Người Việt với những nhu cầu mới về văn hóa Tâm Linh

người việt với những nhu cầu mới về văn hóa tâm linhđã có thời kỳ người ta cho rằng kéo theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự “biến mất” của tín ngưỡng và tôn giáo. nhưng, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. khi kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về đời sống tâm linh, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng càng được coi trọng.
 
kinh tế phát triển tỷ lệ thuận với nhu cầu đời sống tâm linh
 
bằng chứng là trong thời gian gần đây, một loạt các điểm di tích được xây mới như thiền viện trúc lâm tại đà lạt, yên tử, quảng ninh, vĩnh phúc, chùa bái đính (ninh bình)…các công trình này đã đem lại những không gian sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng có sức thu hút lớn đối với người dân. bên cạnh đó, cũng không ít các di tích khác được đầu tư nhiều hơn bằng nguồn vốn của nhà nước, doanh nhân hay do người dân tự nguyện đóng góp.
 
nhờ sự phát triển của kinh tế, ngày nay, văn hóa truyền thống (đặc biệt là văn hóa tâm linh) đang được coi trọng, củng cố. đây là xu hướng chung ở nhiều nước chứ không riêng ở việt nam. có thể khẳng định điều này khi tham khảo cách duy trì văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa tín ngưỡng của người nhật bản. người nhật rất hiện đại nhưng cũng rất cẩn thận lưu giữ các di tích và điều này vô cùng quan trọng đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ, hướng cộng đồng dân cư xích lại gần nhau hơn.
 
hiện nay có ý kiến rằng lối sống của người việt nam đang bị phá vỡ, bon chen, nhốn nháo…vì thế, những nơi tâm linh là nơi đọng lại tâm hồn con người, giúp con người hướng thiện, sống tốt đẹp hơn.
 
xã hội hiện đại cần có những hạt nhân tinh thần chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh. bởi vậy tưởng như đời sống tâm linh, cơ sở tôn giáo bị mai một nhưng nay đã không bị dẹp bỏ mà còn phát triển hơn.
 
người việt với những nhu cầu mới về văn hóa tâm linh
chùa mới trùng tu đồng bằng sông cửu long
 
tuy nhiên, hiện đại thì rất hiện đại nhưng nó không thể đối chọi với việc lưu giữ mạng mạch, lưu giữ cái “hồn” của dân tộc.
 
các khu đô thị mới đang thiếu gì?
 
khoảng 10 năm trở lại đây, tại 2 thành phố lớn là hà nội và tp hồ chí minh xuất hiện nhiều các khu đô thị mới, các tòa chung cư cao tầng. đây là xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa. nhưng trong xu thế này, dường như chúng ta đã bỏ quên quy hoạch dành cho sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo.
 
nhiều chuyên gia cho rằng, bước chân tới khu trung hòa – nhân chính, hay khu mỹ đình mà giống như đang đi lạc tại new york. chỉ thấy những khối nhà cao chọc trời, những khối bê tông lạnh lùng. không có gì khác biệt, không có “hồn phách” việt nam ở đây. bởi thế mà người ta nói dân cư khu mỹ đình không thấy ký ức. nếu thấy một mái đình, một mái chùa thì lại là một câu chuyện khác. khi đó, con người sẽ thấy điểm quy tụ.
 
không gian kiến trúc mới thiếu đi nơi tâm linh như con người sống mà không có lịch sử, không có gì ghi nhận, không có gì tiếp nối, bứt người ta ra khỏi truyền thống, ra khỏi gốc gác. vì thế, có thể thấy, các nhà quy hoạch các khu đô thị mới đã có thiếu sót khi gần như không chú ý tới khía cạnh tâm linh. không có chỗ cho đền, chùa, nhà thờ, trong khi những nhu cầu này tưởng xa xôi nhưng rất gần với đời sống của con người.
 
bởi vậy, nên có chỗ cho các cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo ở những khu đô thị mới, đặc biệt là những khu đô thị mới có diện tích lớn để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người. có thể dựa trên các di tích vốn có hoặc xây mới các cơ sở thờ tự.
 
bên cạnh đó, với người nước ngoài tới việt nam sinh sống và làm ăn lâu dài, sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo cũng là một nhu cầu cấp thiết cần được đáp ứng. có như vậy, cộng đồng người hàn quốc, cộng đồng người nhật bản, doanh nhân phương tây…mới cảm thấy gắn bó với đất nước mà mình đang dừng chân. và có như vậy, họ mới an tâm làm ăn sinh sống tại nước sở tại mà không có tâm lý chụp giật.
 
những mâu thuẫn trong trùng tu, xây mới kiến trúc tôn giáo hiện nay?
 
không thể cầu toàn đến mức “không gian di tích hiện nay phải rộng rãi giống như trước đây”. trong thời kỳ đô thị hóa tấc đất tấc vàng, không gian của cơ sở sinh hoạt tôn giáo dễ bị thay đổi, từ nhiều công năng tích hợp lại thành nhỏ gọn cho phù hợp với con người hiện đại nên khó tránh khỏi việc làm mai một cái cũ. tuy nhiên sự thay đổi này là có thể chấp nhận được.
 
cũng có ý kiến cho rằng việc xây mới, tu bổ các công trình tôn giáo tín ngưỡng hiện nay đang diễn ra lộn xộn, nhất là về mặt kiến trúc. nhưng công bằng mà nói, hầu hết các công trình xây mới đều dựa vào kết cấu cơ bản, ở vị trí vốn có. nhìn tổng thể, có thể có những thay đổi nho nhỏ, có thể không có những chi tiết tỉ mỉ như trước đây, có thể những trang trí còn đơn giản…nhưng đó hoàn toàn là những điều có thể chấp nhận được bởi chúng ta cần phải chấp nhận kiến trúc tôn giáo được “làm mới” trên nền phát triển kinh tế. quan trọng hơn, công trình kiến trúc đó đáp ứng được nhu cầu của đời sống tâm linh.
 
định hướng cho những công trình xây mới không phải là việc dễ làm bởi lấy ví dụ ngay như ở thời nguyễn, các công trình kiến trúc tôn giáo ở 3 miền đã rất khác nhau. tuy nhiên, cơ quan quản lý về xây dựng, kiến trúc có thể đưa ra những mẫu kiến trúc tôn giáo để làm thước đo cho việc thiết kế xây mới như kiến trúc công trình tôn giáo thời nguyễn, thời lê, thời lý trần là như thế nào. dựa vào đó, tùy theo đặc điểm lịch sử của di tích, năng lực tài chính, nhân công mà nhà đầu tư cùng người dân lựa chọn mẫu cho phù hợp.
 
vấn đề chiều cao của các công trình tôn giáo tín ngưỡng mới cũng đang được đặt ra câu hỏi. đình chùa xưa có đặc điểm thấp (có thể là vì để phòng tránh thời tiết khắc nghiệt của miền bắc như lũ, bão, lốc…) tuy nhiên, ngày nay, với những vật liệu mới, bền vững hơn so với gỗ, đất nung (gạch ngói)…độ cao của các công trình thờ tự được điều chỉnh là hoàn toàn hợp lý. như vậy, xu hướng mới dù có nâng cao lên, xây lớn hơn nhưng không có nghĩa là phá đi ý nghĩa tâm linh của cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo.
 
về xu hướng mới được gọi là “trùng tu thích nghi”. trùng tu thích nghi tức là tập trung nhiều vào cơ sở hạ tầng, đường xá không gian xung quanh di tích nhiều hơn là tập trung vào chính di tích. đây là điều cũng đáng để bàn bởi trùng tu thích nghi là trùng tu phần xác mà không trùng tu phần hồn, khiến cho công trình giống như một người lớn nhưng có bộ não của một em bé lên 3. như vậy, công trình này có to lớn nhưng không có chiều sâu. trong ngắn hạn, trùng tu thích nghi đáp ứng được nhu cầu đầu tư, thỏa mãn đòi hỏi phải có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng và tôn giáo. nhưng về lâu dài, trùng tu thích nghi sẽ bị mất đi ý nghĩa bởi sẽ khiến công trình bị lai tạp và vẫn luôn thiếu đi cái hồn của chúng.
 
vào ngày 29/5/2008, quốc hội đã thông qua đề án mở rộng thủ đô hà nội. đây là bước thay đổi có ý nghĩa lịch sử, mở ra nhiều triển vọng phát triển cho thủ đô hà nội. kéo theo các vấn đề về quy hoạch, kiến trúc, dân sinh…, vấn đề sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng của của vùng hà nội mới cũng cần được quan tâm. hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ góp một tiếng nói cho các nhà chuyên môn trong quá trình quy hoạch hà nội mở rộng.
 

tiến sĩ nguyễn quốc tuấn
 viện phó viện nghiên cứu tôn  giáo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *