Đường dây 500KV Sơn La – Hòa Bình nguy cơ chậm tiến độ

trong khi cả nước đang đối mặt với vô vàn khó khăn do thiếu điện gây ra thì thông tin tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Sơn La sẽ chính thức vận hành vào cuối năm nay như một tín hiệu vui. Tuy nhiên, Dự án đường dây 500KV Sơn La – Hòa Bình truyền tải điện từ Nhà máy đến nơi tiêu thụ đang có nguy cơ chậm tiến độ, ảnh hưởng đến kế hoạch đóng điện vào tháng 8/2010 bởi rất nhiều khó khăn vướng mắc trong khâu GpMB.

Chồng chất khó khăn

Tuyến đường dây 500KV Sơn La – Hòa Bình đi qua 6 huyện của tỉnh Hòa Bình: Mai Châu, Tân Lạc, Cao phong, Yên Thủy, Tp. Hòa Bình và Lạc Sơn với 278 vị trí cột được triển khai thi công từ 3/11/2008. Đến nay công tác GpMB vẫn chưa thể hoàn thành do còn 62 hộ dân không chịu di dời.

Cao phong là huyện có đông số hộ không chịu di dời nhất. Toàn huyện có 28 hộ không nhận tiền bồi thường với lý do, khi thu hồi đất, Hội đồng bồi thường huyện chưa thực hiện thu hồi đất vườn liền kề của các hộ phải di chuyển. Bên cạnh đó, người dân phải tự tái định cư khiến cho việc GpMB gặp nhiều khó khăn. Chị Bùi Thị Hiệu, ở Bản Mu, xã Thung Lai, huyện Cao phong cho biết, gia đình chị có 3.632m2 được bồi thường với tổng số tiền 237 triệu đồng. “Gia đình tôi phải tự tìm mua đất để tái định cư, mà giá đất tại nơi mới rất cao, chỉ 200m2 đã mất gần 70 triệu đồng, vượt xa giá Nhà nước bồi thường  nên rất khó cho chúng tôi”, chị Hiệu nói.

Ông Lưu Xuân phú – phó giám đốc trung tâm tư vấn về đầu tư và thị trường BĐS, đơn vị tư vấn GpMB chia sẻ: Sở dĩ 20 hộ trong tổng số 38 hộ tại bản Mu chưa chấp nhận phương án GpMB là do 3 nguyên nhân: việc đo đạc chưa chính xác, đặc biệt đối với đất thổ cư; đơn giá bồi thường thấp so với thực tế; đối với hộ di chuyển khỏi thửa chưa thực hiện thu hồi phần đất còn lại ngoài phạm vi hành lang lưới điện.

Tại huyện Yên Thủy vẫn còn 12 hộ ở xã phú Lai không nhận kinh phí hỗ trợ san lấp (7 triệu đồng – pV) mà yêu cầu phải có mặt bằng san lấp mới nhận tiền bồi thường di dời; 5 hộ khác không nhận tiền do yêu cầu đền bù cây trên mộ, trong khi đơn giá đền bù cây trên mộ không nằm trong phương án bồi thường.

Đối với huyện Tân Lạc ngoài vướng mắc chính trong việc xác định mức giá bồi thường cây trồng trên mộ thì do đo vẽ thiếu, chi trả tiền không đúng chủ sử dụng do trích đo sai, chưa đồng ý đơn giá bồi thường nên còn vướng 9 hộ…

Tháo gỡ

trước nguy cơ chậm tiến độ Dự án,  ngày 31/5 Bộ Công Thương đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình. Theo đó, một gói giải pháp cụ thể, sát thực tiễn đã được đề xuất. Cụ thể, cần sớm có phương án bố trí tái định cư cho 9 hộ dân tại Tp Hòa Bình; khẩn trương tiến hành thu hồi đất liền kề và lập phương án bồi thường bổ sung đối với 28 hộ tại huyện Cao phong, tiến hành phê duyệt trước ngày 15/6; khẩn trương hoàn thành công tác tái định cư cho 12 hộ dân tại xã phú Lai nhằm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước 30/6, vận động các hộ dân chấp thuận cho đơn vị thi công kéo dây trong thời gian triển khai công tác san nền tái định cư; Sở Tài chính sớm phê duyệt đơn giá bồi thường hỗ trợ đối với cây trên mộ cho khoảng 163 hộ tại huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; Sở NN&pTNT khẩn trương hoàn tất thủ tục mở cửa rừng đoạn tuyến từ vị trí 354 đến 358 trên địa bàn huyện Mai Châu để đơn vị thi công tiến hành kéo dây…

Theo ông Quách Thế Hùng – phó chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, muốn dự án đảm bảo đúng tiến độ ngay lúc này cần dồn tổng lực để giải quyết triệt để những phát sinh vướng mắc nêu trên. Cụ thể, đối với những sai lệch trong quá trình đo đạc giữa hồ sơ và thực tiễn cần kịp thời bổ sung để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân. Những hộ có cây trên mộ cần sớm thực hiện chế độ hỗ trợ bồi thường di chuyển theo mức hỗ trợ 1,4 triệu đồng/ngôi. trước thực tiễn số hộ nằm trong vùng ảnh hưởng khi đường dây đi qua nhiều hơn so với dự kiến nên khẩn trương lập dự án khu tái định cư cho các hộ dân tại huyện Cao phong, Yên Thủy và Tp Hòa Bình…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *