Đền thờ Trần Khát Chân một di sản kiến trúc độc đáo

ðền thuộc làng trung (xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh lộc, tỉnh thanh hoá) thờ trần khát chân – một danh tướng thời trần. trước kia đền còn có tên là nghè hàng xã. ðây là ngôi đền có giá trị khá đặc biệt về kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc trang trí, một di sản kiến trúc hiếm gặp trong kho tàng kiến trúc dân gian truyền thống của người việt.
 
đền thờ trần khát chân một di sản kiến trúc độc đáo
ðền gồm hai hạng mục kiến trúc: tiền bái và ðại bái. bố cục mặt bằng của đền theo kiểu “tiền nhất hậu đinh”: tiền bái hình chữ nhất, tiếp đến là ðại bái hình chữ đinh. ðáng quan tâm là toà ðại bái, đây là kiến trúc gốc của ngôi đền, với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, còn tiền bái mới được dựng về sau (vào đời minh mạng thứ nhất – 1820), trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi tập trung vào công trình gốc này.
 
về kiến trúc:
ðại bái có hai toà: trung đường và hậu cung
 
trung đường: toà nhà này hình chữ nhật nằm ngang, gồm ba gian hai chái. bộ mái của ðại bái (và cả tiền tế) có kết cấu rất đặc biệt: gồm 2 vì nóc chính và 4 vì nóc phụ. ở phía ngoài hai đầu hồi được lẩy lên một xà nóc phụ nằm vuông góc với xà nóc chính tạo nên bộ mái bẩng, nhô bốn đầu hồi ra phía trước và phía sau khiến cho bờ nóc tạo thành hình chữ công (       ) theo kiểu nằm ngang – một dạng rất hiếm gặp trong kiến trúc dân gian truyền thống việt. các vì nóc gian giữa làm theo kiểu chồng rường với ba con rường chồng lên nhau, hai con rường trên đội nhau và tì lực lên con rường thứ ba (đồng thời cũng là quá giang). những rường này được chạm trổ kỹ các hình lá cách điệu có thân nổi rõ, như nhiều trang trí ở nơi khác đã xác định được niên đại vào thế kỷ 17. bốn bộ vì nóc phụ ở hai gian bên làm vuông góc với vì gian giữa, cũng làm theo kiểu chồng rường, các con rường này có một vài đao mác đã xác nhận chúng thuộc phong cách nghệ thuật thế kỷ 17.
 
như vậy, đây là kiến trúc có mái chữ công nằm ngang sớm nhất hiện còn mà chúng ta được biết hiện nay.
 
hậu cung : nối với trung đường qua hai kẻ xối. từ trên đầu hai cột quân của toà trung đường đỡ bộ vì chồng rường của hậu cung. vì này có ba con rường kết lại ở trong hai cột trốn. phía ngoài hai cột trốn ấy cũng tạo nên một cốn đơn giản tương ứng với hai khoảng hoành, tất cả đứng lực trên xà lớn nối hai đầu cột quân phía trong. những con rường này cũng được chạm rồng, đao mác, lân. giữa hai cột trốn gian giữa có ba con rường, đây  là những cấu kiện không gắn với kiến trúc hậu cung, nay được ghép thành một hệ thống trang trí bổ ô hộc phía trên với hình tượng ba hoa cúc cách điệu, hai lân chầu vào hoa cúc ở giữa. dưới đó là một xà nhỏ làm theo kiểu lợi chậu để ngăn cách một ván bưng chạm những hình vân xoắn và đao mác. chân của hai cột trốn đứng trên đấu vuông thót đáy nhô ra hai đầu rồng chạm tròn với những đao mác rõ rệt. trên mặt của chiếc đấu này nối hai cột quân để đội bộ vì nóc ngoài chạm nổi hai rồng chầu mặt trời đang bốc lửa theo kiểu hoa cúc. những đao mác trang trí trên các đầu rồng này khẳng định niên đại của nó là sản phẩm của nghệ thuật thế kỷ 17. vào phía trong, vì thứ nhất của hậu cung đã được thay thế bằng vì kèo trụ trốn (kết quả của một lần tu bổ vào thời nguyễn), chỉ còn quá giang có trang trí hình cá hoá rồng mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. các vì nóc thứ hai và thứ ba của hậu cung làm theo kiểu chồng rường đều được chạm khắc rất kỹ, kết hợp cùng với cốn và bẩy ở hai bên một cách nhuần nhuyễn.
 
 
đền thờ trần khát chân một di sản kiến trúc độc đáo
 
nghệ thuật trang trí
 
ngoài kết cấu kiến trúc có giá trị đặc biệt, đền thờ trần khát chân còn là một di tích có giá trị nghệ thuật cao, điểm nổi bật của nghệ thuật trang trí ở đây là dày đặc, hầu như không bỏ sót một khoảng trống nào. các đề tài chạm khắc mang đậm chất dân gian,  tập trung vào các hình tượng : linh vật, con người, biểu tượng tự nhiên và cây cỏ được thiêng hoá.
 
về linh vật, hình tượng rồng là đề tài trang trí chủ đạo ở toà ðại bái. rồng ở đây được trang trí khá nhiều và cách thể hiện cũng rất đa dạng.   chúng có mặt ở nhiều vị trí, trên đầu dư, kẻ xối, các cốn chồng rường, trụ đố…rồng thường được chạm nổi kết hợp với kênh bong với nhiều tư thế khác nhau. nhìn chung rồng đều có đặc điểm: đầu to, mặt ngắn và bè, mũi sư tử, mắt lồi đôi khi có điểm con ngươi, miệng loe rộng, môi dầy cong, răng kiểu răng người, râu ngắn, hình răng cưa đôi khi quăn ngược lên trên. rồng chủ yếu được đặc tả phần đầu (ít khi thể hiện toàn thân), bàn  tay người với bốn ngón,  thường đưa tay nắm đao hoặc rồng con, thân phủ nhiều đao mác và những vân xoắn đặc trưng của nghệ thuật thế kỷ 17.
 
bên cạnh những linh thú như phượng, lân, đền trần khát chân còn trang trí các con vật khác như hạc, chim, voi và thú nhỏ. ðặc biệt là những con thú nhỏ, chúng được chạm nhiều ở trung đường và hậu cung. những con thú này được tạo với các dáng vẻ khác nhau, thường trong tư thế leo trèo trên râu rồng, chầu rồng, hoặc lom khom như dáng người bò. ðiều đáng quan tâm ở những mảng chạm này là thú thường ngẩng mặt lên chầu rồng (thông thường vào thế kỷ 17 những con thú trong tư thế này hay ngoảnh mặt ra), đây là hiện tượng chúng ta cũng hiếm gặp  trong trang trí kiến trúc.
 
hình tượng con người cũng xuất hiện lác đác trên đôi ba mảng chạm. trên trương cửa gian giữa cột cái ngoài toà trung đường có hai đố dọc chạm hai tiên nữ  mặc váy, đeo yếm ngồi trên đầu rồng. các tiên nữ này có ngực nở, bụng thon, mặc váy, có dải lụa dài thắt nơ ở trước bụng, khuôn mặt được đặc tả với đầy đủ mắt, mũi, mồm và đều đeo hoa tai dài, mặt khá to so với tỷ lệ của thân. ở đầu đốc mái  phía bên trái trung đường, nhìn vào xà bên trong có hình  tượng người cưỡi rồng, bức chạm đã bị mục nhiều nhưng nhìn tổng thể chúng ta vẫn có thể nhận ra đó là sản phẩm của nghệ thuật cuối thế kỷ 17, gần gũi với phong cách nghệ thuật đời chính hoà.
 
 
cây cỏ cũng được chú ý trong trang trí đền trần khát chân, đặc biệt là hoa cúc, xuất hiện khá nhiều. có những mảng chạm hoa cúc đóng vai trò trung tâm để cho đôi lân chầu vào, như mảng chạm trang trí trên hệ thống ô hộc ở toà hậu cung. hoa cúc ở đây thường được cách điệu, biểu hiện cho nguồn phát sáng và kết hợp với những chiếc lá như chứa đựng một sự linh thiêng nào đó. ngoài ra, các loại cây khác như trúc, lá, quả thiêng…cũng góp mặt làm phong phú thêm cho nghệ thuật trang trí của đền.
 
những  con rường ở vì nóc gian giữa trung đường được chạm trổ kỹ những hình lá cách điệu, có thân nổi rõ được xác định niên đại vào nửa cuối thế kỷ 17. trên trụ trốn vì nách trước và sau gian bên bên trái trung đường chạm đặc kín một chùm lá thiêng rủ xuống mềm mại. kỹ thuật chạm nổi kết hợp với kênh bong đã tạo cho bức chạm mang nét tả thực rất sinh động. ðôi khi trên trụ trốn ở vì nách hậu cung còn chạm những bông hoa 4 hoặc 8 cánh.
 
các biểu tượng thiêng như vân xoắn, đao mác, mặt trời… xuất hiện khá dày đặc trong ngôi đền này. chúng có mặt trên hầu khắp các mảng chạm. vân xoắn thường làm gốc cho đao mác bay ra, những chiếc đao này có đuôi vuốt nhọn, thân đao hơi mập và ngắn, giữa sống đao có đường chỉ chìm, mang phong cách nghệ thuật nửa cuối thế kỷ 17. phải chăng hiện tượng vân xoắn và đao mác trang trí dày đặc trong di tích như gắn với ước vọng cầu mưa, cầu mùa của người dân sở tại – một vùng mà nạn hạn hán thường xuyên đe dọa.
 
ngoài giá trị đặc biệt về kiến trúc và điêu khắc, trong đền còn lưu giữ được khá nhiều di vật có giá trị của thế kỷ 17 như: bài vị, sập thờ, hương án, phượng thờ, sắc phong… 
 
 
có thể nói đền thờ trần khát chân là một di sản kiến trúc độc đáo của người việt. ðây là một kiến trúc có kết cấu mái hình chữ công nằm ngang sớm nhất và rất hiếm gặp ở nước ta. toà ðại bái có kiến trúc và phong cách nghệ thuật trang trí thống nhất nhau giữa trung đường và hậu cung, điều đó đã cho phép chúng ta khẳng định dạng kiến trúc này vốn có từ thế kỷ 17, như vậy đây là một trong những di tích có hậu cung hoàn chỉnh sớm nhất ở nước ta. dựa vào những dấu tích hiện còn, chúng tôi nghĩ rằng di tích có hậu cung sớm nhất  là ở đình làng bảng môn (hoằng lộc – thanh hoá) và đến đây đã được hoàn chỉnh. ðây là một trong không nhiều ngôi đền còn mang đậm phong cách nghệ thuật thế kỷ 17 trên đất bắc. cùng với những ngôi đền khác cùng thời như đền gióng, đền và, đền ðộc cước, đền ðiềm giang… đền trần khát chân đã đóng góp những giá trị nhất định trong kho tàng kiến trúc dân gian truyền thống của người việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *