Thăm nhà “cụ Bá Kiến”

người làng đại hoàng vẫn gọi ngôi nhà đó là nhà bá kiến, dù chủ nhân của nó mang tên khác. đại hoàng thuộc xã nhân hậu (nay là xã hoà hậu, huyện lý nhân, tỉnh hà nam). nhân hậu có ba đặc sản là hồng, cá trắm đen kho và chuối ngự. hồng nhân hậu giòn, mát, ngọt lịm. cá trắm đen kho, chỉ riêng dịp tết mậu tý mới rồi, khách thập phương về đặt cả nghìn nồi mang đi. nhưng đứng đầu trong ba đặc sản của nhân hậu phải nói là chuối ngự. dân nam định có câu “nghe thơ xương, ăn chuối ngự” để tả hai thứ “khoái” ở đời. xương, tức nhà thơ trần tế xương (tú xương) ở phố hàng nâu, nam định, xưa nay vẫn một mình một chiếu nhất trên thi đàn. chuối ngự được vinh dự hàng năm đem tiến vua, nhờ thế thành tên. nghe thơ xương khoái tai, ăn chuối ngự khoái khẩu. nhà văn nam cao (tên thật là trần hữu tri) sinh năm 1915 ở đại hoàng, nổi danh từ truyện ngắn “chí phèo” với hai nhân vật để đời là chí phèo, bá kiến. ông hy sinh năm 1951 trong một chuyến công tác vào địch hậu lấy tư liệu sáng tác. hài cốt của ông đã được tìm thấy và đưa về cạnh khu tưởng niệm ông tại đại hoàng từ lâu. năm 2007 tỉnh hà nam quyết định phục chế lại ngôi nhà của “cụ bá kiến” để hậu thế, khi về viếng nhà văn, có thể “mục sở thị” ngôi nhà của một địa chủ thời ông đang sống và sáng tác… 

thăm nhà cụ bá kiến
kiến trúc mái hiên nhà cụ chánh bình

đó là một ngôi nhà ba gian, nằm cách khu tưởng niệm nam cao khoảng nửa cây số. nhà kiến trúc theo lối nhà việt cổ, có bộ khung toàn bằng lim. trừ một vài cánh cửa lim trong bộ cửa bức bàn bị mốc, đang có dấu hiệu hư hỏng, còn thì từ cầu phong, li tô, kèo, nóc cho đến 4 hàng cột lim… tất cả vẫn nguyên vẹn, đen bóng. chủ ngôi nhà này là cụ trần duy bính cũng làm lý trưởng rồi chánh hội đồng kỳ hào (chánh hội), huyện hào, chánh tổng, nghị viên của viện dân biểu bắc kỳ (bắc kỳ nhân dân đại biểu). nghĩa là “lý lịch trích ngang” của cụ chánh bính, nghị bính làng đại hoàng ngoài đời không khác một chữ so với lý lịch của nhân vật bá kiến làng vũ đại trong truyện ngắn “chí phèo”. không biết khi sáng tạo ra nhân vật bá kiến, nhà văn nam cao có lấy cụ chánh bính làm nguyên mẫu hay không? và sinh thời, cụ chánh bính có đọc truyện “chí phèo” hay không? sau khi cụ bính mất (các cụ già ở đại hoàng chỉ nhớ mang máng cụ bính mất khoảng năm 1947 – 1948), rồi trong cải cách ruộng đất, không hiểu sao ngôi nhà lại thoát biến thành quả thực, vẫn là nhà riêng do người con vợ cả cụ bính là ông trần duy tảo sở hữu. người làng đại hoàng hiện nay đều gọi ông trần duy tảo là “lý cường”, tên nhân vật con trai bá kiến trong danh tác “chí phèo” làm lý trưởng làng vũ đại, dù ông tảo làng đại hoàng không hề làm lý trưởng.

năm 1963, cụ trần hữu hậu, một việt kiều ở đảo coóc thuộc pháp (đảo này vẫn được gọi là tân thế giới, chính là niu-di-lân ngày nay) gốc đại hoàng về quê sinh sống, đã mua lại ngôi nhà trên của ông trần duy tảo với giá bốn ngàn đồng. bà hoà, con dâu cụ hậu bảo chúng tôi: – các bác không hình dung ra được số tiền bốn ngàn đồng hồi ấy lớn thế nào đâu. chỉ có cụ tôi là việt kiều, tích cóp cả đời mới có nổi chứ hồi ấy cả xã chẳng ai đủ tiền mà mua ngôi nhà này cả.

thăm nhà cụ bá kiến
ngôi nhà cũ của cụ chánh bình

năm 1983 cụ hậu mất, vợ chồng bà hoà trở thành chủ sở hữu của ngôi nhà.

trước đây, nhà toạ lạc trên một khu vườn có diện tích cả mấy mẫu, sát bờ sông châu, vì thế mà có tên là vườn mẫu. hiện tại đất chỉ còn độ 900m2. sát cạnh ngôi nhà này còn một ngôi nhà nhỏ, cũng làm theo lối cổ nhưng bộ khung bên trong không được như nhà chính. bà hoà cho biết đó là ngôi nhà của con gái bà vợ ba chánh bính. cụ bính 5 vợ, nhưng chỉ có bà vợ ba là được cụ cưng chiều nhất, cho ở luôn với mình trong ngôi nhà chính. trong truyện ngắn “chí phèo”, cụ bá kiến làng vũ đại cũng 5 vợ, và bà ba của cụ bá chính là nguyên nhân đẩy anh lực điền chí hiền lành, chất phác thành một chí phèo lưu manh.

trở lại ngôi nhà của cụ chánh bính đại hoàng. mẹ được sủng ái, con cũng được thơm lây. cụ bính cho con gái bà ba cái cơ nghiệp ở sát ngôi nhà chính. nhưng rồi cô con gái này lại bán cho cô con gái con bà tư của cụ chánh. lắm vợ nhiều con nhưng cụ chánh bính chỉ được ba người con trai… cho đến nay, ngôi nhà này đã có hàng trăm năm tuổi (chỉ riêng hai thế hệ nhà bà hoà đã sở hữu nó nửa thế kỷ rồi). sở vhtt&dl hà nam, cơ quan chủ dự án phục chế lại “ngôi nhà bá kiến” đã thương thảo với bà hoà (ông hoà đã mất) để mua lại cả nhà lẫn quyền sử dụng đất với giá 700 triệu đồng. việc mua bán đã xong, nhưng do chưa tìm được chỗ ở mới nên bà hoà và cô con gái vẫn ở tạm lại đó, cũng là để giúp sở trông nom, bảo trì ngôi nhà luôn…

việc phục chế lại ngôi nhà của một địa chủ thời trước cách mạng là một sáng kiến hay. nó sẽ làm cho khu tưởng niệm nhà văn nam cao phong phú hơn, ý nghĩa hơn. và nếu làm tốt, rất có thể nó sẽ trở thành một điểm du lịch hấp dẫn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *