Nằm sâu bên dưới lòng đất hàng trăm mét, những kỳ quan nhân tạo rùng rợn này đủ sức làm chùn chân của cả những người ưa mạo hiểm có trái tim sắt đá. Thoạt nhìn cây cầu này, người xem dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh cây cầu Khazad-dûm ở khu mỏ Moria, nơi mà pháp sư Gandalf đã có một trận chiến sinh tử để tiêu diệt con quỷ lửa Balrog trong bộ phim bom tấn Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn. Hãy dụi mắt mà nhìn kỹ lại một lần nữa đi, đây hoàn toàn không phải là một cây cầu mô hình trong bộ phim giả tưởng nào hết, nó hoàn toàn có thật! Nằm sâu bên dưới lòng đất hàng chục mét, những kỳ quan nhân tạo rùng rợn này đủ sức làm chùn chân của cả những người ưa mạo hiểm có trái tim sắt đá nhất.
Nếu bạn đủ can đảm dạo bước thì hãy cùng chúng tôi khám phá tiếp những cây cầu tử thần dưới đây.
Đây là cây cầu “trứ danh” nhất trong số rất nhiều cây cầu được mệnh danh là tử thần ở khu mỏ khai thác đá phiến tại miền Bắc xứ Wales này. Cây cầu đã bị hư hỏng nhiều, song tình trạng của nó vẫn được xem là khá nhất ở đây. Băng qua một khoảng vực với độ sâu vài trăm mét, cây cầu này là phương tiện để vận chuyển các sản phẩm mỏ lên trên đất liền. Hiện nay cây cầu này không còn được sử dụng vì khu vực mỏ này đã bị khai thác cạn kiệt.
Nếu không có ánh đèn dẫn lối ở đây, thì những gì mà bạn “thấy” được ở độ sâu này chỉ là một màu đen kịt đầy chết chóc. Cây cầu ở khu hầm mỏ Bleanau này băng qua một vực đá cheo leo sâu hun hút, chỉ cần một chút lơ đễnh hụt chân là có thể mất mạng như chơi. Tình trạng cầu đã bị xuống cấp khá nặng.
Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, cây cầu này nằm trong mạng lưới mỏ đá phiến lớn nhất Anh Quốc thời bấy giờ, hàng năm khai thác được hơn 50.000 tấn sản phẩm. Bước chân trên cây cầu này ôm sát vách đá hiểm trở với bề ngang chưa tới 1 mét này, dường như bạn sẽ không nhìn thấy được đích đến và thứ gì sẽ “chờ đón” bạn ở phía trước.
Vào thời hoàng kim của ngành công nghiệp khai thác đá phiến thì xứ Wales là vùng lãnh thổ sở hữu khu mỏ rộng lớn nhất thời bấy giờ. Cho đến những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, sau những di chứng tổn thất kinh tế nặng nề bị gây ra bởi hai cuộc chiến tranh thế giới thì ngành công nghiệp khai thác mỏ đá phiến ở đây dần tụt dốc.
Nối liền giữa hai khu khai thác mỏ Croesir và Rhosydd ở xứ Wales, cây cầu nằm sâu 30 mét dưới mặt đất này được những người thợ mỏ sử dụng làm phương tiện để thăm dò bằng cách trượt dọc theo những sợi dây cáp giăng ngang. Chỉ có hai thứ mà bạn thấy được ở đây: vách đá và vực sâu. Khi mà các phương tiện bảo hộ lao động chưa được trang bị tốt và an toàn như ngày nay thì trước kia tại các khu mỏ đá phiến ở xứ Wales hàng năm có tới hàng trăm vụ tai nạn chết người thương tâm cho trượt chân té xuống vực.
Cũng tại khu mỏ Croesor, có một cây cầu tử thần băng qua một vực nước sâu lạnh giá nằm sâu dưới mặt đất hàng chục mét. Nó thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với những cây cầu băng qua vực đá, bởi ngoài áp lực lên phổi và triệu chứng hoa mắt chóng mặt khi làm việc ở độ sâu này, nó còn có thể khiến bạn tử vong ngay tức thì nếu sẩy chân té xuống vực nước lạnh băng này bởi sự giảm thân nhiệt đột ngột. |
Những cây cầu tử thần
7
Bài trước