CNIT – Trung tâm Công nghiệp và Công nghệ mới

La Défense là một khu vực đô thị nằm ở ngoại ô thành phố Paris. Đây là khu phố văn phòng quan trọng bậc nhất châu Âu, với nhiều nhà chọc trời, tập trung những công ty lớn hàng đầu Pháp cũng như thế giới. Nằm ở Neuilly-sur-Seine thuộc Hauts-de-Seine, La Défense là điểm kéo dài của Axe historique được bắt đầu từ bảo tàng Louvre trong trung tâm Paris, tới đại lộ Champs-Élysées, Khải Hoàn Môn rồi thẳng đến Grande Arche.

trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-7

Năm 1958, Chính phủ Pháp cho thành lập cơ quan EPAD với mục đích xây dựng và quản lý La Défense. CNIT – Trung tâm công nghiệp và công nghệ mới, một trong những công trình ấn tượng đầu tiên được xây dựng tại La Défense. Thiết kế kiến trúc đầy táo bạo của nó đã gây kinh ngạc cho thế giới lúc bấy giờ. Với chiều cao 50 mét được xây dựng trên mặt bằng tam giác đều có cạnh 218 mét, công trình có thể bao phủ toàn bộ Quảng trường Concorde ở Paris.

mat-bang-tong-the-cnit-6

CNIT được thiết kế bởi ba kiến trúc sư Robert Camelot, Jean de mailly và Bernard Zehrfuss và được báo chí ưu ái với tên gọi “công trình thế kỷ“. Công trình được xây dựng và hoàn thành năm 1958 và đượcTổng thống Charles de Gaulle khánh thành nhân dịp Triển lãm hoa. 

mat-bang-tong-the-cnit

Một bản thiết kế quy hoạch được chính phủ phê chuẩn năm 1964. Các tòa nhà theo bản thiết kế đầu tiên này được gọi là thế hệ thứ nhất, tuân thủ quy chuẩn kích thước: chiều cao dưới 100 mét và diện tích dưới 30.000 m².

Concept

mat-bang-tong-the-cnit-2

 

CNIT là dự án đầu tiên được triển khai vào năm 1954 với sự tham gia của nhiều kiến trúc sư. Kiến trúc của nó tượng trưng cho sự trỗi dậy và hồi sinh của ngành công nghiệp Pháp.

mat-bang-tong-the-cnit-1

CNIT được thiết kế là một công trình triển lãm về máy móc, công cụ công nghiệp kết hợp các hoạt động dịch vụ kinh doanh như tổ hợp văn phòng , trung tâm hội nghị, nhà hàng, khách sạn…

Cải tạo

1978

Năm 1978, những người đứng đầu đã cho xây dựng một quảng trường rộng lớn cạnh tòa nhà CNIT và một ga tàu điện ngầm.

1988

Năm 1987, nó đã được cải tạo trùng tu triệt để theo xu hướng thời đại. Dự án cải tạo này được thực hiện bởi các kiến trúc sư Michel Andrault, Pierre PARAT, Ennio Torrieri và Bernard Lamy và giám đốc dự án Bernard Zerhfuss.

Trong khoảng thời gian 1988-1989, toàn bộ các không gian bên trong đã bị dỡ bỏ để cải tạo lại với diện tích lên đến 20.439 m² thay vì 9.290 m² như dự kiến ban đầu. Cơ cấu không gian được thay đổi khá nhiều và bổ sung thêm nhiều tính năng.

mat-bang-tong-the-cnit-3

Tầng hầm được cải tạo dành cho các không gian như hội trường lớn, triển lãm, hoạt động kinh doanh. Ngoài ra tại đây còn có một số cửa hàng cafe và ăn nhanh. Không gian này được thiết kế liên kết đến các ga tàu điện ngầm La Défense Grande Arche, xe bus, xe điện, taxi và có một bãi đậu xe tương đối lớn.

CNIT trở thành trung tâm hội nghị và triển lãm lớn nhất Châu Âu lúc bấy giờ. Tòa nhà có 3 rạp hát, 21 phòng đa năng, và hơn 17.000 m² mặt triển lãm.

2009

Dự án cải tạo tu sửa CNIT mới nhất đã được hoàn thành vào năm 2009 với thiết kế mở rộng không gian công cộng ở tầng trệt dành cho hoạt động kinh doanh. Trong lần cải tạo này, một số chi tiết trong dự án cải tạo 1988 đã được thay thế bằng những thiết kế hiện đại hơn, tuy nhiên phần lớn công trình có sự thay đổi không đáng kể.

mat-bang-tong-the-cnit-4

Kết cấu và vật liệu

Công trình là một trong những tòa nhà nổi bật nhất của kiến trúc hiện đại, được xây dựng bằng bê tông cốt thép với một thiết kế mái vỏ sò đầy sáng tạo được nâng đỡ bởi kết cấu khung sườn bên trong. Mái được cố định tại ba điểm cách nhau 218m (217.93m). Phần trung tâm mái có chiều cao khoảng 46m.

trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-5

Kỹ sư Nicolas Esquillan đã dựa trên kỹ thuật xây dựng hầm trong các công trình kiến trúc gothic để áp dụng vào kết cấu mái cho công trình. Mỗi một không gian được ngăn cách bởi các bức tường bê thông với vòm cung giúp hỗ trợ tải trọng công trình.

mat-bang-tong-the-cnit-5

Trong quá trình xây dựng công trình này, bê tông nhẹ là vật liệu cơ bản và quan trọng. Người ta tính toán các mẫu bê tông dùng cho công trình có sức chịu tải lên đến 430kg/cm2 so với sức chịu tải của bê-tông thông thường. 

Một số hình ảnh về CNIT

trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-2 trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-1 trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-6 trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-4 trung-tam-cong-nghiep-cong-nghe-moi-cnit-3

, , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *