Một thương hiệu lớn được biết đến là điều kiện sống còn của các DN. Điều này một phần được xây dựng trên chất lượng và các dịch vụ hỗ trợ. Đây cũng là một liều thuốc tốt cho các DN trước cơn bão tài chính hiện tại. Trước các số liệu năm 2008 vừa qua, các DN đều phải nhìn thẳng vào thực trạng có thể xảy ra trong tương lai gần, cụ thể là năm 2009 có đến 80% dự án trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh xây dựng có thể phải hủy bỏ vì sự khủng hoảng tài chính và cả việc nợ tiền lương nhân viên (theo tạp chí Thế giới Xây dựng Anh). Các đối tác làm ăn lâu dài và khách hàng thân thiết cần phải được biết thực trạng đó. Khả năng thấu hiểu thị trường trong thời điểm hiện tại, chiến lược phát triển đứng đắn và có tính định hướng trong tương lai gần… Đó là điều mà họ đòi hỏi ở các nhà quản lý DN để giúp Cty có thể vượt qua cơn bão táp hiện tại. Tuy nhiên, có một thực tế là các kiến trúc sư, đặc biệt là những người chưa có “thương hiệu riêng”, sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong công việc để tránh bị sa thải cũng như để tìm kiếm khách hàng. Một xu hướng mới trong ngành xây dựng ở Anh hiện nay là việc các kiến trúc sư trẻ tìm kiếm những miền đất mới để bắt đầu con đường xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Bắc Phi (Libya ,Tunisia, Ai Cập, …) hiện được coi là miền đất hứa cho các kiến trúc sư Anh quốc.
Mark Taylor, Giám đốc nhóm Anglo-US của Cty 3DReid Mark Taylor, Giám đốc nhóm Anglo-US của Cty 3D Reid (xếp hạng 66) đã thừa nhận xu hướng mới “business tourism” này: “Tôi có thể khẳng định rằng hiện có rất nhiều kiến trúc sư đang tìm kiếm cơ hội cho mình ở quốc gia khác, đặc biệt là các kiến trúc sư trẻ chưa có kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như thương hiệu của riêng mình” – ông nói sau một chuyến thăm Ấn Độ. Taylor cũng cho rằng các khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn với việc gia tăng số kiến trúc sư “tự do” hiện nay (so với việc thiếu hụt của một hoặc hai năm trước). Điều này chính là động lực để các doanh nghiệp ngành Xây dựng phải có chiến lược giữ vững thương hiệu đã được khẳng định và cuộc cạnh tranh đất làm việc của các kiến trúc sư thêm gay gắt. “Hãy làm việc cho tốt nếu như bạn không muốn bị kiến trúc sư khác thế chân mình”- Câu nói mà Mark Taylor muốn gửi đến tất cả các kiến trúc sư trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay. Thực hiện đầu tư và xây dựng các công trình công cộng (trung tâm y tế, trường học…) đang được coi là một trong những dự án khả thi nhất. Tập đoàn SmithGroup mà bài báo đã nhắc đến ở trên đã xây dựng những bước đi đầu tiên của mình vào năm 1990 và tiếp tục giữ vững mức tăng trưởng trong thời kỳ kinh tế suy thoái hiện nay chính là do giữ vững được các hợp đồng với chính phủ, bao gồm việc thiết kế các công trình công cộng và cả việc thiết lập hệ thống an ninh cao.
Alan Hartley, Phó chủ tịch Stantec Vào cuối năm 2008, Cty Kiến trúc Stantec của Canada (xếp hạng 23) đã có một vị thế khá đặc biệt. Alan Hartley, Phó chủ tịch HĐQT đã dành hẳn một ngày để có cuộc nói chuyện thẳng thắn với các nhân viên trong Cty mình mặc dù Canada có thể xem là một trong những quốc gia đứng ngoài thảm họa của nền kinh tế toàn cầu. Ở đất nước này, tiền nợ của chính phủ thấp, các ngân hàng nội địa hoàn toàn ổn định khiến Canada có thể được coi là đứng ngoài cơn bão tài chính hiện tại. “So với các Cty đối tác của chúng tôi tại Mỹ, chúng tôi có vẻ đã rất may mắn” – ông Alan Hartley nói. 70% các hoạt động của Stantec ở Canada, trong đó, 2/3 khối lượng công việc là thực hiện các chính sách xây dựng công cộng. Dự án về sức khỏe và giáo dục cộng đồng của Cty sẽ vẫn tiếp tục trên khắp khu vực Bắc Mỹ do yêu cầu chung của cộng đồng về nâng cao dân số cũng như nhu cầu về học tập và làm việc. Hiện tại, các nhân viên của Stantec cảm thấy tương đối an tâm về công ăn việc làm của mình, mặc dù các doanh nghiệp Canada khác đang bắt đầu kiểm tra và xem xét về vấn đề nhân sự. Alan Hartley đặc biệt đề cao mối quan hệ lâu dài với các khách hàng lâu năm của Cty. Đối với Hartley, 90% thành công của Cty là do sự ủng hộ lâu dài của khách hàng. “Tôi phản đối ý kiến của ông Carl Roehling ở chỗ không thể xem nhẹ vai trò của quảng cáo và PR. Cty chúng tôi được gây dựng trên các mối quan hệ lâu dài và sự uy tín với khách hàng … Chúng tôi không mong muốn trở thành một đối tác của khách hàng, mà đơn thuần chỉ là phối hợp tốt với khách hàng để hoàn thành công việc một cách mỹ mãn nhất” ông nói.
Chris Johnson, Giám đốc quản lý khu vực Châu Âu & Trung Đông của Gensler Chris Johnson, Giám đốc quản lý khu vực Châu Âu và Trung Đông của Cty Gensler (xếp hạng 1 trong bảng xếp hạng) cũng hoàn toàn coi trọng vai trò của tiếp thị, quảng cáo và PR. Theo ông, trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái như hiện nay thì lại càng phải đề cao vai trò của công việc này. Đơn cử như khu vực Trung Đông, việc tạo dựng thương hiệu với những đặc điểm riêng biệt quyết định đến 75% sự thành công trong kinh doanh sản xuất và cạnh tranh thị trường cùng các doanh nghiệp khác. (Còn nữa) |
Thương hiệu là điều kiện sống còn
1
Bài trước