84
(Bài phát biểu của đồng chí LƯU VÂN SƠN, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, trưởng Ban Tuyên truyền trung ương Ðảng Cộng sản trung Quốc)
Kính thưa Ðồng chí Tô Huy Rứa,
Kính thưa các đồng chí và các bạn,
Hôm nay, Hội thảo lý luận lần thứ 5 giữa Ðảng Cộng sản trung Quốc và Ðảng Cộng sản Việt Nam khai mạc tại Hạ Môn, một thành phố ven biển tươi đẹp. trước hết, thay mặt Ban Chấp hành trung ương Ðảng Cộng sản trung Quốc và nhân danh cá nhân, cho phép tôi nhiệt liệt chào mừng Hội thảo lý luận lần thứ 5, nhiệt liệt hoan nghênh Ðoàn Ðại biểu Ðảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Huy Rứa làm trưởng đoàn, và gửi tới tất cả các đồng chí tham dự Hội thảo lời hỏi thăm thân thiết.
Từ sáu tháng cuối năm ngoái đến nay, chúng ta đã trải qua khủng hoảng tài chính toàn cầu nặng nề nhất từ cuộc Ðại suy thoái kinh tế thập niên 30 thế kỷ trước đến nay. Việc ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng và củng cố xu hướng phục hồi của nền kinh tế là nhiệm vụ chung của các nước trên thế giới và đề tài cấp bách chung của hai Ðảng hai nước trung – Việt. Hai nước trung Quốc và Việt Nam đều là nước xã hội chủ nghĩa và nước đang phát triển; Ðảng Cộng sản trung Quốc và Ðảng Cộng sản Việt Nam đều là đảng cầm quyền, cùng nhau đối mặt với nhiều vấn đề giống nhau và đã thu được thành quả tích cực trong việc ứng phó với khủng hoảng. Hội thảo lần này với chủ đề “Lý luận và thực tiễn về ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – Kinh nghiệm trung Quốc, kinh nghiệm Việt Nam” sẽ đi sâu giao lưu, trao đổi thành quả nghiên cứu, học tập tham khảo lẫn nhau, tìm kiếm hơn nữa chính sách ứng phó với khủng hoảng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đi sâu tìm hiểu quy luật xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, thúc đẩy tốt hơn phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước, thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn, tăng cường tình hữu nghị và mở rộng hợp tác giữa hai Ðảng và nhân dân hai nước.
Xoay quanh chủ đề của Hội thảo lần này, tôi xin đưa ra những nhận xét của chúng tôi về ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và duy trì nền kinh tế trung Quốc phát triển bình ổn, tương đối nhanh.
I. Nhận thức và đánh giá của Ðảng và Chính phủ trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Từ khi bùng nổ khủng hoảng tài chính toàn cầu do khủng hoảng tín dụng nhà đất dưới chuẩn ở Mỹ gây nên, đã nhanh chóng từ cục bộ lan rộng ra toàn cầu, từ các nước phát triển lan tỏa tới các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, từ lĩnh vực tài chính lan rộng tới lĩnh vực kinh tế thực thể. Cuộc khủng hoảng với phạm vi rộng rãi và tác động mạnh mẽ là rất hiếm thấy. Chỉ trong một thời gian, mức tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại rõ rệt, các nền kinh tế phát triển sa sút nghiêm trọng; thị trường tài chính tiền tệ quốc tế dao động, hệ thống tiền tệ ở Mỹ và châu Âu lâm vào tình trạng bế tắc, chức năng tập trung vốn mất hiệu quả nghiêm trọng và thiếu tính thanh khoản. Ở một số thị trường mới nổi và các nước đang phát triển, dòng vốn chảy ra ngoài ồ ạt, tình hình kinh tế xấu đi nghiêm trọng. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngóc đầu trên phạm vi toàn cầu, cạnh tranh và cọ xát quốc tế trên các lĩnh vực thương mại, vốn, công nghệ… leo thang. Với nỗ lực chung của các nước sau một năm, kinh tế thế giới hiện nay đã xuất hiện dấu hiệu tích cực và tăng trưởng trở lại. Thế nhưng, xét về tổng thể, sự tác động chiều sâu của khủng hoảng vẫn còn tồn tại, xu hướng hồi phục của nền kinh tế thế giới chưa vững chắc; việc thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục toàn diện và tiếp tục tăng trưởng sẽ là một quá trình chậm chạp và đầy trắc trở.
Khi tìm hiểu nguồn gốc của khủng hoảng, đánh giá nguyên nhân của nó, chúng ta sẽ không khó phát hiện, đó là do rắc rối xảy ra với Mỹ, trọng tâm của kinh tế thế giới; là do vấn đề xảy ra trong lĩnh vực tài chính, hạt nhân của kinh tế hiện đại. Xét từ hiện tượng bề ngoài, khủng hoảng lần này bắt nguồn từ khoản vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn trái quy định, với mức độ lớn, cũng như bong bóng vỡ của sản phẩm tài chính phát sinh, đã dẫn đến khủng hoảng tín dụng toàn diện. Xét từ nguyên nhân trực tiếp, khủng hoảng tài chính này là do chính sách kinh tế vĩ mô không thích đáng, kinh tế ảo mở rộng quá mức, thiếu sự giám sát quản lý của chính phủ các nước tư bản như Mỹ gây nên; là kết quả không thể tiếp tục mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng quá mức của Mỹ. Từ những năm 90 thế kỷ trước đến nay, các nền kinh tế phát triển ở phương Tây coi thường giám sát quản lý; với sự thôi thúc của lợi nhuận, các tổ chức tài chính đã thu hút vốn quá mức bằng các đòn bẩy tài chính, gây rủi ro to lớn cho cả thế giới trong khi kiếm lời cao. Có thể nói, sự tham lam và tính trục lợi của tư bản tài chính là nguyên nhân trực tiếp gây nên khủng hoảng lần này. Xét về bản chất bên trong, khủng hoảng tài chính thế giới đã bộc lộ khiếm khuyết vốn có của nền kinh tế thị trường tự do, bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc về cơ cấu trong điều kiên toàn cầu hóa kinh tế, bộc lộ sự khiếm khuyết nghiêm trọng của trật tự kinh tế quốc tế, đặc biệt là hệ thống tài chính quốc tế không hợp lý do chủ nghĩa tư bản làm chủ đạo. Việc khủng hoảng tài chính quốc tế trở thành suy thoái kinh tế thế giới đã phản ánh mâu thuẫn bên trong của chế độ tư bản chủ nghĩa, phản ánh sự nguy hại về lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa tự do mới với đặc trưng chính là tư nhân hóa, thị trường hóa và tự do hóa.
Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã mang lại cho nền kinh tế trung Quốc những khó khăn và thách thức chưa từng có: nhu cầu bên ngoài thu hẹp rõ rệt, năng lực sản xuất của một số ngành nghề dư thừa, số đơn đặt hàng của doanh nghiệp bị giảm, tiêu thụ không thuận lợi, lợi nhuận sụt giảm… Những hiện tượng này từ vùng duyên hải lan rộng vào nội địa, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lan tới các doanh nghiệp lớn, từ ngành xuất khẩu lan sang các ngành nghề khác. Số doanh nghiệp thua lỗ và ngành nghề thua lỗ tăng lên, một loạt doanh nghiệp hướng ngoại phải đóng cửa. Số lao động thất nghiệp tăng lên, nhiều nông dân làm thuê phải nghỉ việc, thất nghiệp, về quê. Sức ép suy thoái kinh tế tăng lên rõ rệt, mức tăng GDp chậm lại, mức tăng quý I giảm xuống còn 6,1%, là mức thấp nhất trong 17 năm qua. Có thể nói, chúng tôi đã gặp phải những khó khăn nghiêm trọng nhất kể từ khi bước vào thế kỷ mới đến nay. trong tình hình này, cả thế giới lẫn trong nước trung Quốc đều có những người lo ngại rằng, nền kinh tế trung Quốc đã thực hiện phát triển nhanh chóng trong 30 năm liệu sẽ còn tiếp tục duy trì xu hướng phát triển bình ổn và tương đối nhanh không? Qua tính toán tổng thể hai đại cục trong nước và nước ngoài, với cái nhìn biện chứng đối với tác động của khủng hoảng, Ðảng chúng tôi đã đánh giá như sau về tình hình tổng thể phát triển kinh tế của trung Quốc. Một là, thời cơ chiến lược quan trọng của phát triển trung Quốc vẫn tồn tại. Tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy phát triển, mưu cầu hợp tác là trào lưu phát triển của thế giới ngày nay và chúng tôi có khả năng tranh thủ một môi trường quốc tế hòa bình trong thời gian tương đối dài, thời cơ chiến lược quan trọng của phát triển trung Quốc sẽ không thể chuyển hướng căn bản bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Hai là, tình hình cơ bản và xu hướng chuyển biến tốt lâu dài của kinh tế trung Quốc vẫn tồn tại. Cơ sở vật chất vững chắc được tích lũy trong phát triển kinh tế nhanh chóng qua 30 năm cải cách mở cửa, động lực mạnh mẽ bên trong do cải cách cơ chế thể chế mang lại, tiềm năng nhu cầu to lớn trong tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hóa và đô thị hóa, không gian phát triển lớn cho tối ưu hóa và nâng cấp cơ cấu ngành nghề, tiến bộ và sáng tạo khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và sự nghiệp xã hội… cho phép chúng tôi có điều kiện và năng lực tiếp tục duy trì phát triển kinh tế bình ổn và tương đối nhanh trong một thời gian tương đối dài. Ba là, khủng hoảng đã gây cho chúng tôi nhiều thách thức chưa từng có, đồng thời cũng mang lại cho chúng tôi cơ hội chưa từng có. Ðặc biệt là do nhu cầu bên ngoài sụt giảm, về khách quan đã gây sức ép kích thích lớn đối với kích cầu tiêu dùng trong nước, đối với điều chỉnh cơ cấu, đẩy nhanh chuyển biến mô hình phát triển. Miễn là có chính sách phù hợp và biện pháp hữu hiệu, biết phát hiện và nuôi dưỡng nhân tố có lợi trong hoàn cảnh khó khăn, thì sẽ biến áp lực thành động lực, biến thách thức thành cơ hội, giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới mức tối thiểu.
II. Chính sách và giải pháp của trung Quốc trong ứng phó với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu
Ðứng trước tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính quốc tế, Ðảng và Chính phủ trung Quốc đã xác định tư tưởng tổng thể là “ra tay phải nhanh, ra đấm phải nặng, giải pháp phải chuẩn, công tác phải thiết thực”; điều chỉnh kịp thời chính sách kinh tế vĩ mô, kiên quyết thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng thích hợp, đưa ra và không ngừng hoàn thiện kế hoạch cả gói ứng phó với tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế, ra sức bảo đảm tăng trưởng, bảo đảm dân sinh, bảo đảm ổn định, ra sức làm dịu mâu thuẫn nổi cộm trong vận hành kinh tế, ra sức thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển vừa tốt vừa nhanh. Bên cạnh đó, chúng tôi nhấn mạnh niềm tin là tiền đề chiến thắng khủng hoảng, niềm tin còn quý hơn vàng và tiền bạc. Chúng tôi đã triển khai tuyên truyền giáo dục với nội dung chính là tăng cường niềm tin, thống nhất tư tưởng, phấn chấn tinh thần; kêu gọi đông đảo cán bộ quần chúng đoàn kết phấn đấu, đồng cam cộng khổ, khắc phục mọi khó khăn.
1. Lấy kích cầu tiêu dùng trong nước làm xuất phát điểm, tăng mạnh khoản chi ngân sách, mở rộng nhu cầu tiêu dùng. trong tình hình nhu cầu của thị trường quốc tế giảm mạnh, việc tích cực mở rộng nhu cầu trong nước đã trở nên hết sức quan trọng và cấp bách. Vì vậy, chúng tôi đã khởi động kế hoạch đầu tư hai năm với tổng kim ngạch 4.000 tỷ nhân dân tệ, trong đó, ngân sách trung ương trực tiếp đầu tư 1.180 tỷ nhân dân tệ, tập trung đầu tư vào các công trình dân sinh lớn và các khâu phát triển kinh tế – xã hội còn yếu kém, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan tới toàn cục và phát triển lâu dài; tích cực chỉ đạo, định hướng các dòng vốn xã hội, vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực phù hợp với chính sách phát triển ngành nghề của nhà nước, tăng cường sự hợp lực của xã hội để dòng vốn đầu tư thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Ðồng thời, chúng tôi ra sức kích cầu tiêu dùng cư dân, vun đắp điểm nóng tiêu dùng, hoàn thiện chính sách tiêu dùng, tăng cường vai trò của tiêu dùng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Chúng tôi còn hết sức coi trọng thị trường nông thôn, thực hiện các biện pháp như “Ðưa đồ điện gia đình về nông thôn”, “Ðưa ô-tô về nông thôn” trong phạm vi cả nước, hoàn thiện chương trình thị trường “vạn làng ngàn xã”, thúc đẩy phát triển hệ thống cửa hàng tại thị trường nông thôn, đẩy mạnh tiêu dùng của nông dân, phấn đấu để thị trường nông thôn rộng mở trở thành sự nâng đỡ quan trọng mở rộng kích cầu tiêu dùng.
2. Lấy điều chỉnh cơ cấu làm hướng chính, thực hiện quy hoạch điều chỉnh chấn hưng ngành nghề trong phạm vi lớn. Khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ đúng vào lúc chúng tôi đẩy mạnh chuyển biến mô hình phát triển và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Việc đẩy nhanh điều chỉnh cơ cấu, thúc đẩy tối ưu hóa ngành nghề hết sức quan trọng đối với việc giải quyết mâu thuẫn sâu sắc trong vận hành kinh tế, ứng phó hiệu quả với tác động đến từ bên ngoài. Chúng tôi coi trọng tăng cường chất lượng tổng thể và sức mạnh phát triển tới đây của nền kinh tế quốc dân; đã xây dựng quy hoạch điều chỉnh chấn hưng 10 ngành nghề trọng điểm như ô-tô, gang thép, chế tạo…, đưa ra một loạt chính sách biện pháp thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới mang tính chiến lược. Chúng tôi coi ngành nông nghiệp là ngành ổn định xã hội và ổn định lòng người, tăng mạnh đầu tư vào “Tam nông”. Ðối với tình hình giá lương thực trên thị trường trong nước có xu hướng giảm, chúng tôi đã tăng cường trợ cấp nông nghiệp, mở rộng phạm vi trợ cấp, đảm bảo nông nghiệp không xảy ra vấn đề, đặc biệt là an ninh lương thực. Chúng tôi đã xây dựng 29 chính sách và giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, cải thiện môi trường thu hút vốn và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ chuyển biến mô hình phát triển. Chúng tôi tích cực thúc đẩy miền Ðông làm đầu tàu tăng nhanh chuyển đổi mô hình kinh tế và tối ưu hóa ngành nghề; tăng cường hỗ trợ miền trung tối ưu hóa cơ cấu; thực hiện Chiến lược phát triển miền Tây và Chiến lược chấn hưng cơ sở công nghiệp lâu năm ở miền Ðông Bắc, thúc đẩy kinh tế các khu vực phát triển đồng đều. Ðiều cần đặc biệt nhắc tới ở đây là, khủng hoảng tài chính đã làm nổi bật chức năng và ưu thế đặc thù của nền văn hóa. Chúng tôi đã xây dựng và thực hiện Quy hoạch chấn hưng văn hóa, tập trung thúc đẩy phát triển sản nghiệp văn hóa trọng điểm và các ngành văn hóa mới.
3. Lấy đẩy mạnh cải cách làm động lực to lớn, đẩy mạnh cải cách các lĩnh vực trọng điểm và các khâu then chốt. Cải cách là động lực, là con đường căn bản ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, thúc đẩy kinh tế phát triển bình ổn và tương đối nhanh. Chúng tôi nhấn mạnh hình thành thể chế, cơ chế có lợi cho phát triển một cách khoa học; nỗ lực giải các bài toán khó về phát triển; tái tạo sức sống phát triển, nắm bắt các lĩnh vực trọng điểm và khâu then chốt, đưa ra một loạt biện pháp cải cách có lợi cho việc thực hiện bảo đảm tăng trưởng, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, điều chỉnh cơ cấu. Chúng tôi đẩy mạnh cải cách thể chế giá cả, đặc biệt là cải cách giá cả sản phẩm tài nguyên, đẩy nhanh xây dựng cơ chế giá cả của các yếu tố tài nguyên phản ánh quan hệ cung cầu thị trường, mức độ thiếu hụt của tài nguyên và giá thành gây tổn hại cho môi trường. Cải cách mạnh mẽ thể chế ngân sách, hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách, xây dựng và kiện toàn cơ chế nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ với phát triển tài chính, giám sát quản lý tài chính, cải thiện cơ cấu và dịch vụ tài chính, tăng cường giám sát, quản lý và sáng tạo về tài chính. Ðẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy điều chỉnh bố cục kinh tế nhà nước, thúc đẩy vốn nhà nước tập trung vào các ngành nghề quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia và nền kinh tế quốc dân cũng như các lĩnh vực dịch vụ công, ra sức nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp và sức cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp nhà nước.
4. Lấy sáng tạo khoa học công nghệ làm trụ cột quan trọng, thúc đẩy tiến bộ và sáng tạo khoa học công nghệ. Sáng tạo khoa học công nghệ là điểm đột phá và là vũ khí mạnh mẽ để khắc phục khủng hoảng tài chính toàn cầu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mỗi cuộc khủng hoảng thường kèm theo một cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới; ai chiếm ưu thế về sáng tạo khoa học công nghệ, thì sẽ nắm trong tay quyền chủ động phát triển, đi đầu phục hồi và đi tới phồn vinh. Chúng tôi ra sức thúc đẩy phát triển kinh tế của trung Quốc bước vào quỹ đạo lấy sáng tạo làm động lực và tăng trưởng từ bên trong; tăng nhanh thực thi Cương yếu Quy hoạch quốc gia về phát triển Khoa học – Công nghệ trung và dài hạn; thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, tăng cường nghiên cứu khoa học cơ sở và công nghệ tiên tiến quan trọng. Chúng tôi đã lựa chọn những dự án có sức mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, có hiệu quả nhanh, đặc biệt là 16 dự án chuyên môn như: linh kiện, phụ tùng điện tử then chốt, khai thác sử dụng năng lượng hạt nhân, máy công cụ điều khiển số cao cấp…, tập trung công kiên và đột phá về một loạt công nghệ hạt nhân và công nghệ then chốt. Chúng tôi tích cực phát triển cụm ngành công nghệ cao có quyền sở hữu trí tuệ, phát triển điểm tăng trưởng kinh tế mới, tạo nhu cầu xã hội mới. Chúng tôi coi trọng phát huy vai trò tự chủ sáng tạo của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp ở các lĩnh vực y dược, sinh học, viễn thông 3G, ô-tô tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; thực hiện nghiên cứu phát triển; thúc đẩy sản nghiệp hóa, ứng dụng rộng rãi kỹ thuật mới, công nghệ mới, thiết bị mới, vật liệu mới; thực hiện sự thống nhất giữa đảm bảo tăng trưởng với nâng cao hiệu quả.
5. Lấy cải thiện dân sinh làm mục đích căn bản, nâng cao mức an sinh xã hội. Ðảng và Chính phủ trung Quốc nhấn mạnh, càng khó khăn càng phải coi trọng dân sinh, thiết thực làm tốt công tác bảo đảm và cải thiện dân sinh. Chúng tôi kiên trì lấy việc giải quyết các vấn đề lợi ích mà quần chúng nhân dân quan tâm nhất, trực tiếp nhất và hiện thực nhất làm trọng điểm; tập trung làm tốt những công việc lớn và công việc thiết thực về phát triển kinh tế – xã hội cấp bách và có lợi cho nhân dân. Chúng tôi thực thi chính sách việc làm tích cực, tạo thêm việc làm mới, nâng cao năng lực thu hút sức lao động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và ngành dịch vụ, tạo cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học, ổn định việc làm cho nông dân làm thuê, sắp xếp ổn thỏa nông dân làm thuê về quê. Chúng tôi đã tăng cường đầu tư ngân sách trung ương vào việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội, mở rộng phạm vi bảo hiểm dưỡng lão và bảo hiểm y tế cơ bản, thực hiện và hoàn thiện chế độ đảm bảo đời sống tối thiểu cho cư dân thành thị và nông thôn, kiện toàn chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trợ giúp y tế thành thị và nông thôn cũng như Quỹ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới. Chúng tôi đẩy nhanh công trình nhà ở mang tính an sinh, tăng cường xây dựng nhà cho thuê giá rẻ, cải tạo nâng cấp khu nhà ổ chuột, khẩn trương xây dựng nhà ở vĩnh cửu tại vùng bị động đất. Ði đôi với việc cải thiện đời sống vật chất của quần chúng nhân dân, chúng tôi còn coi trọng đảm bảo quyền lợi văn hóa của quần chúng nhân dân, ra sức hoàn thiện hệ thống dịch vụ văn hóa công cộng, phát triển văn hóa cơ sở, làm phong phú thêm đời sống văn hóa xã hội.
Những chính sách và biện pháp mà chúng tôi đã và đang áp dụng là căn cứ theo tình hình thực tế của trung Quốc và diễn biến mới của tình hình kinh tế thế giới; có đặc điểm nổi bật là kết hợp giữa tận dụng cơ chế thị trường với tăng cường điều tiết vĩ mô, kết hợp giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với cải thiện dân sinh, kết hợp giữa mở rộng kích cầu tiêu dùng trong nước với tối ưu hóa cơ cấu kinh tế, kết hợp giữa khắc phục khó khăn trước mắt với thúc đẩy phát triển lâu dài, vừa coi trọng bảo đảm tăng trưởng, bảo đảm dân sinh, bảo đảm ổn định, vừa ra sức thực hiện phát triển một cách khoa học, phát triển hài hòa, vừa quan tâm duy trì tính liên tục và tính ổn định của chính sách, vừa quan tâm thể hiện tính linh hoạt và tính lâu dài của chính sách, đảm bảo mạnh mẽ để chúng tôi ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế, đảm bảo kinh tế phát triển bình ổn và tương đối nhanh.
III. Tiến triển và thành quả ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế của trung Quốc
Qua nỗ lực hơn một năm, các chính sách giải pháp của trung Quốc nhằm khắc phục tác động của khủng hoảng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đã thu được thành quả tích cực; nhân tố tích cực trong vận hành kinh tế không ngừng tăng lên; xu hướng chuyển biến tốt được củng cố; công tác bảo đảm tăng trưởng, điều chỉnh cơ cấu, thúc đẩy cải cách, mang lại lợi ích cho nhân dân đã có hiệu quả rõ rệt.
1. Xoay chuyển xu hướng sụt giảm của tăng trưởng kinh tế; xu thế phục hồi kinh tế ngày càng tăng cường. Mức tăng GDp trong 3 quý đầu năm nay đã tăng 7,7% so với cùng kỳ. Về phát triển của các ngành: sản xuất nông nghiệp tăng vững chắc, sản lượng lương thực vụ hè tăng liên tục trong 6 năm; sản xuất công nghiệp 3 quý đầu đã tăng lên từng tháng, giá trị gia tăng của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trên 5 triệu nhân dân tê đã tăng 8,7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu ngoại thương tuy giảm so với cùng kỳ, nhưng tháng sau đã tăng lên so với tháng trước, tháng 9 tăng 11,8% so với tháng 8. Về tài chính, thu ngân sách của cả nước 3 quý đầu đạt 5.100 tỷ nhân dân tệ, tăng rõ rệt, đặc biệt là từ tháng 5 chấm dứt xu hướng sụt giảm và bắt đầu phục hồi; mức tăng tháng 9 đạt 33%. Về niềm tin, chỉ số lòng tin của doanh nghiệp và chỉ số lòng tin của doanh nhân đã tăng liên tục. Có thể nói, nền kinh tế trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng 8%.
2. Tiêu dùng trong nước thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đã thu được hiệu quả, nhu cầu tiêu dùng cư dân ngày càng sôi động. Ðầu tư có xu thế tăng trưởng mạnh mẽ, tổng vốn đầu tư tài sản cố định toàn xã hội 3 quý đầu năm đạt 1.550 tỷ nhân dân tệ, là mức tăng cao trong lịch sử, đặc biệt là vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tăng 50,2% so với cùng kỳ, tạo mặt bằng tốt hơn để kinh tế trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo. Chính sách kích cầu tiêu dùng đã thu được thành quả rõ rệt, một số lĩnh vực đã xuất hiện tình hình sôi động về tiêu dùng. trong ba quý đầu năm, tổng cộng tiêu thụ các loại đồ điện là 20,82 triệu chiếc tại vùng nông thôn, dự tính doanh thu cả năm sẽ đạt 150 tỷ nhân dân tệ; lượng tiêu thụ ô-tô đạt 10 triệu chiếc, sản lượng và số lượng tiêu thụ đã vượt qua Mỹ lên đứng đầu thế giới; thị trường nhà đất ấm trở lại, diện tích nhà thương phẩm tiêu thụ tăng 46,4% so với cùng kỳ. trong tình hình nhu cầu bên ngoài ảm đạm, nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng, đã đóng vai trò thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế tăng trưởng.
3. Cơ cấu kinh tế được điều chỉnh hơn nữa, chất lượng tổng thể không ngừng tăng lên. Cơ sở hạ tầng và các ngành cơ sở được tăng cường hơn; các ngành kinh tế quốc dân cần phát triển nhanh chóng như nông nghiệp, đường sắt, giao thông vận tải đường bộ, thủy lợi cũng đã phát triển nhanh. Quy hoạch điều chỉnh và chấn hưng 10 ngành trọng điểm thu được tiến triển quan trọng; việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp gang thép, ô-tô, đóng tàu, kim loại mầu, dệt may được đẩy nhanh; ngành chế tạo và các ngành mới như viễn thông thế hệ mới, phần mềm, y dược, sinh học… cũng phát triển nhanh với tốc độ cao hơn nhiều so với mức bình quân của ngành công nghiệp. Một loạt dự án năng lượng chất lượng tốt được khởi công xây dựng; tiêu hao năng lượng trên một đơn vị GDp và lượng chất thải ô nhiễm có đà giảm xuống. Ngành văn hóa có xu hướng phát triển nhanh, một loạt ngành văn hóa có vai trò gương mẫu được đẩy nhanh thực hiện, đã trở thành điểm tăng trưởng kinh tế mới. Các khu vực tăng cường phát triển đồng đều; 3 quý đầu năm nay, mức tăng đầu tư, tiêu dùng và sản xuất công nghiệp của miền trung, miền Tây và miền Ðông Bắc đều cao hơn miền Ðông; miền Ðông chủ động thích ứng với diễn biến nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đã thu được tiến triển mới trong thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển, tự chủ sáng tạo cũng như nâng cao sức cạnh tranh.
4. Giám sát quản lý tài chính tăng cường rõ rệt, năng lực chống rủi ro được nâng cao. Cơ chế giám sát, quản lý, điều hành tài chính kiện toàn hơn, rủi ro tài chính tiền tệ được kiểm soát. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đầy đủ, chất lượng tiền vốn và năng lực chống rủi ro được nâng cao. Số dư tiền gửi và dư nợ tiền vay của các tổ chức tài chính cả nước tăng lên với mức lớn, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thương mại giảm, hệ số đủ vốn được nâng cao. Việc xây dựng chế độ cơ bản của thị trường vốn được tăng cường, đã xác lập chế độ cơ bản của sàn giao dịch, một loạt doanh nghiệp đã lên sàn niêm yết, giao dịch cổ phiếu sôi động. Thị trường tài chính và thị trường vốn vận hành bình ổn đóng vai trò hỗ trợ kinh tế phát triển.
5. Bảo đảm dân sinh tiếp tục cải thiện, xã hội ổn định. Các biện pháp cải thiện dân sinh thu được thành quả, điều kiện sản xuất và đời sống của quần chúng được cải thiện hơn nữa, toàn xã hội yên ổn trật tự. Thu nhập của cư dân tiếp tục tăng lên, thu nhập bình quân đầu người có thể chi phối được của cư dân thành thị và thu nhập ròng bình quân đầu người của cư dân nông thôn ba quý đầu năm nay lần lượt tăng 10,5% và 9,2% so với cùng kỳ. Tình hình việc làm tốt hơn dự đoán, ba quý đầu đã giải quyết việc làm cho 8,51 triệu người, đạt 94% chỉ tiêu của cả nước; việc làm của nông dân làm thuê và sinh viên tốt nghiệp đại học được thúc đẩy tích cực, tình hình việc làm về tổng thể ổn định. Bảo đảm xã hội được tăng cường, chi ngân sách trung ương cho an sinh xã hội tăng 29,2% so với cùng kỳ, trợ cấp sinh hoạt tối thiểu của cư dân thành thị và nông thôn lần lượt tăng 50% và 150%, tiền dưỡng lão cơ bản của công nhân nghỉ hưu tiếp tục nâng cao; công tác xây dựng cơ cấu y tế khám chữa bệnh và phòng chống dịch cúm A (H1N1) đã có thành quả nổi bật.
Tóm lại, đứng trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, việc duy trì xu thế tốt đẹp phát triển kinh tế – xã hội của trung Quốc không dễ dàng. Những thành tích giành được không những đã tạo điều kiện cho chúng tôi khắc phục khó khăn hiện nay, thực hiện phục hồi kinh tế, mà còn đặt nền tảng cho việc giải quyết căn bản mọi mâu thuẫn về thể chế và cơ cấu đang kiềm chế kinh tế trung Quốc phát triển lành mạnh; thực hiện phát triển trong thời gian càng dài hơn và với trình độ càng cao hơn. Ðồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, triển vọng kinh tế thế giới vẫn tồn tại nhiều nhân tố không xác định được; xu thế phục hồi kinh tế của trung Quốc vẫn chưa ổn định, chưa vững chắc, chưa cân đối; nhu cầu bên ngoài sụt giảm vẫn tiếp tục gây sức ép lớn, kích cầu trong nước vẫn tiếp tục bị kiềm chế trong thời gian tới; sản xuất kinh doanh của một số ngành và doanh nghiệp vẫn khó khăn; nhiệm vụ điều chỉnh cơ cấu hết sức nặng nề. Chúng tôi sẽ tăng cường và cải thiện hơn nữa điều tiết vĩ mô, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa duy trì kinh tế phát triển bình ổn tương đối nhanh, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, quản lý dự báo lạm phát; tiếp tục thực thi chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng thích hợp, thực hiện toàn diện và bổ sung hoàn thiện kế hoạch cả gói; coi trọng hơn nữa việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy cải cách mở cửa, tự chủ sáng tạo, tăng cường sức sống và động lực tăng trưởng kinh tế, cải thiện dân sinh, giữ vững ổn định xã hội, tính toán tổng thể hai đại cục trong nước và ngoài nước. Chúng tôi tin tưởng, dưới sự lãnh đạo kiên cường của Ðảng và Chính phủ trung Quốc, dựa vào toàn thể nhân dân, đoàn kết một lòng, nhìn thẳng vào khó khăn, ứng phó bình tĩnh, chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế của trung Quốc phát triển bình ổn tương đối nhanh và xã hội hài hòa ổn định.
IV. Những gợi mở về ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu
Quá trình ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu là quá trình nhận thức sâu sắc hơn quy luật phát triển kinh tế – xã hội. Chúng tôi vui mừng nhận thấy, Ðảng và Chính phủ Việt Nam đã hình thành nhiều lý luận và thành quả thực tiễn độc đáo. Ðứng trước tác động mạnh mẽ của khủng hoảng tài chính toàn cầu, đi đôi với việc áp dụng biện pháp tích cực ứng phó, Ðảng và Chính phủ trung Quốc đã suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề liên quan tới khủng hoảng. Từ thực tiễn ứng phó với khủng hoảng, chúng tôi đã có được một số gợi mở quý báu.
1. Thực tiễn ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế đã thể hiện ưu thế độc đáo của chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc; kiên trì một ngọn cờ, một con đường, một hệ thống lý luận là sự đảm bảo căn bản cho trung Quốc chiến thắng mọi rủi ro thách thức, thực hiện giàu mạnh, dân chủ, văn minh và hài hòa. Năng lực ứng phó rủi ro cao hay thấp của một quốc gia suy cho cùng sẽ được quyết định bởi việc quốc gia đó có con đường phát triển và chế độ thích hợp với tình hình đất nước, phản ánh yêu cầu tiến bộ của thời đại hay không. Qua 30 năm cải cách mở cửa, chúng tôi đã thành công trên con đường phát triển, khiến kinh tế trung Quốc phát triển lành mạnh và nhanh chóng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện và nâng cao, xã hội tràn đầy sức sống. Ðây là con đường kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của trung Quốc, tức con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc trung Quốc. Ðối mặt với một loạt thách thức to lớn, con đường phát triển của chúng tôi đã trải qua thử thách, chế độ xã hội của trung Quốc đã thể hiện ưu thế nổi bật, hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc bao gồm các tư tưởng chiến lược lớn như lý luận Ðặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, quan điểm phát triển một cách khoa học… đã thể hiện sức mạnh chỉ đạo thực tiễn to lớn. Ðặc biệt, đứng trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, Ðảng và Chính phủ trung Quốc đã phản ứng kịp thời, có quyết sách khoa học, triển khai cương quyết, kiên trì thống nhất lại điều tiết vĩ mô với vai trò của thị trường trong phân phối tài nguyên, từ việc đưa ra kế hoạch cả gói đến thực thi quy hoạch điều chỉnh chấn hưng ngành nghề, từ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng đến không ngừng cải thiện dân sinh, từ thúc đẩy cải cách phát triển đến duy trì xã hội ổn định hài hòa, tạo thành hợp lực mạnh mẽ trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm tăng trưởng, bảo đảm dân sinh, bảo đảm ổn định. trong quá trình này, đã thể hiện ưu thế chế độ của chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc là tập trung sức mạnh làm việc lớn, hệ thống quyết sách linh hoạt, hiệu quả và cơ chế triển khai thống nhất của cả nước. Thực tiễn đã minh chứng rằng, con đường phát triển mà chúng tôi lựa chọn phù hợp với tình hình đất nước trung Quốc; chế độ xã hội mà chúng tôi kiên trì đi theo phù hợp với lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân. Ở trung Quốc ngày nay, chỉ có chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc mới lãnh đạo được trung Quốc phát triển và tiến bộ, đoàn kết và tập hợp với mức độ tối đa hàng ngàn hàng vạn quần chúng nhân dân đóng góp cho xây dựng toàn diện xã hội khá giả. trên chặng đường tương lai, bất cứ gặp phải những khó khăn và thách thức gì, chúng tôi cũng sẽ luôn giương cao không dao động ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc, kiên trì không dao động đi theo con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc, kiên trì không dao động hệ thống lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung Quốc.
2. Thực tiễn ứng phó với khủng hoảng tài chính quốc tế đã thể hiện vai trò chỉ đạo quan trọng của quan điểm phát triển một cách khoa học; quán triệt thực hiện quan điểm phát triển một cách khoa học là con đường căn bản chiến thắng mọi rủi ro thách thức, duy trì kinh tế – xã hội phát triển vừa tốt vừa nhanh. Khủng hoảng tài chính quốc tế là sự bùng nổ của nhiều nhân tố không cân đối, không hài hòa, không bền vững đã tích tụ từ lâu trong nền kinh tế Mỹ nói riêng và của thế giới Có thể bạn cũng thíchVề KIẾN TRÚC.VNKientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam. ©2006-2025. All Right Reserved. Designed and Developed by kientruc.vn. |