Xuất khẩu lao động ngành Xây dựng: Vẫn là tiềm năng

với trên 60 ngàn lao động đi làm việc tại hơn 30 nước khác nhau trong nhiều năm qua, vinaconex đang đứng đầu các dn ngành xây dựng về xuất khẩu lao động (xklđ). vinaconex đã xây dựng một chiến lược dài hơi, đổi mới tư duy, phương pháp trong công tác tuyển chọn và xklđ. sau khi được tuyển dụng hoặc lựa chọn, nlđ phải trải qua các khoá đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, được phổ biến về chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, phong tục tập quán của nước sở tại và văn hoá dn vinaconex. kinh nghiệm cho thấy giai đoạn đào tạo này có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và sự thích ứng của lđxk. thông qua quá trình đào tạo, nlđ được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi bước vào làm việc ở một môi trường mới, giúp họ hình thành tác phong công nghiệp và lòng tự tin trong công việc. việc quản lý lực lượng lao động ở nước ngoài được giao cho các văn phòng đại diện hoặc  tổng đội xây dựng của vinaconex tại nước đó. sau khi kết thúc thời hạn lao động, số lao động này được vinaconex tạo điều kiện tiếp nhận, bố trí cho các đơn vị thành viên theo nhu cầu của các đơn vị để tiếp tục sử dụng.

xuất khẩu lao động ngành xây dựng: vẫn là tiềm năng
cán bộ simco sông đà căn dặn lao động đi nga trước giờ lên đường. ảnh: tất lộc

thực tế cho thấy, việc sử dụng lực lượng lao động đã qua xuất khẩu đem lại hiệu quả rất lớn do họ đã hình thành tác phong, ý thức làm việc chuyên nghiệp sau thời gian dài làm việc tại các nước công nghiệp phát triển. trong công tác đào tạo phục vụ lĩnh vực xklđ, ngoài việc trang bị thêm máy móc ở các trung tâm đào tạo, vinaconex mạnh dạn sử dụng những lao động có tay nghề cao, đã từng làm việc ở nước ngoài để hướng dẫn, bồi dưỡng tay nghề cho những lđ mới trước khi xuất khẩu. qua các đợt tuyển chọn khắt khe của đối tác nước ngoài 95% tổng số lđ được đào tạo của vinaconex đáp ứng yêu cầu là con số thuyết phục minh chứng cho hiệu quả của công tác đào tạo.

tuy nhiên, trong số 13 đơn vị được cấp phép xklđ của ngành xây dựng thì cùng với vinaconex chỉ có 2 đơn vị nữa là tcty sông đà và constrexim hoạt động hiệu quả hơn, số lượng lao động đưa đi nhiều, đa dạng ngành nghề và đa dạng thị trường. các dn còn lại vẫn chỉ tập trung vào xuất khẩu lđ nữ giúp việc gia đình, khán hộ công ở đài loan và lđ không nghề đi malaysia. tính riêng trong hai năm gần đây, tcty sông đà xuất khẩu trên 5.500 lđ, chiếm gần 37%; tcty vinaconex xuất khẩu trên 2.400 lđ, chiếm 20%. về thị trường truyền thống khu vực đông nam á (lào, campuchia); khu vực đông bắc á (nhật bản, hàn quốc); khu vực châu phi (libia, angieri, angola); khu vực vùng vịnh (ảrập saudi, tiểu vương quốc ảrập thống nhất, li băng)… các đơn vị đã giữ vững mối quan hệ, mở rộng tiềm năng. đơn cử như, sau chuyến công tác của bộ trưởng bộ xây dựng sang thăm và làm việc với bộ trưởng bộ xây dựng và giao thông hàn quốc, những năm gần đây, hiệp hội xây dựng hàn quốc thường xuyên chọn và ký hợp đồng với tcty sông đà nhận hàng trăm lao động xây dựng sang làm việc tại hàn quốc với mức lương như lđ bản xứ. bên cạnh đó, các dn đã mạnh dạn mở rộng thị trường mới: khu vực đông nam á có malaysia dù thu nhập thấp, phong tục khắt khe nhưng nhu cầu lớn, đặc biệt là lao động làm công việc xây dựng; khu vực đông bắc á có đài loan là thị trường lớn cho lao động làm giúp việc gia đình và khán hộ công; khu vực bắc mỹ có ch palau, ch sip rất cần lao động nam có tay nghề như vận hành máy và thiết bị cơ giới xây dựng…

việc xklđ và chuyên gia ngành xây dựng đã thực hiện được mục tiêu giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao tay nghề, học tập tác phong và kỷ luật công nghiệp nhưng kết quả chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có đủ tác dụng thúc đẩy phân công lao động xã hội, xây dựng đội ngũ lđ cho cnh, hđh đất nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế như yêu cầu, mục tiêu đề ra. xklđ đã phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xhcn nhưng thị trường xklđ còn hạn chế. hình thức xklđ chưa thực hiện đa dạng hoá, chủ yếu là xuất khẩu theo hợp đồng lao động thuê nhân công trực tiếp giữa chủ sử dụng lđ và nlđ, trong khi đó mục tiêu của bộ xây dựng là xklđ chủ yếu theo hình thức nhận thầu phần công xây dựng công trình ở nước ngoài, tiến tới nhận thầu toàn bộ công trình ở nước ngoài. mặc dù bộ xây dựng đã cử nhiều đoàn công tác với đầy đủ thành viên gồm đại diện lãnh đạo bộ, lãnh đạo các tcty. nhưng chưa nhận thầu được công trình nào vì giá thầu bạn đưa ra quá thấp. cũng từ hạn chế thị trường nên những năm qua các đơn vị thuộc bộ không có hoạt động xuất khẩu chuyên gia mà mới chỉ xklđ, thậm chí lđ có tay nghề, lđ thuộc ngành xây dựng cũng chiếm tỷ lệ thấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *