Trong hai ngày tổ chức tại Đà Nẵng (24-25/10), Hội thảo “Phát triển đô thị Hợp nhất – Hướng tới Thành phố xanh và bền vững tại Việt Nam” đã đưa ra nhiều vấn đề liên quan đến phát triển đô thị hiện nay, những thách thức của quá trình đô thị hóa, hướng phát triển đô thị xanh và bền vững trong tương lai, quy hoạch đô thị phải lồng ghép với biến đổi khí hậu (BĐKH)…
Các vấn đề này đã được các chuyên gia quy hoạch trong nước và quốc tế đã đưa ra thảo luận tại Hội thảo. Các ý kiến phản biện, đóng góp liên quan đến vấn đề trên của các tổ chức tạo tính đa chiều cho công tác đổi mới quy hoạch đô thị phù hợp hơn với thực tế hiện nay thích ứng với BĐKH.
Ông Đỗ Việt Chiến, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) đã đưa ra giải pháp xây dựng các thành phố (TP) xanh có khả năng chống chịu thiên tai tại Việt Nam. Các giải pháp tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản như xác định mô hình TP xanh có khả năng chống chịu thiên tai phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về phát triển đô thị. Lồng ghép các phương thức quy hoạch và quản lý đô thị sử dụng năng lượng hiệu quả, tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai. Nâng cao năng lực trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị phù hợp với yêu cầu mới.
Để xây dựng đô thị xanh và bền vững cần có sự đổi mới trong công tác lập quy hoạch hiện nay tại Việt Nam. Ông Ngô Trung Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị (Bộ Xây dựng) đã có quan điểm đó là: Phương pháp luận, lý thuyết quy hoạch đô thị (QHĐT) hiện nay vẫn kế thừa từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, nặng tính áp đặt từ trên xuống, chưa có sự tham gia của cộng đồng trong công tác lập quy hoạch không phù hợp với thực tế hiện nay. QHĐT cần đổi mới với cách tiếp cận đa ngành, đa chiều, con người là trọng tâm.
Quy hoạch không phải là công cụ của một cá nhân hay lợi ích nhóm vì vậy phương pháp Quy hoạch phải tạo ra sân chơi chung để các bên chia sẻ lợi ích, giải quyết mâu thuẫn. Cần tạo điều kiện tối đa để các bên liên quan tham gia vào quá trình hoạch định, xây dựng và phát triển đô thị. Xem xét các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị.
Hợp nhất vấn đề BĐKH vào QHĐT là một hướng phát triển mới hiện nay tại Việt Nam. Những công cụ cần thiết và phương pháp tiếp cận hiện nay đối với vấn đề này để áp dụng trong thực tiễn.
Bộ tiêu chí về TP bền vững về môi trường được TS Đỗ Nam Thắng nhằm xác định tính bền vững của môi trường trong quy hoạch phát triển đô thị. Giải quyết các vấn đề về môi trường như nước thải, chất thải, ô nhiễm khi quy hoạch xây dựng các đô thị. Các vấn đề này được giải quyết mới tạo môi trường sống bền vững cho các đô thị.
Bão, lũ kéo dài do ảnh hưởng của BĐKH đã thực tác động đến người dân, người dân tại Đà Nẵng đang thu dọn nhà bị tốc mái do bão số 11 vừa qua.
Ngập úng đô thị, chất thải, nước thải cũng là một vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch đô thị. PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây ) đưa ra ý kiến liên quan đến nước, BĐKH, ngập úng tác động đến các đô thị cũng như tác động đến cuộc sống người dân.
Tính tổn thương của các đô thị đối với BĐKH, đối tượng ảnh hưởng trực tiếp là người nghèo. Việc giảm mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng đô thị khác nhau tại Việt Nam.
Khả năng chống chịu của người dân trước BĐKH được các nhà nghiên cứu đưa ra để cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch có thêm những thông tin trong công tác lập quy hoạch xây dựng đô thị.
Sự chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép BĐKH vào quy hoạch đô thị Việt Nam của Ông Stephen Tyler PhD. Quy hoạch phát triển đô thị cần đáp ứng các điều kiện khí hậu trong tương lai chứ không phải điều kiện khí hậu trước đây. Tốc độ biến đổi khí hậu địa phương, sự thay đổi và bất ổn ngày càng tăng do BĐKH đem lại.
BĐKH đã thực sự tác động đến các đô thị của Việt Nam nhất là các đô thị tại Miền Trung. Ông Schweikhardt, Cố vấn trưởng của GIZ, cho rằng: Tác động của các hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu như cơn bão Nari xảy ra gần đây tại Đà Nẵng đã cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của việc lập quy hoạch toàn diện cho các khu vực đô thị dễ bị tổn thương.
Sau hội thảo các đại biểu đã có chuyến đi thực địa tại những địa điểm gắn với những biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu khác nhau. Qua đó thấy được tình trạng, ảnh hưởng, dễ bị tổn thương của dân cư đô thị để cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quy hoạch, nhà quản lý đô thị có cái nhìn mới hơn trong công tác quy hoạch phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
Ngọc Long (Báo Xây dựng)