Hồ treo trên núi đá

lên cao nguyên đồng văn (hà giang), chúng tôi đi trên cung đường uốn lượn như dải lụa mềm mảnh mai chém ngang vào vách đá cheo leo. dưới ánh nắng mặt trời, ánh lên một màu xanh biếc lấp lánh như ngọc giữa trập trùng núi đá. mây trắng dịu dàng rủ nhau về trìu mến vây quanh những chiếc hồ nước treo tạo nên vẻ đẹp huyền diệu!
 
hồ treo trên núi đá
nhờ có hồ, bà con vùng cao hà giang đã có nước dùng trong 4 tháng mùa khô.
 
mong ngóng từng giọt nước
 
anh nguyễn mạnh thắng – cán bộ văn phòng thống kê xã tà lủng, huyện đồng văn dẫn chúng tôi ra “mục sở thị” việc xây dựng chiếc hồ treo ngay sát đường đi vào xã còn ngổn ngang vật liệu. chỉ tay xuống lòng hồ đang trắng xoá bột đá vôi, anh cho biết: “để có thể tạo được một khoảng rộng lòng hồ với chiều sâu như thế này, người ta phải tích cực phá đá trong hơn hai tháng. đấy là còn dùng mìn phá đá, sau đó dùng xà beng nậy từng viên đá nhỏ vỡ ra khỏi khối đá tảng chứ dùng sức người như thời cổ đại thì không biết đến bao giờ mới xong”.
 

* năm 2007, thủ tướng chính phủ nguyễn tấn dũng đồng ý cho xây dựng 30 chiếc hồ chứa nước sinh hoạt phục vụ đồng bào 4 huyện vùng cao phía bắc hà giang.
* ngày 10/8/2008, bộ trưởng bộ xây dựng nguyễn hồng quân lên hà giang thăm công trình hồ treo.
* các hồ có sức chứa từ 3 – 15 nghìn m3, cung cấp nước cho khoảng 54 nghìn người trong 4 tháng mùa khô.

hồ chứa nước xà lủng chỉ là 1 trong 30 chiếc hồ trong dự án xây dựng hồ chứa nước sinh hoạt cho đồng bào tại cao nguyên đồng văn. hồ được thiết kế xây dựng bằng bê tông cốt thép, với một hệ thống gom nước từ nguồn vào hồ gồm: mó nước –  kiểu hố thu nước hai ngăn, chiều dài 4m; rãnh thu nước xây bằng đá dày thành kênh 30cm, mặt cắt hình thang và đường ống dẫn nước từ mó nước vào hồ chứa bằng ống thép f100. khi xây xong hồ có diện tích đáy 901m2, mặt hồ là 1.360m2 với chiều sâu lớn nhất 3,7m. hồ chứa được 4.200m3 nước có tường rào sắt cao 2m bao quanh với cổng sắt được khoá cẩn thận. chìa khoá giao cho chủ tịch xã giữ. hồ chỉ mở hoặc vận hành bơm nước lên bể nhỏ cho đồng bào dùng vào mùa khô.

cách thiết kế này phù hợp với những nơi có nguồn nước rỉ ra tí tách từ lòng đá vào mùa đông. còn những nơi không có nguồn nước mà chỉ trơ trọi đá núi hoặc nơi đông dân cư người ta thiết kế thêm đập dâng để ngăn nước mưa chảy từ trên núi xuống, dẫn vào bể lọc hai lần cho sạch rồi mới dẫn vào hồ chứa. hồ ở những nơi này thường được thiết kế to, rộng hơn để có thể tích trữ được nhiều nước. ví dụ như hồ chứa nước há búa đa thuộc xã thài phìn tủng (đồng văn) vừa xây xong có diện tích mặt hồ 4.300m2 với tổng dung tích 10 nghìn m3. hay hồ chứa sảng pẻ ở thị trấn mèo vạc với độ sâu 4m, tổng dung lượng nước là 150 nghìn m3. để xây dựng những chiếc hồ này, phải san mặt bằng, xây các hạng mục đào móng lòng hồ, đổ bê tông cốt thép thành và đáy hồ. vì ở trên núi cao chênh vênh nên người ta đặt tên là “hồ treo”. những hồ này có rất nhiều tiện ích, được xây tại những nơi đông dân cư và gần đường đi lại nên thu hút sự quan tâm đặc biệt của đồng bào. họ thường đến nơi xây dựng hồ theo dõi, mong ngóng việc hoàn thành dự án từng ngày như mong từng giọt nước mùa khô để thoả cơn khát vẫn đeo bám trên cao nguyên đá từ ngàn đời nay.

 
đã có nước rửa rau
 
đó là niềm vui sướng và cũng là tâm sự rất thật của chị ly thị mỷ – người dân tộc mông  ở xã tà lủng. là người bản địa nên chị hiểu hơn ai hết nỗi khổ thiếu nước vào mùa khô của đồng bào dân tộc nơi đây. gia đình chị có 7 người, cùng một đàn lợn và 4 con bò vào mùa khô cũng chỉ cắt cử một người đi địu được 6 can loại 20 lít nước ở xa cách 7 – 8 cây số về dùng là đã mất cả ngày. chỉ những gia đình buôn bán mới dám mua nước về dùng. nhiều khi nước hiếm người phải nhịn nước để cho bò uống. vệ sinh cá nhân và nấu ăn lại theo kiểu truyền thống. sóng váy mèo lại phơi trên những triền đá thay cho việc giặt giũ, còn rau ngắt trên nương về thì rũ đất cho sạch rồi cho vào nồi nấu canh. nếu xây xong hồ chứa nước thì những tháng mùa khô người dân sẽ có nước sinh hoạt nên ai cũng mong công trình chóng hoàn thành.
 
anh giàng xía chỏ, cán bộ văn phòng thống kê xã thài phìn tủng – nơi vừa khánh thành hồ chứa nước há búa đa rất vui vì từ đây mỗi khi mùa khô về, xã không còn phải làm công văn xin huyện hỗ trợ nước bằng xe téc cho bà con nữa. đồng bào cũng không phải đi bộ gần 25 cây số đường đèo dốc để lấy nước. gia đình của những cán bộ, giáo viên cũng đỡ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ cho việc mua nước. vì có dùng tiết kiệm lắm thì một người cũng phải tới 10 lít nước/ngày, mà mỗi can 20 lít nước anh phải mua tới 6 nghìn. anh nhẩm tính “nếu bán nước sinh hoạt thì hồ này một năm cũng thu về 3 tỷ đồng. như vậy chỉ cần hai năm là thu lại vốn đầu tư. nhưng đây lại là hồ chứa nước sinh hoạt không thu tiền cho đồng bào. nhà nước mình tính giỏi và tốt quá”.
 
chương trình “một mái nhà, một bể nước và một con bò” ở nơi đây đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc bình ổn cuộc sống của bà con và phát triển kinh tế vùng cao. nhiều gia đình đồng bào đã có xe máy để đi làm nương. quyết định xây dựng 30 hồ chứa nước phục vụ sinh hoạt cho đồng bào thuộc các xã khó khăn về nước là một quyết định không những đáp ứng lòng mong mỏi của người dân mà còn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế – xã hội và du lịch của vùng núi đá hùng vĩ này. qua đó thiết thực giúp đồng bào miền núi mau chóng tiến kịp miền xuôi. đâu đây vang lên tiếng hát hồn nhiên của con em đồng bào dân tộc từ những ngôi trường khang trang nép trong sương sớm ban mai như còn đọng mãi nơi núi đá trập trùng. “…ta từ đây ấm no/ bản mèo vui trong tiếng cười/ người mèo ơn đảng suốt đời…” (bài hát người mèo ơn đảng).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *