Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên phủ, Bác Hồ đã đi từ Đại Từ – Thái Nguyên qua Đoan Hùng thăm bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đóng tại chân đồi Chân Mộng – phù Ninh. Đến thị xã phú Thọ, Bác dừng xe nói chuyện với hai thương binh rồi vào thăm Tỉnh uỷ phú Thọ.
Buổi tối hôm đó (18/9/1954), Bác ngủ đêm ở Đền Giếng – Đền Hùng. Đền Giếng toạ lạc ở chân núi Hùng, phía sau lưng dựa vào thế núi cao, hai bên cũng vẫn là núi ấy, do mạch đất kéo dài mà tạo thành cái ngai, phía trước là ao sen nước trong vắt chảy thông ra dộc ruộng lúa thấp dần, trải dài ra tận chân đồi phân Đăng thoáng rộng, địa hình “long triều, hổ phục” vừa là “tú thuỷ triều môn” cảnh sắc thanh tú hợp cho dựng cung điện đế vương, lại hợp nơi cư trú của danh gia vọng tộc. trong đền, người xưa có câu đối: “Tỉnh dụng cấp, kỳ phúc, tịnh thụ/ Sơn bất cao, hữu tiên tắc danh”. Dịch: “Giếng để múc nước, phúc ấy hưởng chung/ Núi không cao, có tiên mà nổi danh”.
Chính nơi đây người đã căn dặn các chiến sĩ câu nói nổi tiếng “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là tổng kết quy luật tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc, đất nước Việt
Việc Bác về thăm Đền Hùng lần thứ nhất từ Đại Từ – Thái Nguyên – Đền Hùng, thăm các đền, ngủ đêm và nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên phong ở Đền Giếng sau đó lại trở về Đại Từ – Thái Nguyên cho thấy, Bác về thăm Đền Hùng không phải ghé qua mà xuất phát từ điểm xuất phát lại về điểm xuất phát. Suy ngẫm về điều này cho thấy Bác về Đền Hùng có cả ý định hành lễ kính cáo tổ tiên từ trước.
Tìm tòi và suy ngẫm việc Bác chọn Đền Giếng ngủ đêm và hôm sau nói chuyện với bộ đội Đại đoàn quân Tiên phong phải có ý nghĩa sâu sắc. phải chăng có cái gì đó đồng cảm, đồng nhất về nối tiếp mạch nguồn cung bậc tín ngưỡng và cả đời thường Bác vẫn thích nơi cảnh sắc thanh tú, âm dương hài hoà, có núi (có vườn), có nước. Từ trực cảm đến thụ cảm, đến tư duy phong phú, tâm hồn lạc quan, sáng tạo.
Lần thứ hai, Bác về thăm Đền Hùng thắp hương Đền Thượng thăm mộ Tổ là vào ngày 19/8/1962. Khoảng 9h, Bác đến Đền Hạ, các đồng chí bảo vệ sợ Bác mệt, xin nghỉ lại, mời xuống núi. Bác nói “leo núi phải leo đến đỉnh, cũng như người làm cách mạng không được bỏ dở chừng. Đã đi phải tới đích”. Đến Đền trung, lên Đền Thượng khoảng 11h trưa, Bác cùng đoàn nghỉ trưa, ăn cơm nắm với dưa cà ở ngách cửa đông nam Đền Thượng. trước khi ra về, Bác dặn các đồng chí lãnh đạo tỉnh phú Thọ: “phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm, đẹp đẽ thành công viên cho con cháu sau này đến tham quan” (theo “Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Đền Hùng” của phạm Bá Khiêm – Văn hoá phú Thọ – XB 8/2004).
Theo Ngọc phả 18 đời Hùng Vương do Nguyễn Cố soạn năm 1470 thì: Đền Thượng còn có tên “Kính Thiên linh điện” là nơi Vua Hùng tế trời cầu cho quốc thái, dân an. Nay trên cửa chính còn có chữ “triệu tổ Nam Bang”, “Khởi nền nước Nam”.
Đền trung có chữ “Hùng Vương Tổ miếu” thờ 18 đời Vua Hùng. Đền trung, Đền Hạ có bài vị như nhau. Chùa Thiên Quang có chữ “Linh quang vô cực” – “Ánh sáng linh thiêng vô cùng”; “Túc uy phong vân” – “Nghiêm túc, uy nghi biến hoá vô thường”.
Tìm về những mốc son chói lọi của lịch sử Việt Nam gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, suy ngẫm thấy Bác trân trọng thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cũng như sau hơn hai tháng tuyên ngôn độc lập Bác đã ra Sắc lệnh Bảo tồn di tích toàn cõi Việt Nam.
Lòng biết ơn là nền tảng đạo đức và tín ngưỡng cơ bản của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, thờ cúng những người anh hùng dân tộc, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cả nước là nét văn hoá độc đáo của Việt Nam trên toàn thế giới.
Vậy, Bác Hồ thực hành và trân trọng tín ngưỡng tổ tiên Hùng Vương là điều hiểu được. Chúng ta cần đi sâu hơn về sự kiện Bác Hồ về viếng mộ Tổ và thăm các di tích Đền Hùng, những lời căn dặn về xây dựng khu di tích góp phần làm rõ để làm theo lời Bác trong đầu tư xây dựng công trình này thời hiện đại.
|