Xóm phế thải “du kích” giữa lòng TP.HCM

cây cỏ xung quanh những cơ sở tái chế nhớt, nấu nhôm, chưng cất xăng công nghiệp chết khô. nước thải đổ trực tiếp ra đất lâu ngày tạo thành váng vàng. không khí đặc quánh mùi hóa chất độc hại… những cơ sở chui lủi  này tồn tại trước sự thờ ơ của cơ quan môi trường huyện bình chánh (tp.hcm). 

“cánh đồng” nhớt

khó ai có thể hình dung 20 nóc nhà lợp lá mọc thấp lè tè tại khu đất trống thuộc ấp 6, xã vĩnh lộc b, huyện bình chánh là một “tổ hợp sản xuất” dầu nhớt, thép, dung môi công nghiệp… cung cấp cho thị trường tp.hcm nếu không trông thấy những cột khói đen nghi ngút tỏa ra bầu trời.
xóm phế thải du kích giữa lòng tp.hcm xóm phế thải du kích giữa lòng tp.hcm

ô nhiễm ở xóm “phế thái” (ấp 6, xã vĩnh lộc b, huyện bình chánh, tp.hcm). ảnh: trần duy

theo chân các cán bộ phòng cảnh sát môi trường công an tp.hcm (pc36), chúng tôi đột nhập vào một cơ sở nấu nhớt. bày ra trước mắt chúng tôi trên diện tích khoảng 500m2 là hàng trăm thùng phuy đựng nhớt thải của nhiều hãng nổi tiếng như bp, petrolimex, shell, castrol… nằm xếp chồng lên nhau. những mẻ nhớt vừa ra lò còn bốc khói nghi ngút. nhớt thành phẩm chất đầy trên những chiếc xe tải đang đậu chuẩn bị đem đi tiêu thụ.

một thanh niên người dân tộc gia lai đen trùi trũi như trâu rừng cho biết đang đốt lò để chuẩn bị giao hàng cho một ông chủ “bự” ở long an.

với giọng nói lơ lớ, thanh niên này cho biết, cứ mỗi 30 thùng phuy nhớt thải sẽ chưng cất được 21 phuy nhớt thành phẩm. công việc của anh là luôn giữ cho nhiệt độ ở lò nung ở mức cao và đóng nhớt thành phẩm vào thùng. “ngày nào cũng phải làm từ sáng sớm đến tận khuya. chủ trả lương 2,5 triệu đồng tháng”- thanh niên này nói.

nước thải sau quá trình chưng cất nhớt sẽ được tuôn thẳng ra đồng cỏ, thấm sâu vào đất. những cánh đồng cỏ nhuốm một màu nước đen đặc, hôi hám.

“công nghệ” làng

đối diện với cơ sở nấu nhớt là lò đúc nhôm dã chiến của bà đặng thị phụng.

bà phụng trước đây làm nghề nấu nhôm tại khu vực ngã tư bốn xã (điểm giáp ranh giữa quận tân phú và bình tân).

những phuy đựng nhớt thải chờ tái chế. ảnh: trần duy

một thời gian dài, cơ sở của bà hoạt động gần khu dân cư gây ô nhiễm khiến người dân liên tục khiếu nại buộc bà phải di dời ra địa điểm mới tại ấp 6, xã vĩnh lộc b và tiếp tục hành nghề nấu nhôm.

làm việc với cán bộ pc36, bà phụng thừa nhận cơ sở hoạt động tự phát, không xin phép đăng ký kinh doanh, không có đăng ký tác động môi trường, không có hệ thống xử lý nước thải, khói thải phát sinh trong quá trình sản xuất được thải tự do qua ống khói cao 3m. mùi khai do xỉ than nấu nhôm tỏa ra nồng nặc.

bà phụng cho biết mỗi ngày nấu được 1.000kg – 1.200kg nhôm thỏi từ 1.300 – 1.500kg nhôm lon bia phế liệu. trong quá trình này, thợ nấu nhôm cần dầu đen (fo) để đốt lò; muối ăn để làm nhôm mau chảy. cả 6 công nhân, kể cả quản lý ở đây đều không đăng ký lao động và tạm trú tại địa phương.

chưng cất nhớt thành phẩm. ảnh: trần duy

tại thời điểm pc36 kiểm tra, phần lớn chủ lò đều giấu mặt. anh trương thanh điền (sinh năm 1981, quê an giang), công nhân của một cơ sở chưng cất xăng công nghiệp cho biết nguyên liệu dùng để chưng cất là sơn cặn. sau khi dùng nguyên liệu này chưng cất trong lò áp suất ở nhiệt độ 1.000 độ sẽ cho ra dung môi dùng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ.

một thùng 30 lít sẽ được bán ra với giá từ 800.000- 900.000 đồng/lít. nếu hai lò vận hành cùng lúc thì một ngày cũng thu được ít nhất 2 thùng.

một cán bộ pc36 tỏ ra ngạc nhiên trước quy mô hoạt động của tổ hợp sản xuất theo “công nghệ làng” này. nhưng ông lê thành ngọc (cần đước, long an) chủ cơ sở nấu nhớt cho biết còn làm được nhiều hơn thế.

chính quyền địa phương không biết?

ông ngọc nói đã hoạt động tại khu vực này được 3 tháng. đất dựng xưởng do ông ngọc thuê từ một chủ đất tên lâm với giá 3 triệu đồng/tháng. cơ sở hoạt động không có giấy phép, không đóng thuế cho địa phương vì vậy, ông ngọc không thể xuất trình được giấy tờ.

cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải hay khí thải gì cả”- ông ngọc nói. “ông có biết nhớt phế thải là chất thải nguy hại đối với môi trường không?”. “tôi chỉ biết đó là chất thải chứ không biết nguy hại và không có cơ quan, chính quyền địa phương hướng dẫn nói cho biết là nấu nhớt cần có giấy phép hành nghề”– ông ngọc trả lời cán bộ công an.

theo ông ngọc, quy trình nấu nhớt khá đơn giản. nhớt cặn sẽ được đổ vào lò nấu ở nhiệt độ cao để tách nước. sau đó chảy qua lò chưng cất và ngưng tụ thành dầu nhớt thành phẩm.

nguyên liệu đầu vào là nhớt cặn (nhớt phế thải), giá mua khoảng 2.500 đồng/lít do chủ lò trực tiếp thu mua từ các tiệm sửa xe và những người bán nhớt dạo. nhưng sản phẩm đầu ra có giá bán trung bình 5.700 đồng/lít.

xe tải chờ chở nhớt đi tiêu thụ. ảnh: trần duy

một ngày, những chủ lò như ông ngọc nấu được 1 đến 2 mẻ, với khoảng 400- 500 lít dầu thành phẩm. dầu thành phẩm cũng do những người mua bán lẻ đến mua, nhưng ông ngọc thừa nhận, họ bán lại cho ai thì ông không biết rõ. “bản thân tôi không thấy cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không biết hoạt động như vậy là vi phạm pháp luật”- ông ngọc tỉnh rụi.

ông đỗ lý cường, một chủ lò nấu nhôm thừa nhận làm chui và gây ô nhiễm môi trường. nhưng ông này than vãn: “dù sao đó cũng là kế sinh nhai”.

ông nguyễn văn lời, cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn cho biết, có nghe người dân phản ánh về tình trạng hoạt động trái phép của các chủ lò nấu nhớt, đúc nhôm, chưng cất xăng công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. ông lời nói, ban đầu chỉ nghĩ rằng những người này đến địa phương để “mở chuồng nuôi bò” nên ông lời chưa báo với cấp trên.

một lò chưng cất nhớt điển hình tại xóm “phế thải”. ảnh: trần duy

trong suốt quá trình pc36 tiến hành kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm nói trên, chúng tôi cũng không thấy mặt của cán bộ phòng tài nguyên môi trường huyện bình chánh.

ông đỗ lý cường cho chúng tôi biết: ông đã làm ở đây được 4 tháng nhưng không thấy cơ quan chức năng địa phương đến kiểm tra, lập biên bản vi phạm.

và đó cũng là lý do hàng ngày, ở cánh đồng thuộc ấp 6, xã vĩnh lộc b này (nay đã là những cánh đồng đầy nhớt và ô nhiễm), khói từ những mái nhà lợp lá thấp lè tè vẫn tỏa ra nghi ngút, dày đặc…

  • trần duy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *