trong đô thị, nhà mặt phố thuận lợi về giao thông, thương mại nhưng đồng thời lại chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm. nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt hơn mà còn có thể sinh lợi.
nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ khó thoát hiểm. có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây bên ngoài.
chiều rộng hẻm ổn định từ 3 m trở lên sẽ tốt cho việc lưu thông khí. đi từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà của hẻm. nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh đọng nước
khi xây nhà trong hẻm hoặc đường nội bộ khoảng 3 m, không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn ở đây hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể. sân trước, sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều ánh sáng mặt trời.
nhà nằm ở các đường quanh co, lượn cong sẽ rất bất lợi bởi các vị trí này luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, dòng khí lưu chuyển cũng không ổn định.
nên giảm bớt cửa sổ phía tây bởi hướng này phải hứng nhiều ánh sáng mặt trời gay gắt. việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở hướng tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời bảo đảm được sự thông thoáng tự nhiên.
nhà xây cao hơn các nhà xung quanh là không tốt. một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió bốn phía, sấm sét tập trung khi mưa dông và các tác động khác về môi trường sẽ khiến cho người cư ngụ không được thoải mái và an lành.
nhà ở dưới vách núi hay khe nước chảy sẽ dẫn đến tình trạng người sống bất an, đau ốm. những vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nước chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết… trong thực tế, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thường xuyên chịu bức xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp.
(theo sggp)