Rác thải, cá chết tấn công Hồ Tây












KTĐT – Mặt nước một màu xanh đen, rác thải, phế thải và bèo tràn ngập Hồ Tây. Cá chết nổi lềnh bềnh khiến nước hồ bốc lên mùi tanh hôi, ảnh hưởng tới các ngôiđình, đền, chùa đã được xếp hạng với nhiều di tích nổi tiếng và hàng trăm ngôi nhà xung quanh Hồ Tây.


 


Hà Nội có nhiều hồ, nhưng rộng nhất là Hồ Tây, với diện tích khoảng 500 ha, chu vi hồ rộng tới 17 km. Là hồ rộng, có cảnh quan đẹp, có người gọi Hồ Tây là mặt gương của Thủđô. Vẻ đẹp Tây Hồ quyến rũ không biết bao nhiêu du khách mỗi khi ghé thăm Hà Nội. Hồ Tây còn là “cái máy điều hòa nhiệt độ” của Thủ đô, thế nhưng lại đang bị ô nhiễm..


 


Có dịp du thuyền trên Hồ Tây ngày 26/7, chúng tôi chứng kiến lá phổi xanh của Thủ đô đang bị ônhiễm nghiêm trọng. Nước hồ một màu xanh đen, bốc mùi hôi thối. Ven theo đường Thụy Khuê mới giáp với Hồ Tây, hàng quán mọc lên như nấm, ghế nhựa, chiếu được trải ngay mép hồ nên các rác thải như lon bia, vỏ chai, vỏ kẹo, vỏ bim bim, bao nilông có thể “tống” ngay xuống lòng hồ. Mặt nước hồ đặc ngầu rác thải, phế thải. Dòng nước đen đặc quánh xung quanh mép hồ, nhất là những điểm gấp, hoặc ngóc ngách. Có những đoạn hồ giống như một bãi rác chứ không phải là một góc của Hồ Tây. Đây chỉ là một phần của sự ô nhiễm nghiêm trọng mà hàng ngày Hồ Tây đang phải gánh chịu.


 


Vào các đợt nắng nóng lên đến 37 – 38 độ C, cá ở HồTây thường chết nổi lên mặt nước. Nhưng theo nhận định của nhiều người dân, cá chết có thểdo nước trong hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ven theo Hồ Tây và xung quanh Phủ Tây Hồ, cá chết trắng nổi lềnh bềnh. Những con cá chết chủ yếu là cá mè, thi thoảng có cá chép hoặc cá rô phi. Lượng cá chết nhiều khiến nước hồ bốc lên mùi hôi thối. Việc xả rác, nước thải, phế thải xuống Hồ Tây ngày một gia tăng, đó là một trong những nguyên nhân khiến các loài sinh vật sinh sống dưới hồ này chết dần.


 


Một bà cụbán nước ven hồ cho hay, khó chịu nhất là vào những lúc gió thổi mạnh. Mùi nước tanh hôi bốc lên khiến mọi người có cảm giác buồn nôn, nhức đầu. Hồ Tây là điểm hẹn lý tưởng của giới trẻ nhưng các hàng quán xung quanh hồ ngày càng vắng khách…


 


Bác Ngọc, nhàở gần Hồ Tây cho hay, vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối, đường ven Hồ Tây là nơi lý tưởng cho người già, thanh thiếu niên đi dạo, tập thể dục. “Hàng ngày, vợ chồng tôi vẫn thường ra đây tập thể dục. Hồi đường Thụy Khuê mới mở, mép hồ vẫn còn sạch lắm. Thế nhưng giờ khu vực này bị ô nhiễm, mùi nước hôi thối từ lòng hồ bốc lên phát khiếp. Nhiều người ngồi ăn uống tụ tập ngay cạnh hồ, tiện tay thả rác xuống hồ luôn. Nhìn hồ như vậy mà thấy thương, thấy tiếc”.


 


Hàng trăm năm nay Hồ Tây đã đi vào thi ca, lịch sử như một danh thắng của đất Thăng Long. Hồ Tây xứng tầm là di sản của Hà Nội, của quốc gia. Thế nhưng lá phổi xanh của Thủ đô đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Liệu có cứu được Hồ Tây thoát khỏi sự ô nhiễm môi trường khi ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đang cận kề?


 


 



Bài, ảnh: Hồng Thái

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *