Mối lương duyên ngàn kiếp giữa “Kiến trúc và Chữa lành”

Healing và chữa lành là 2 từ được Gen Z sử dụng ngập tràn trên các trang mạng xã hội trong khoảng thời gian trở lại đây. Chữa lành không đơn thuần là hành động, đó là trạng thái của tâm thức, vạn vật. Và kiến trúc cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Gốc rễ của “Chữa lành”

Trước đây, “Chữa lành” chỉ việc phục hồi sức khỏe sau bệnh tật hay tổn thương thể chất. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện đại, “chữa lành” đã được mở rộng để bao hàm cả việc duy trì và cải thiện sức khỏe tinh thần, cảm xúc và thậm chí là xã hội. Việc này đòi hỏi chúng ta phải hiểu sâu hơn về những gốc rễ của quá trình chữa lành và cách nó tương tác với mọi khía cạnh của cuộc sống.

Theo từ điển Hán Việt, “chữa” (治) có nghĩa là điều trị, làm cho khỏi bệnh, và “lành” (癒) có nghĩa là hồi phục, khỏi bệnh. Khi ghép lại, “chữa lành” (治癒) mang ý nghĩa là quá trình điều trị để hồi phục, làm cho khỏi bệnh.

Theo từ điển Oxford, chữa lành được định nghĩa là “làm cho hoặc trở nên lành lặn hoặc khỏe mạnh trở lại”. Từ điển Merriam-Webster cũng đưa ra định nghĩa tương tự: “làm cho không bị thương hoặc bệnh, làm cho lành lặn hoặc toàn vẹn”.

chữa lành là gì
“Chữa lành” là duy trì và cải thiện sức khỏe tinh thần

Như vậy, “chữa lành” trong nghĩa rộng không chỉ dừng lại ở việc điều trị bệnh tật. Đó là một hành trình tìm kiếm sự cân bằng, hòa hợp giữa thể chất và tinh thần, giữa con người và môi trường xung quanh. Hiểu được gốc rễ của quá trình này giúp chúng ta xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, khỏe mạnh hơn, và hạnh phúc hơn.

Sợi dây gắn kết “Kiến trúc và Chữa lành”

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường sống có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người. Một không gian sống thiết kế tinh tế, mang lại sự thoải mái và tiện nghi, giúp con người hồi phục sau những tổn thương về thể chất, đồng thời hỗ trợ quá trình chữa lành về mặt tinh thần.

Liệu pháp môi trường, hay còn gọi là “biophilic design”, là một ví dụ điển hình về cách kiến trúc có thể đóng góp vào quá trình chữa lành. Thiết kế này sử dụng các yếu tố tự nhiên như cây xanh, ánh sáng mặt trời, và nước để tạo ra môi trường sống gần gũi với thiên nhiên, giúp con người cảm thấy thư giãn và giảm bớt căng thẳng.

Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự tiện nghi, song song với đó có tác động tích cực đến phương diện sức khỏe tâm lý. Việc tận dụng ánh sáng mặt trời trong thiết kế kiến trúc giúp điều chỉnh nhịp sinh học, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Ánh sáng tự nhiên còn thúc đẩy sản xuất vitamin D, giúp cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến thiếu hụt ánh sáng. Những không gian tràn ngập ánh sáng tự nhiên tạo cảm giác rộng rãi, thoáng đãng và mang lại sự sống động cho môi trường sống.

chữa lành kiến trúc
Môi trường sống có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người

Không gian xanh

Tích hợp không gian xanh và thiên nhiên vào thiết kế kiến trúc tạo ra môi trường sống tiện nghi, cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi và cải thiện sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, sự hiện diện của cây xanh và các yếu tố tự nhiên có thể giảm bớt căng thẳng, cải thiện tập trung và tăng cường cảm giác hạnh phúc. Những khu vườn trên cao, sân vườn trong nhà và công viên xanh trong các khu đô thị là những ví dụ điển hình cho thấy sự quan trọng của không gian xanh trong việc chữa lành và duy trì sức khỏe tổng thể.

Chất lượng không khí

Chất lượng không khí là một yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình thiết kế kiến trúc. Thông gió tốt và việc sử dụng các vật liệu an toàn giúp duy trì không khí trong lành, giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe tổng thể. Hệ thống thông gió hiệu quả và các vật liệu xây dựng không chứa các hóa chất độc hại tạo ra môi trường sống lành mạnh, giúp ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp và các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.

Tiếng ồn và âm thanh

Để chữa lành tâm hồn, không thể thiếu một không gian yên tĩnh, tự tại. Tiếng ồn đô thị có thể gây ra căng thẳng, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Sử dụng các vật liệu cách âm và thiết kế các không gian riêng tư, yên tĩnh giúp tăng cường sự tập trung và thư giãn, mang lại sự bình yên cho cư dân.

chữa lành kiến trúc
Chất lượng không khí là yếu tố không thể bỏ qua trong thiết kế kiến trúc

Việc áp dụng các nguyên tắc chữa lành trong kiến trúc thực chất là một sự tiếp nối tự nhiên của việc đảm bảo an toàn và tiện nghi. Thay vì mặc định đây là một khái niệm mới hoặc độc lập, chúng ta có thể hiểu rằng chữa lành đơn giản là cách để nhấn mạnh và mở rộng các yếu tố tiện nghi trong kiến trúc, đảm bảo kiến tạo một môi trường sống an toàn, hỗ trợ tối đa cho sức khỏe và hạnh phúc của con người.

Thực thất, chữa lành chưa bao giờ là một giải pháp hay xu hướng. Nó tồn tại sâu trong tâm thức của mỗi cá thể, linh hồn, ở mọi thời điểm, và không có biên giới. Việc thực thi chữa lành là quá trình dài hạn và đa chiều, nơi con người nhìn nhận và chiêm nghiệm lại bản thân, cũng như thế giới xung quanh.

Dạo gần đây, các vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm mãnh liệt. Ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay các vụ hỏa hoạn đau thương là minh chứng rõ rệt nhất cho việc đã đến lúc cần chữa lành cho trái đất. Đây là trách nhiệm của các KTS, và cũng là của tất cả chúng ta. Kiến trúc dường như đã trở thành cầu nối giúp con người không chỉ sống mà còn sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.

Muốn chữa lành cho trái đất thì trước hết cần chữa lành tâm của con người

Võ Trọng nghĩa là một trong những KTS đi đầu trong xu hướng chữa lành của ngành kiến trúc Việt Nam. Trong hành trình tìm kiếm sự bình an và giải thoát khỏi những bất an nội tại, KTS Võ Trọng Nghĩa đã khám phá ra một mối liên hệ sâu sắc giữa tâm trạng cá nhân và sự tác động lên môi trường xung quanh. Sự tương tác này không chỉ nằm trong khuôn khổ cá nhân mà còn mở rộng ra toàn xã hội, tác động đến chính hành tinh mà chúng ta đang sống.

thiền định
Võ Trọng nghĩa là một trong những KTS đi đầu trong xu hướng chữa lành của ngành kiến trúc Việt Nam

Võ Trọng Nghĩa chia sẻ rằng, trước khi tìm đến thiền, ông đã trải qua những giai đoạn đau khổ và nóng giận tột độ. Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm sự bình an thông qua nhiều phương pháp như đọc sách, nghe nhạc và nghe giảng pháp, nhưng tâm trí ông vẫn luôn bị quấy rầy bởi những cơn giận dữ và bất an. Đỉnh điểm của sự căng thẳng này đã thúc đẩy ông đến Thiền viện Pa-Auk tại Myanmar, nơi ông dành khoảng 1.000 ngày để tu tập thiền định.

Việc tu tập tại thiền viện đã giúp Võ Trọng Nghĩa giảm thiểu rõ rệt những triệu chứng nóng giận và tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn. Khi rời khỏi Thiền viện Pa-Auk, ông có khả năng nhẫn chịu và vượt qua nghịch cảnh một cách bình tĩnh và kiên nhẫn hơn. Từ đó, ông bắt đầu chia sẻ những bài học thiền định với những ai quan tâm, giúp họ từng bước vượt qua lo âu, trầm cảm và rối loạn tâm lý.

Ông Nghĩa nhận ra rằng, để chữa lành cho trái đất, trước hết chúng ta cần chữa lành tâm hồn của con người. Tâm trạng bất an, lo sợ và những dòng suy nghĩ tán loạn vừa làm giảm năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống, đồng thời cũng dẫn đến những hành động cực đoan ở quy mô lớn như xung đột, chiến tranh và khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức.

Khi tâm hồn con người an yên, khi chúng ta sống với lòng từ bi, hỷ xả, chúng ta sẽ “trổ” lòng yêu thương sâu sắc với muôn loài và với chính trái đất. Nhận thức này giúp Võ Trọng Nghĩa chữa lành chính mình, từ đó truyền cảm hứng để ông tạo ra những công trình kiến trúc xanh, có chiều sâu và bền vững.

KTS Võ Trọng Nghĩa
Để chữa lành cho trái đất, trước hết chúng ta cần chữa lành tâm hồn của con người

Thiền định và chánh niệm, từ đó, trở thành những công cụ mạnh mẽ giúp con người vượt qua những căng thẳng, lo âu và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Võ Trọng Nghĩa đã biến trải nghiệm cá nhân của mình thành một sứ mệnh cộng đồng, giúp đỡ những người khác thoát khỏi những khó khăn tâm lý và tìm thấy sự bình an trong tâm hồn.

Việc chữa lành trái đất không thể tách rời khỏi việc chữa lành tâm hồn con người. Những hành động nhỏ như thực hành thiền, sống chánh niệm và xây dựng các công trình thân thiện với môi trường đều góp phần vào việc bảo vệ và duy trì sức khỏe của hành tinh chúng ta. Khi mỗi người đều tìm thấy sự an yên trong tâm hồn, họ sẽ hành động với lòng từ bi và trách nhiệm, từ đó tạo ra một thế giới hòa bình và bền vững hơn.

Kiến trúc xanh

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, con người phải đối mặt với những thách thức to lớn do hậu quả của việc tàn phá môi trường, sử dụng tài nguyên bừa bãi và tiêu thụ năng lượng một cách lãng phí. Hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán và cháy rừng ngày càng trở nên phổ biến và tàn phá khốc liệt. Trước tình hình này, kiến trúc xanh nổi lên như một xu hướng tất yếu, không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần chữa lành cho cả con người và hành tinh.

kiến trúc xanh
Kiến trúc xanh nổi lên như một xu hướng tất yếu

Kiến trúc xanh không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường hay thiết kế các công trình tiết kiệm năng lượng. Đó còn là việc tạo ra các không gian sống hài hòa với thiên nhiên, mang lại cảm giác thư thái và giảm căng thẳng cho cư dân. Trong các thành phố lớn, sự đô thị hóa quá nhanh chóng, mật độ phương tiện giao thông dày đặc, cùng với sự hạn chế của các khu vực cây xanh, đã làm cuộc sống của con người trở nên ngột ngạt. Những tòa nhà bê tông cao tầng, đường phố chật hẹp làm gia tăng ô nhiễm và tách rời con người khỏi thiên nhiên, dẫn đến sự gia tăng các bệnh lý về tâm lý.

Các công trình kiến trúc xanh, với không gian mở, tích hợp cây xanh và các yếu tố thiên nhiên, đóng vai trò quan trọng trong việc “hóa giải” những căng thẳng đô thị này. Những khu vườn trên cao, hành lang cây xanh, và các khu vực sinh hoạt ngoài trời.

kiến trúc chữa lành
Các công trình kiến trúc xanh đóng vai trò quan trọng trong việc “hóa giải” những căng thẳng đô thị

Các công trình xanh có khả năng điều hòa nhiệt độ, giảm tiếng ồn và cải thiện chất lượng không khí. Hệ thống cây xanh và các yếu tố nước trong các công trình này giúp hấp thụ khí CO2, cung cấp oxy và làm sạch không khí.

Võ Trọng Nghĩa cũng như nhiều KTS khác, đã tìm đến kiến trúc xanh không chỉ vì trách nhiệm với môi trường mà còn vì mong muốn góp phần chữa lành những tổn thương về tâm lý và thể chất cho con người. Những công trình gần gũi với thiên nhiên mà ông thiết kế vừa là biểu tượng của sự bền vững cũng là nơi mà con người có thể tìm thấy sự bình yên và thoải mái.

Kiến trúc xanh với sứ mệnh chữa lành cho cả con người và trái đất, đang trở thành một xu hướng không thể bỏ qua. Đó là một hành động đầy trách nhiệm và nhân văn. Khi mỗi công trình xanh mọc lên góp phần tạo dựng một tương lai bền vững và hạnh phúc hơn cho thế hệ hôm nay và mai sau.