– ngày 3/11, trời đã thôi mưa, nhưng nước rút chậm. các cửa ngõ phía nam, tây nam, tây, tây bắc của thủ đô vẫn bị ngập nặng. nhiều con đường dẫn vào trung tâm hà nội còn lắm “cửa ải” thử sức người – vốn đã kiệt quệ sau 3 ngày chống chọi với lụt… >> toàn cảnh hà nội trong trận “đại hồng thuỷ” 6.300 hành khách đi tàu đã đượcdi chuyển bằng… ôtô tại cửa ngõ phía nam, nước vẫn không hề có dấu hiệu rút. con đường giải phóng đoạn qua bến xe giáp bát xuống gần bến xe nước ngầm vẫn chìm dưới nước gần 1m. vận tải đường sắt tiếp tục cầu cứu đường bộ, còn đường bộ, nhiều nơi phải nhờ “đường thủy” tiếp sức! đến 2h chiều 3/11, 12 đường ray từ số 3 đến số 14 qua ga giáp bát tiếp tục chìm dưới nước lụt từ 0,7 đến 1,1m. ông trần gia tiến, phó tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt hà nội cho biết, đã qua ngày thứ 3, ngành đường sắt phải dùng ô tô “kết nối” ga hà nội xuống ga văn điển qua đường vòng ngoài đê lương yên vì đường bộ đoạn giáp bát cũng bị ngập quá bụng.
đến chiều 3/11, ngành đường sắt đã phải huy động đến 184 chuyến ô tô 45 chỗ, chuyển được 6.300 hành khách của cả chiều ga hà nội – ga văn điển và chiều ngược lại. “riêng 2 đường ray số 1 và 2 ngập thấp nhất, khoảng 40cm, tuy nhiên nước vẫn đang dâng. vì vậy, để đảm bảo an toàn chạy tàu, chúng tôi phải di chuyển “tổng hành dinh điều hành” xuống ga văn điển, từ nhu cầu thực phẩm cho nhà tàu, kiểm tra kĩ thuật, bảo dưỡng, chuẩn bị máy móc. tất cả các đoàn tàu từ nam ra đều phải quay đầu tại ga văn điển”, ông tiến nói. tại ngã 3 đường giải phóng- ngọc hồi, hàng chục ô tô từ các tỉnh phía nam đã trả khách ngay trên đường cao tốc. hành khách dù đã thấy biển “hà nội kính chào quý khách” nhưng để vào được trung tâm hà nội là cả một hành trình khan nan, khổ ải. anh nguyễn mạnh cường, quê kim bảng, hà nam cho biết, sau khi được thả xuống ngã 3 pháp vân, anh bắt xe ôm 20 ngàn, nhưng đến cách bến xe giáp bát chừng 200m thì xe phải dừng lại. đến đây anh chỉ có 2 sự luựa chọn, hoặc đón bè tôn chèo qua đoạn cổng bến xe ngập cao chừng 1m, dài 300m với giá 30 ngàn hoặc được nhét lên “xe lội nước”, là 1 chiếc xe tải huyndai gầm cao mang biển số tận… bình định (biển 77) với giá 20 ngàn, nếu muốn tiếp tục hành trình vào sâu nội thành. còn chị nguyễn thị nga, một nông dân ở hà vĩ, thường tính sau khi liều mình chở 2 sọt xe máy gồm cải bắp và rau muống đến đoạn đường này thì mắc kẹt, cả người và xe chở 2 sọt hàng của chị bị hét giá 200.000 đồng. chị nga bảo, do không chắc giá cả trong phố thế nào nên sợ không bù được tiền chở, đành phải dừng lại và bán hàng tại đây luôn. trả phí 2 triệu đồng cho… 500m đường cũng tại đầu 3 bến xe nước ngầm, thanh tra giao thông nguyễn trung thuần cho biết, muốn vào trung tâm hà nội ngay thì có 2 con đường: đi đường giải phóng thì phải qua 2, 3 chặng đi xe lội nước hoặc thuyền như thế. con đường thứ 2 là băng qua đường hồ linh đàm rồi theo đường kim giang ra nguyễn trãi. song hơn 1km đường hồ từ ngã 3 giải phóng đến khu linh đàm cũng chìm trong nước xấp xỉ 1m, xe tải liều mới đi! còn lại chúng tôi đều hướng dẫn xe quay đầu lại theo hướng quốc lộ 1a cũ, qua huyện thường tín, qua đê hữu hồng, quay ngược lại bến lương yên từ đó vòng theo đường yên phụ – âu cơ rồi ra phạm văn đồng về mỹ đình.
cách cổng bến xe giáp bát khoảng 500m về phía nam, hơn 20 xe khách, xe hơi vẫn nằm đợi cứu hộ. như trường hợp của dinh, chủ xe khách 40 chỗ ngồi biển 17k-4864, sau một ngày chờ cứu hộ, anh dinh cho biết đã có 2 xe cứu hộ vào đây và…chết máy, phải dùng đến… xe cứu hộ mới ra được. vì vậy, sáng 3/11, anh đành thuê xe tải ifa hết 2 triệu đồng để kéo ra khỏi 500m đường ngập. do cửa ngõ phía nam bị chia cắt nên nhiều xe từ hà nội đi phía nam đều vòng xuống đoạn hà đông để đi qua văn điển. tuy nhiên, do nước sông nhuệ tràn bờ khiến đoạn đường này trắng xóa nước. tại đây cũng thường trực một chốt thanh tra giao thông “cảnh báo” khiến hàng chục xe khách cũng chỉ còn biết tập trung quanh khu vực bến xe hà đông. cách đó không xa, xuôi theo quốc lộ 6, nhiều đoạn trên tuyến này dẫn vào hà đông vẫn tiếp tục bị nước bao phủ trên 80cm.
đến sáng 3/11, một tuyến cửa ngõ khác dẫn vào trung tâm hà nội từ phía tây là đường láng- hòa lạc qua trung hội nghị quốc gia vẫn chìm trong biển nước. đoạn từ bến xe mỹ đình xuống tận ngã 4 trần duy hưng cũng ngập trong nước khiến xe máy và ô tô từ phía tây bắc về trung tâm bì bõm. tại đây, 1 đội 10 công nhân thuộc xí nghiệp thoát nước số 2 vừa làm nhiệm vụ thoát nước, vừa lập ba-ri-e cấm đường trần duy hưng bởi đây vẫn là một trong những tuyến đường ngập sâu trên 60cm (khoảng 200m trước cổng siêu thị bigc). con đường từ cửa ngõ phía tây dẫn vào trung tâm hà nội duy nhất có thể “chấp nhận lội được” là vòng xuống lê văn lương rồi đỗ ra đường láng. vì vậy, sáng 3/11, đường láng rơi cảnh tắc hơn 3km từ ngã 4 cầu giấy đến cống mọc. tương tự, tuyến đường hiếm hoi không có lấy một điểm ngập là đê la thành cũng rơi vào tình trạng quá tải. sau 3 ngày “chiến đấu” với ngập lụt, ngày thứ 4, người dân hà nội vẫn chưa hết hãi hùng với cảnh tượng liều thân chạy xe qua những vùng ngập nước, rồi… chết máy giữa chừng, hoặc vào được những con đường khô ráo thì ken đặc người và xe. xem ra, đường vào trung tâm hà nội những ngày tới vẫn chưa hết gian nan…
|