phố không gian dễ bị nát.
phòng người giúp việc có nhiều dạng, xây tường hoặc sử dụng vách ngăn nhẹ để chia không gian đều được.
nguyễn ngọc tuấn
một bản vẽ có thiết kế phòng cho người giúp việc |