Tổng hợp những chính sách về BĐS, xây dựng thi hành từ 1/7

Ngày 1/7 là thời điểm chính thức thi hành những quy định mới của Luật kinh doanh BĐS sửa đổi. Trong đó, có những điểm đáng chú ý như: Thời hạn bảo hành thấp nhất cho chung cư cao tầng là 60 tháng; tăng vốn pháp định của các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS…

1. Thời hạn bảo hành chung cơ cao tầng tối thiểu là 60 tháng

Kể từ ngày 1/7, việc quản lý chất lượng và bảo trì các công trình xây dựng đều được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Cụ thể, thời hạn bảo hành đối với các hạng mục công trình, công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I tối thiểu là 24 tháng, tính từ khi nghiệm thu; thời hạn đối với các công trình, hạng mục còn lại thấp nhất là 12 tháng.

Riêng đối với BĐS là nhà ở, thời gian bảo hành tối thiểu phải được 60 tháng đối với nhà chung cư từ 9 tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Nhà ở chung cư từ 4 – 8 tầng thời hạn bảo hành tối thiểu là 36 tháng, các loại nhà ở còn lại là 24 tháng.

2. Tăng vốn pháp định của các tổ chức cá nhân kinh doanh BĐS

Vào cuối tháng 11/2014, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh BĐS 2014, với những điểm mới đáng chú ý như: Các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp kinh doanh BĐS buộc phải có vốn pháp định không dưới 20 tỷ đồng. Mức vốn tối thiểu quy định trước đây là 6 tỷ đồng.

Luật cũng quy định về việc không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp nếu mua bán, cho thuê, thuê mua BĐS có qui mô nhỏ, không thường xuyên nhưng phải kê khai nộp thuế theo qui định hiện hành của pháp luật. 

Chủ đầu tư dự án BĐS muốn bán nhà ở hình thành trong tương lai (nhà đang xây) phải được các tổ chức tín dụng có đủ năng lực (được NHNN công bố) bảo lãnh trước khi bán, cho thuê.

Yêu cầu rõ về việc các dự án kinh doanh BĐS phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn đã được chính phủ phê duyệt.

3. Người nước ngoài được phép sở hữu BĐS tại Việt Nam

Đây là một trong những quy định có tính bước ngoạt được quy định tại Luật nhà ở năm 2014. Tuy vậy, quyền sở hữu BĐS của các cá nhân người nước ngoài cũng phần nào hạn hẹp hơn so với công dân Việt Nam. Cụ thể:

Cá nhân người nước ngoài chỉ được phép mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong 1 tòa nhà chung cư hoặc sở hữu tối đa 250 căn nhà đối với nhà ở riêng lẻ trong cùng 1 khu dân cư tương đương 1 đơn vị hành chính cấp phường.

Nếu vượt quá quy định trên hoặc cá nhân được tặng cho, được thừa kế nhà ở thương mại (gồm cả nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở) trong khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó. 

Nếu các cá nhân người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được phép sở hữu nhà ở lâu dài và có các quyền giống như công dân Việt Nam.

4. Quy định về kinh phí dự phòng khi thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất

Nội dung tại Thông tư 74/2015/TT-BTC hướng dẫn về việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có nêu rõ:

Kinh phí dự phòng tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm và cưỡng chế thu hồi đất không được vượt quá 10% kinh phí quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

Chi cho công tác xác định giá đất bao gồm trường hợp thuê tư vấn xác định giá đất, xác định hệ số điều chỉnh giá đất bồi thường, thẩm định giá đất cụ thể; xác định giá tài sản gắn liền với đất phục vụ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Thông tư trên thay thế cho Thông tư 57/2010/TT-BTC .

5. Quy định mới về phân cấp sự cố công trình xây dựng

Kể từ thời điểm ngày 01/7/2015, việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng sẽ được thực hiện theo quy định tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP. Cụ thể, các sự cố công trình xây dựng sẽ được phân thành 3 cấp theo mức độ hư hại công trình và thiệt hại về người như sau:

Cấp I gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 6 người trở lên; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp I trở lên.

Cấp II gồm: Sự cố công trình xây dựng làm chết từ 1 – 5 người; sập, đổ hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập, đổ công trình, hạng mục công trình cấp II, Cấp III gồm: Các sự cố công trình xây dựng còn lại.

                                                                                                                                           Theo BĐS

, , , , , , , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *