Nghịch cảnh xuất – nhập khẩu lao động

cơn bão tài chính thế giới đã tàn phá nền kinh tế các nước, từ hoa kỳ đến châu âu, châu á… điều này đã dẫn đến các dn mỹ phải cắt giảm hơn nửa triệu việc làm trong tháng 11 (là đợt cắt giảm nhiều nhất trong 34 năm qua). và từ đó lan ra thị trường lao động (lđ) ở các nước cũng đều cắt giảm lđ, thậm chí có dn phải ngưng tiếp nhận hoàn toàn. bức tranh ảm đạm của thị trường lđ việt nam cũng như việc xuất khẩu lđ từ nửa cuối 2008 đã làm cho các dn đi vào bế tắc. tổ chức lao động quốc tế đã dự báo, năm 2009 toàn thế giới sẽ giảm khoảng 210 triệu chỗ làm, đặc biệt trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo, dịch vụ.

loay hoay với xuất khẩu

mặc dù bộ lđtb&xh đưa ra con số xuất khẩu lđ năm 2008 đạt 85 nghìn người, nhưng theo phản ánh của giới dn, nhu cầu tiếp nhận lđ việt nam của các đối tác nước ngoài từ nửa cuối năm 2008 đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. ngay tại malaysia – nơi tiếp nhận nhiều nhất lđ việt nam với khoảng 30 nghìn người mỗi năm, thì từ nửa năm nay cũng chỉ nhận hơn 7 nghìn người. tại thị trường đài loan, hiện 81 nghìn lđ việt nam cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc làm do nhiều dn sản xuất ngưng trệ. nhu cầu lđ đang và sẽ tiếp tục giảm ở một số thị trường truyền thống khác như nhật bản, hàn quốc… các thị trường mới ở trung đông hiện cũng bị thu hẹp do giá dầu giảm mạnh khiến các công trình đầu tư xây dựng tiếp nhận nhiều lđ việt nam buộc phải giãn tiến độ. mới đây nhất, qatar đã ngưng việc cấp mới visa cho lđ việt nam và không gia hạn hợp đồng lđ cho hàng ngàn người đang làm việc ở nước này. tại séc, hàng ngàn lđ việt nam đang làm thủ tục cũng lâm vào cảnh khốn khó do chính phủ nước này vừa quyết định tạm ngừng cấp visa cho công dân việt nam.

tuy nhiên, năm 2009 việt nam vẫn đề ra mục tiêu xuất khẩu 90 nghìn lao động. điều này được thứ trưởng bộ lđtb&xh nguyễn thanh hòa phát biểu rất lạc quan tại hội nghị tổng kết năm 2008 của toàn ngành hôm 15/12 vừa qua rằng: thị trường lao động châu á không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng tài chính. bộ vẫn xác định thị trường phù hợp nhất đối với lđ việt nam là các thị trường truyền thống như: đài loan, nhật bản, hàn quốc, malaysia, trung đông… đặc biệt, thị trường đài loan năm 2009 sẽ có nhu cầu rất lớn lđ và một số thị trường yêu cầu lđ chất lượng cao là châu âu thì việt nam cũng có khả năng đáp ứng. nhưng theo các chuyên gia kinh tế, năm 2009 cơn bão tài chính vẫn tiếp tục hoành hành trên thế giới, buộc các dn phải cắt giảm lđ để không bị phá sản. do vậy cũng chưa thể vội lạc quan mà phải tìm mọi biện pháp xuất khẩu nhiều lđ mà cốt lõi nhất là việc đào tạo tay nghề, ngoại ngữ… cho người lđ để khi có cơ hội sẽ đáp ứng được ngay.

và nghịch cảnh

mỗi năm lại thêm hơn 1 triệu người đến tuổi lđ cần chỗ làm việc mới, cộng với số lđ bị thất nghiệp từ các năm trước chuyển sang, số lđ nông thôn bị thu hồi đất, lđ dôi dư do sắp xếp lại dnnn… ước tính giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 8 triệu người có nhu cầu việc làm. trong khi sức ép lớn về giải quyết việc làm ở trong nước và việc xuất khẩu lđ gặp nhiều khó khăn như vậy thì làn sóng nhập khẩu lđ nước ngoài vào việt nam với số lượng ngày càng tăng. theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 90 nghìn người nước ngoài đang làm việc tại việt nam, trong đó khoảng 5 nghìn người châu phi, trung đông, chủ yếu là lđ phổ thông. họ làm đủ thứ nghề, từ thu gom hàng giày da, may mặc giá rẻ đến thợ phụ xây dựng, bốc vác… tp.hcm là nơi thu hút nhiều nhất lđ châu phi và trung đông. không chỉ lđ trình độ cao, chuyên gia, kỹ sư theo dự án đến việt nam làm việc mà lđ phổ thông các nước cũng bắt đầu nhắm đến việt nam. điều này làm cho thị trường lđ trong nước vốn nhỏ hẹp nay lại phải chia phần cho lđ nước ngoài. do vậy, các đơn vị đào tạo nghề phải nhìn nhận việc “xâm nhập” của lđ ngoại là một thách thức lớn để gấp rút hoàn thiện chương trình đào tạo, cung cấp kịp thời cho thị trường nguồn lđ có chất lượng, kỹ thuật.

hiện thị trường lđ việt nam đang diễn ra một nghịch cảnh đáng buồn là trong lúc việt nam đang loay hoay tìm đường xuất khẩu lđ thì vẫn phải nhập khẩu lđ một cách bất đắc dĩ như vậy. bởi vì nhu cầu về lđ có tay nghề của dn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) rất lớn mà việt nam không đáp ứng được, nên buộc họ phải “nhập ngoại” để đảm bảo sản xuất. và từ năm 2009 này nhu cầu về lđ của các dn fdi sẽ càng tăng theo cùng với số vốn mà họ đã đăng ký hơn 60 tỷ usd đầu tư vào vào việt nam trong năm 2008 và số vốn sẽ tiếp tục gia tăng mới.

như vậy, bước vào năm 2009 thị trường lđ việt nam sẽ gặp đầy khó khăn, thách thức. người lđ vừa phải đối mặt với cơn bão tài chính thế giới, vừa phải cạnh tranh quyết liệt với lực lượng lđ nhập ngoại để giành thị phần lđ trong nước cũng như ở ngoài nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *