Việc đầu tư các hạ tầng và dịch vụ đô thị cơ bản là yếu tố quan trọng thu hút đầu tư của cá nhân trong hoạt động phát triển các dự án BĐS và khuyến khích được sự phát triển kinh tế của địa phương qua việc tạo ra cơ hội việc làm cho các hộ dân có thu nhập thấp. phát triển cơ sở hạ tầng không chỉ góp phần làm tăng giá trị đất đai mà còn nâng cao chất lượng sống của cư dân đô thị.
Việc quy hoạch và đầu tư phát triển hạ tầng đô thị của Việt Nam chậm hơn so với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và tăng dân số đô thị. Đặc biệt là tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống giao thông, nhà ở, thoát nước, thu gom xử lý nước thải, thu gom xử lý chất thải rắn – Đó là đánh giá chung về hệ thống hạ tầng tại các đô thị nước ta hiện nay. trong 15 năm qua, dân số đô thị đã ngày một tăng và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong vòng 15 – 20 năm tới. Điều này sẽ làm tăng thêm nhu cầu về các dịch vụ và cơ sở vật chất đô thị như đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh, thoát nước, quản lý chất thải rắn, đường giao thông… Vấn đề càng trở nên trầm trọng bởi phần lớn dân đô thị sống trong điều kiện mật độ đông đúc. trong các đô thị từ loại I đến loại IV, mật độ dân số phường dao động từ 2.000 – 4.000 người/km2. trong khi đó, kết cấu hạ tầng đô thị lại không đồng bộ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo GS.TSKH Lâm Quang Cường (trường ĐH Xây dựng Hà Nội), hiện tại giao thông ở các đô thị lớn rất yếu kém. Các đô thị đặc biệt như Hà Nội và Tp.HCM đều thiếu diện tích đường, chiều dài đường và phân bố không đều. Tại Hà Nội, chỉ có khu vực cách hồ Hoàn Kiếm dưới 2km là đạt yêu cầu về mật độ (8 – 14km/km2) cho các loại đường phố. Các khu vực khác mật độ rất thấp, chậm được cải thiện. Nhiều đường phố ở Hà Nội, Tp.HCM không đảm bảo chiều rộng để giải thoát dòng xe cộ đông đặc, gây cảnh ùn tắc giao thông kéo dài trong nhiều năm qua. Hệ thống cây xanh, công viên cũng chưa được quan tâm đầu tư nên đạt rất thấp so với tiêu chuẩn quy định; hệ thống khung thiên nhiên trong đô thị như: Địa hình, mặt nước (sông, hồ) bị suy giảm nghiêm trọng làm giảm chất lượng của các đô thị và cũng làm giảm giá trị BĐS nơi đây. Dịch vụ cấp nước tại các đô thị cho đến nay còn thiếu. Ngoài ra, tình trạng thiếu điện, đường, trường, trạm… còn khá phổ biến tại các KĐTM, đặc biệt là những khu tái định cư cũng làm cho các sản phẩm BĐS không phát huy được hết giá trị, chậm được đưa vào sử dụng, gây ra nhiều lãng phí. Tình trạng tắc đường, ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nguồn nước đang ngày một trở nên bức thiết tại các đô thị lớn. Khi đó, các trung tâm thương mại, văn phòng dự tính đầu tư sẽ khó có thể đem lại lợi ích cho cả cộng đồng cũng như người dân. Theo Ngân hàng Thế giới, điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã gây ra những tổn thất về kinh tế lớn cho Việt Nam, trong đó có việc giảm giá trị BĐS, ước tính lên tới hơn 750 triệu USD mỗi năm. |
Quá tải đô thị: Nguy cơ làm giảm giá trị BĐS
3