Góp ý về Quy hoạch chung Xây dựng Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Lựa chọn những tiếng nói hợp lý cần phải tiếp thu để hoàn chỉnh đồ án quy hoạch

Việc lập quy hoạch chung của Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là việc làm rất lớn bởi tính chất của quy hoạch này nhưng áp với thực trạng


Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền

của Thủ đô Hà Nội càng khó khăn hơn, nhìn quy hoạch ở tầm 20 năm và 40 năm lại càng không dễ dàng để tìm sự đồng thuận chung của nhiều người cũng không dễ dàng. Chính vì thế, việc lấy ý kiến của nhân dân, lấy ý kiến của Quốc hội, chúng tôi kiến nghị tới đây lấy ý kiến một số khu vực khác lại cần thiết, trong nhiều tiếng nói như thế chúng ta sẽ lựa chọn ra những tiếng nói hợp lý cần phải tiếp thu để hoàn chỉnh đồ án quy hoạch này. Một mặt chúng tôi hoan nghênh ghi nhận những cố gắng của các cơ quan tư vấn làm quy hoạch này. Với khối lượng như vậy trong vòng 1 năm làm được như thế để trình ra Quốc hội như các đồng chí thấy trong thời gian vừa qua là sự cố gắng nỗ lực rất lớn, không dễ dàng gì.

Chính vì lý do đó, chúng tôi có thêm kiến nghị, trong quá trình tiếp thu ý kiến của nhân dân và của các cấp, các ngành, các cơ quan làm quy hoạch cũng nên tiếp tục bước nữa là đánh giá thật kỹ thực trạng. Một bản quy hoạch thật tốt là phải trên cơ sở đánh giá thực trạng đầy đủ, thấu đáo, kỹ lưỡng hơn, nhất là thực trạng của Thủ đô Hà Nội khi có hợp nhất giữa Hà Tây với Hà Nội có những cái không trùng với nhau về mặt định hướng phát triển, giờ gộp lại thành một, nếu ta không đánh giá kỹ thực trạng rất khó có những định hướng phù hợp với tính chất hợp nhất Hà Nội với Hà Tây và một số nơi khác của Vĩnh phúc và Hòa Bình như ý kiến của anh Đào nói là có lý. Ví dụ về quy hoạch đang có rất nhiều quy hoạch mà thời gian vừa qua ta làm, quy hoạch vùng Thủ đô cũng có, bản thân trong Hà Nội có, các quy hoạch có, quy hoạch ngành có gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện chứ chưa phê duyệt. Nếu quy hoạch chung này không gắn với quy hoạch về phát triển kinh tế – xã hội sẽ có những cái không thỏa mãn được về chiến lược phát triển lâu dài, thực trạng về phân bổ các khu dân cư như thế nào, thực trạng các ngành kinh tế ra sao, thực trạng các vùng nông thôn như thế nào. Hà Nội ta có đặc thù là trong đô thị có nông thôn, nông thôn lại rất đa dạng, nếu ta không đánh giá kỹ cái này thì những định hướng về phát triển khu vực nông thôn, định hướng về phát triển nhà ở, định hướng về xử lý vấn đề môi trường ở khu vực này cũng hết sức sẽ có khó khăn. Cho nên chúng tôi thấy rằng vừa mới thời gian 1năm như vừa qua thì thời gian cần thiết để đánh giá thực trạng này chúng tôi cho rằng cần phải thêm, tức là phải có một bước nữa để từ đấy chúng ta hoàn thiện các định hướng của qui hoạch cho nó phù hợp hơn.

Điểm thứ hai, chúng tôi có kiến nghị mà rất trùng với ý kiến của rất nhiều các đại biểu phát biểu từ ban nãy đến giờ, đấy là cái giải quyết mối quan hệ, quan hệ giữa bản quy hoạch chung này với cái quy hoạch trước thế nào để cho nó có kế thừa, có phát triển chứ không phủ định hoàn toàn.

Tôi nghĩ rằng cũng sẽ xảy ra một tình trạng là có một số quy hoạch trước đây mà bây giờ nó không phù hợp hoàn toàn với cái này thì chúng ta cũng phải chấp nhận nhưng mà chúng ta cũng cố gắng giảm thiểu nó. Tôi lấy ví dụ thế này nếu nhìn trục Thăng Long thì tôi hình dung ra trên địa bàn của tỉnh Hà Tây cũ mà trục Thăng Long nó đi qua thì dưới nó nó có rất nhiều các dự án, dự án đô thị cũng có, dự án các khu công nghiệp cũng có, dự án cụm công nghiệp cũng có, hay là hành lang xanh mà trên bản đồ vẽ xanh một vệt thì dưới hành lang xanh đó hiện nay cũng đã có rất nhiều dự án đang hiện hữu rồi thậm chí có cái đang thực hiện rồi, có công nghiệp, có đô thị, có các dự án khác nữa. Bây giờ giải quyết mối quan hệ này như thế nào, nếu không mà anh phủ định hoàn toàn thì nó sẽ gây ra lãng phí rất lớn. Vì thế tôi quay trở lại là phải có đánh giá thực trạng  cho nó kỹ để từ đấy giải quyết mối quan hệ giữa qui hoạch này với qui hoạch trước làm sao cho nó có tính kế thừa phát triển là giảm thiểu xung đột để tránh gây lãng phí.

Còn nhân ý kiến của các vị đại biểu nói về trục Thăng Long thì chúng tôi có một nhận thức là thế này, nếu mà nhìn trên bản đồ qui hoạch mà chúng ta thấy thì trục Thăng Long chúng tôi coi như là một điểm nhấn rất quan trọng của đồ án qui hoạch này, mà làm trục  Thăng Long này tôi nghĩ không phải hoàn toàn vì mục tiêu giao thông mà đây chính là cái trục phát triển của Hà Nội sau này về hướng phía Tây. Các đồng chí hình dung bỏ trục Thăng Long đi thì cái ý tưởng phát triển của đồ án qui hoạch về lâu dài cho 20 năm, cho 40 năm sau thì nó hoàn toàn nó sẽ không đáp ứng được cái mà chúng ta đặt ra mục tiêu là gì, là xây dựng một thủ đô xanh, văn minh, hiện đại, văn hiến. Các đồng chí hình dung vào đây xem. Cho nên tôi xem đây là điểm nhấn và nó sẽ là trục phát triển.

Tôi quay lại vấn đề là chúng ta phải xem xét thực trạng để chúng ta có một hướng, tuyến, mạch làm sao cho phù hợp và quy mô của trục Thăng Long này làm sao cho phù hợp. Chúng tôi ủng hộ vấn đề này.

Về các hành lang xanh, chúng tôi đề nghị chúng ta phải làm rõ nội dung và tính chất của vấn đề này và cơ cấu sử dụng ở trong hành lang xanh đó như thế nào, bao gồm những cái gì. Nói như thế này, người ta hiểu rằng đây chỉ là một khu vực dành riêng cho công viên cây xanh hay sao. Thực chất trên bản đồ thì chúng ta thấy đấy là làng, nông thôn, đấy là khu nông nghiệp, khu sinh thái và định hướng phát triển của nó sau này như thế nào nên chỗ này chúng ta cần phải làm rõ. Và như thế thì hành lang xanh không phải hoàn toàn đúng như là trên bản vẽ, trên đồ án quy hoạch chung mà sau này nó sẽ phù hợp với thực tế hiện trạng của nó chứ nó không hoàn toàn như vậy. Bây giờ chúng ta mới quy hoạch ra như vậy thôi nhưng nếu không làm cẩn thận thì nó sinh ra rất nhiều những khó khăn trong quản lý mà bản thân các nhà đầu tư đang hoạt động ở khu vực này cũng có những băn khoăn, nếu chúng ta không làm rõ vấn đề này ra.

Vấn đề về tài chính. Nhiều đồng chí đã phát biêu xoay quanh vấn đề này rồi, nhưng chúng tôi có quan điểm như sau: Nếu như làm quy hoạch mà chúng ta đặt vấn đề rằng khó khăn về tài chính nên không làm được cái này, không làm được cái kia thì chúng ta sẽ không có được quy hoạch như chúng ta mong muốn. Cho nên chúng tôi cho rằng quan điểm quy hoạch phải rõ ràng, phải bắt đầu từ mục tiêu xây dựng thủ đô của chúng ta đến năm 2030 như thế nào, đến năm 2050 như thế nào để chúng ta quyết định chúng ta cần phải làm những gì để đạt được mục tiêu đấy, chứ không phải xuất phát từ chỗ chúng ta làm được cái gì. Nếu chúng ta nói chúng ta chỉ làm được đến đây thì chúng ta quy hoạch đến đây thì không được. Quan điểm phải rõ ràng. Cho nên thậm chí có khi chúng ta phải tạm thời để vấn đề tài chính sang một bên để làm quy hoạch, để được mục tiêu đã còn bây giờ chúng ta cứ nói là 50 tỷ, 90 tỷ hay 60 tỷ mà chúng ta thấy nó không khả thi, chúng ta nói cho 20 năm, cho 40 năm sau thì tôi thấy không phù hợp, quan điểm này phải rõ.

Còn phương thức huy động tài chính, tôi thấy chúng ta có rất nhiều phương thức, gần đây mô hình huy động tài chính xây dựng khu đô thị mới, các thành phố mới của Bình Dương là một mô hình ví dụ, còn từ nay đến năm 2030, năm 2050 chúng ta còn rất nhiều các khả năng có thể huy động được vốn nữa. Quan điểm của chúng tôi ở chỗ này là tôi không muốn nói nhiều hay ít bởi vì ai nói nhiều vậy thì bớt cái gì đi, bớt cái gì trong quy hoạch đô thị đi. Chúng ta phải từ mục tiêu xây dựng thủ đô của chúng ta để chúng ta có quy hoạch và xuất phát từ chỗ chúng ta phải làm gì cho thủ đô của chúng ta đạt mục tiêu văn minh, hiện đại, văn hiến, là đô thị xanh chứ đừng xuất phát từ chỗ là chúng ta chỉ có khả năng làm được cái này thì chúng ta chỉ quy hoạch thế thôi như thế chúng ta sẽ không có tính quy hoạch, quy hoạch như chúng ta mong muốn và không được thủ đô như chúng ta mong muốn. Quan điểm của chúng tôi về vấn đề tài chính là như vậy.

Cuối cùng là vấn đề quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng, từ khi nghe vấn đề này chúng tôi đã ủng hộ rồi. Chúng tôi ủng hộ đồ án quy hoạch này, làm quy hoạch hay bên bờ sông Hồng bởi vì chúng tôi cho rằng chúng ta làm cái này càng chậm thì chúng ta càng lãng phí một quỹ đất rất quý của Hà Nội chúng ta. Chúng tôi kiến nghị trong đồ án quy hoạch chung này, việc quy hoạch hai bên bờ sông Hồng chúng ta cần làm sớm, cần làm khẩn trương. Tuy nhiên điều băn khoăn hiện nay trong dự luận chính là không biết người ta chưa hiểu trị thủy sông Hồng và sông Đà như thế nào, khi làm đồ án này thì giải quyết vấn đề lũ lụt xảy ra ra sao. Tôi cho rằng các nhà quy hoạch phải làm rõ cái này, giống như đồ án quy hoạch chung thủ đô chúng tôi có kiến nghị, cần làm rõ các phương án thoát lũ cho Hà Nội như thế nào, vì sao có chuyện này. trước đây khi Hà Tây chưa sát nhập vào Hà Nội thì chúng ta có vùng phân lũ, chậm lũ, bụng chứa lũ để bảo vệ cho thủ đô. Bây giờ hợp nhất lại rồi thì phương án này như thế nào? Từ khi chúng ta làm nhà máy thủy điện Hòa Bình thì trị thủy trên sông Hồng khác đi, không biết bây giờ phân tích của các nhà chuyên môn về vấn đề này ra sao, cần công bố rõ ra. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề này thì đồ án quy hoạch 2 bên bờ sông Hồng sẽ được ủng hộ cao.

Đảm bảo phát triển nông nghiệp nông thôn, các dịch vụ của nông nghiệp nông thôn, đồng thời với việc thể hiện được hành lang xanh của đô thị…

Với mong muốn của chúng ta là xây dựng thủ đô văn minh hiện đại hơn trong thời gian tới. Cho nên, chúng tôi xin cám ơn và cũng trên cơ sở ý kiến hôm nay


Ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội

thì tôi cũng trực tiếp được lắng nghe ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và tôi đánh giá rất cao những ý kiến của các vị đại biểu phát biểu vừa rồi.

Tiếp theo nữa thì trên cơ sở thảo luận của đại biểu Quốc hội và tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội thì chúng tôi sẽ cùng với Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan tư vấn để tiếp thu, xem xét điều chỉnh và đồng thời cũng tham mưu cho Chính phủ để hoàn thiện rồi tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt với trách nhiệm là thẩm định cùng với Bộ Xây dựng và đồng cơ quan thẩm định quốc gia thì thành phố Hà Nội trên cơ sở tinh thần này sẽ tham gia vào việc thẩm định rồi tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch này.

Ở đây có thể nói là những ý kiến nổi cộm lên thì những ý kiến cũng cần làm rõ rất nhiều mà chúng tôi thấy những ý kiến đó thỏa đáng như vấn đề Quỹ đất dự trữ cho trung tâm hành chính ở Ba Vì làm rõ thêm vì sao, như thế nào. Còn khẳng định trung tâm chính trị và hành chính quốc gia của chúng ta sau nhiều lần trình và chúng ta đã thống nhất quyết định ở trong trung tâm thành phố rồi, không có ai đặt vấn đề ở đâu cả. Nhưng còn trong quy hoạch vẫn thể hiện Quỹ đất dự trữ cho trung tâm hành chính ở Ba Vì thì còn đặt ra rất nhiều vấn đề mà các đại biểu còn đang cho ý kiến và không chỉ riêng thế, kể cả chúng tôi còn tiếp tục nhận được các ý kiến của các cơ quan, của các cá nhân, tổ chức xung quanh vấn đề này, cần làm rõ vấn đề này ra trong đồ án như thế nào.

Vấn đề trục Thăng Long, mô hình nông thôn mới chúng ta trong hành lang xanh như thế nào? Đây là vấn đề chúng tôi từ đầu đề cập đến trong quy hoạch, chúng ta tạo hành lang xanh, vành đai xanh, đặc biệt trong hành lang xanh hàm chứa cả làng mạc nông thôn hiện nay, kể cả những công trình kiến trúc đang tồn tại hiện có. Bây giờ mô hình phát triển và quy chế kiểm soát trong hành lang xanh như thế nào để vẫn đảm bảo được phát triển nông nghiệp nông thôn, các dịch vụ của nông nghiệp nông thôn, đồng thời với việc thể hiện được hành lang xanh của đô thị. Đây là một trong những nhiệm vụ đưa ra trong đồ án quy hoạch lần này nghiên cứu. Tất nhiên trong báo cáo này không thể hiện rõ được, nhưng đây là ý kiến của thành phố Hà Nội nêu ra đầu tiên. Chúng tôi tập trung cùng với tư vấn để nghiên cứu vấn đề này như thế nào, kể cả đưa ra 8 – 9 nguyên tắc để kiểm soát và phát triển mô hình nông thôn. Tôi báo cáo thêm chỗ đó, nhưng đây vẫn là ý kiến các vị cần làm rõ, phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm.

Về các đô thị vệ tinh, trong đó liên quan đến vấn đề định vị, định hình, định lượng, định dạng. Đặc biệt ở đây phân bổ lao động, phân bổ dân cư như thế nào. Qua ý kiến hôm nay các đồng chí cần phải làm rõ.

Vấn đề tài chính, phân kỳ, huy động nguồn lực và tính khả thi của việc này cũng cần phải làm rõ trong đồ án.

Vấn đề đánh giá tác động môi trường, ý kiến của các anh cần cụ thể hơn, định lượng hơn, không chỉ chung chung về nguyên tắc. Những ý kiến đó chúng tôi sẽ tiếp thu và tiếp tục nghiên cứu làm rõ.

Còn nhân dịp đây xin báo cáo thêm một số ý kiến có thể trao đổi với các đồng chí thêm cho nó rõ thêm để sau này các đồng chí tiếp tục đóng góp.

Thứ nhất, chỗ về tổ chức không gian như ý kiến của đại biểu Loan xung quanh vấn đề về qui hoạch này là mới có giải quyết được 30% còn 70% chưa giải quyết cũng báo cáo là khi xác định đô thị chúng ta là mục một trong mục tiêu là thành phố xanh thì trên cơ sở đó đưa ra cái gọi là mô hình là cũng phải từ đầu đến cuối đấy, lúc đầu còn 60 và 40 và cuối cùng chốt lại là 70 và 30, như vậy 70% nó là không gian xanh, còn 30% là vấn đề để tổ chức đô thị. Cho nên trong bản vẽ chung chúng ta thấy nó chỉ có 30% là vấn đề tổ chức đô thị thôi, còn 70% là thể hiện không gian xanh.

Nói kỹ thêm về vấn đề qui hoạch một chút để chúng ta tránh không có sự nhầm lẫn trong này, về qui hoạch xây dựng thì nó có 3 cấp: thứ nhất là qui hoạch xây dựng chung thông thường ở tỷ lệ nếu như là diện tích nó nhỏ thì có thể 5000, diện tích lớn là 1/10.000 tỷ lệ. Thế thì sau qui hoạch tỷ lệ lớn như thế rồi mà trong qui hoạch tỷ lệ lớn như thế này người ta chỉ có định hướng tổ chức không gian chứ không thể hiểu nổi chi tiết được. Thứ hai nó là hệ thống mạng lưới hạ tầng, trong đó có cả giao thông, có cả điện nước, có cả các thứ v.v… rồi vấn đề đi kèm theo nó nữa là vấn đề khai toán, dự toán tài chính về đầu tư, rồi phân kỳ đầu tư.

Vấn đề đánh giá tác động môi trường đặc biệt xây dựng qui chế quản lý về điều lệ quản lý của nó thì thông thường cái tỷ lệ 1/10.000 trở lên này trong tỷ lệ này chỉ thể hiện như thế thôi, chứ không thể hiện được chi tiết. Còn sau tỷ lệ này thì qui hoạch thứ hai gọi là qui hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 thì thông thường bắt đầu là phân khu chức năng về sử dụng đất đai và đặc biệt là mảng lưới hạ tầng nó cụ thể hơn, chi tiết hơn rất nhìều chứ không coi là chính nữa.

Cuối cùng mới là chi tiết. Đây là quy hoạch xây dựng chung tỷ lệ lớn thông thường chỉ thể hiện ở định hướng, không thể hiện như một quy hoạch khác, báo cáo thêm như thế để thấy rõ không có nghĩa quy hoạch chỉ giải quyết 30%, còn 30% chưa đề cập.

Thứ hai, tính kế thừa mà các đại biểu rất lo lắng trong quy hoạch này, một trong những nguyên tắc đầu tiên của công tác quy hoạch chính là vấn đề đánh giá thực trạng của nó, trên cơ sở đánh giá thực trạng đó phải đưa quan điểm nguyên lý là phải kế thừa những quy hoạch đã có và thực trạng đã có, tất nhiên là kế thừa có chọn lọc chứ không phải là kế thừa tất, bảo tồn tất. Việc đầu tiên của quy hoạch này là kế hoạch 108, ngày xưa cố Thủ tướng Võ Văn kiệt đã ký bằng quy chế quản lý là 118, mã số hiệu của nó, Hà Nội lúc bấy giờ là 900 km2, phần quy hoạch cho hết đất Hà Nội, lúc đó 108 đã quy hoạch đến Mỹ Đình rồi, đến đường vành đai 3, từ vành đai 3 trở vào quy hoạch này tôn trọng nguyên xi, không động chạm gì vào.phía Bắc sông Hồng quy hoạch đến Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, phần này lần trong phía Bắc sông Hồng chỉ là điều chỉnh để làm sao bản sắc của thành phố Hà Nội là gì? Là xanh, xanh là phải hệ thống rãnh xanh, kênh xanh thông qua các kênh, rạch mở rộng diện tích xanh đó ra, không hẹp nữa, có lẽ chỉ điều chỉnh duy nhất như thế thôi, còn kế thừa hoàn toàn những quy hoạch 108 đã làm. Đó là kế thừa thứ nhất.

Thứ hai, vùng quy hoạch Thủ đô như anh Dĩnh nói, phải trên cơ sở của quy hoạch vùng Thủ đô, Hà Nội không thể tách rời quy hoạch vùng Thủ đô được, chúng ta vừa phê duyệt quy hoạch vùng Thủ đô xong, toàn bộ hệ thống tổ chức không gian, định hướng phát triển như thế nào của Hà Nội. Chỉ có bây giờ Hà Nội là gồm cả Hà Tây thì phần đô thị hóa trung tâm mình được phép tổ chức không gian rộng ra, chứ còn trước kia thì nó vẫn là đô thị trung tâm cực. Còn lại như Hòa Lạc, Ba Vì trong quy hoạch vùng thủ đô vẫn là vệ tính. Ngay xưa ta đưa vào là vệ tinh, bây giờ cũng vẫn là vệ tinh, không có khác gì cả. Bây giờ Bắc Ninh, Hưng Yên, phố Nối, Vĩnh phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên. trong hệ thống liên hoàn, Hải Dương là đối trọng, Hải phòng là đối trọng, Quảng Ninh là đối trọng. Cách các vệ tinh, đối trọng trong hệ thống mạng đa cực, trong quy hoạch vùng mà Quốc hội chúng ta làm thì Hà Nội chúng ta là người đề xuất việc đó và đã được phê duyệt. trong quy hoạch lần này đã có kế thừa rồi và theo cái đó chứ không có gì khác cả.

Thứ ba nữa là quy hoạch sông Hồng. Dự án sông Hồng cũng là quyết định tiếp tục, kế thừa đồ án quy hoạch sông Hồng của Hàn Quốc. Tất nhiên đồ án quy hoạch sông Hồng là quy hoạch cơ bản trong đó mục tiêu chính của họ trước tiên là thoát lũ, sau đó bên cạnh thoát lũ thì mạng lưới đê điều như thế nào và tổ chức không gian đô thị hai bên bờ sông như thế nào. Lần này chúng ta vẫn kế thừa quy hoạch này, nhưng trên cơ sơ đó xác định lại: thứ nhất là thoát lũ có thể kế thừa quy hoạch của họ. Bởi vì quy hoạch thoát lũ trước kia ta với Bộ Thủy lợi làm thì họ cũng cùng với Bộ Thủy lợi làm chứ không phải họ làm, họ tính một mình. Mình cũng tính cùng với họ, chứ không phải họ tính cho mình. Vấn đề này được kế thừa.

Tiếp đến là tổ chức lại, điều chỉnh không gian làm sao cho nơi đây hai bên bờ sông Hồng là thành phố hai bên bờ sông Hồng, nhưng chính là tổ chức không gian xanh, văn hóa gắn với lịch sử và vui chơi giải trí là cơ bản. Bên cạnh đó tạo những công trình có tính chất ấn tượng, dấu ấn trọng tâm. Đồng thời một phần quỹ đất được sắp xếp để làm tái định cư nhân dân khi chúng ta tổ chức quy hoạch. Vấn đề này được thể hiện toàn bộ ý tưởng trong quy hoạch chung rồi. Ngay bây giờ trên cơ sở ý tưởng đó Thủ tướng sẽ duyệt, sau khi được phê duyệt thì yêu cầu Hà Nội triển khai thực hiện chi tiết. Cho nên đồ án thành phố hai bên sông Hồng, báo cáo các anh lần này được tôn trọng, được kế thừa và được tiếp tục. Đồ án ISS của Nhật Bản quy hoạch cho chúng ta, giúp cho Hà Nội cũng được kế thừa trong này để giải quyết đô thị lõi, đô thị trung tâm.

Một vấn đề đặt ra là khi kế thừa không phải là kế thừa tất, i sì mà phải có chọn lọc, trong đó có đề cập đến vấn đề các dự án trước kia chúng ta cấp theo quy hoạch của 108 và đặc biệt Hà Tây cấp theo quy hoạch của Hà Tây, đương nhiên bây giờ phải update vào trong định hướng này và phải xem xét để sắp xếp chỉnh lý nó, điều chỉnh nó cho phù hợp với định hướng này. Chính vì thế Thủ tướng vừa qua đã giao cho Thành phố Hà Nội rà soát hơn 700 dự án là như vậy. trên cơ sở rà soát cùng Bộ Xây dựng cho phép hơn 200 dự án được tiếp tục nhưng Hà Nội bây giờ vẫn tiếp tục khớp nối, điều chỉnh lại hơn 200 dự án này, kể cả về hạ tầng hay giao thông và tổ chức không gian như thế nào. Đây chính là bước kế thừa để thực hiện đồ án quy hoạch mới.

Đối với vành đai xanh sông Nhuệ và thủy lợi, khái niệm xanh là có cây xanh và mặt nước, sông Nhuệ là mặt nước cũng là xanh, mặt nước xanh trong quy hoạch lần này xác định nó là mục tiêu tiêu thoát lũ cho trung tâm nội thành. Xanh hai bên bờ là xanh bằng cây, bằng vườn v.v…. do đó gọi là vành đai xanh sông Nhuệ, chỉ có điều là vành đai xanh sông Nhuệ to hay nhỏ còn phụ thuộc vào việc rà soát trên cơ sở thực tế. Mong muốn của chúng ta nó là không gian đệm giữa đô thị lõi với đô thị trung tâm vành đai bên ngoài, từ sông Nhuệ đến sông Đáy. Bây giờ vấn đề rà soát cụ thể để thể hiện là rộng hay hẹp, tròn hay méo, cong ở đoạn này hay đoạn kia phụ thuộc vào kế thừa của các dự án mà vừa qua Thành phố Hà Nội và Hà Tây đã cấp để chúng ta xem xét điều chỉnh cho phù hợp. Tôi xin trao đổi thêm một số ý như vậy, vì đây là phương pháp mở mà chúng ta không phải chỉ trên nghị trường mà trong quá trình chúng ta tiếp tục đóng góp cho dự án này, làm sao mục tiêu của chúng ta là phát huy được trí tuệ cao nhất để xây dựng quy hoạch đúng như mong muốn của chúng ta, vừa hướng tới xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, bản sắc, bền vững. Quan trọng nhất bản sắc là “xanh”, tính chất đô thị là “hiện đại” nhưng bền vững, còn văn hóa đô thị, xã hội đô thị phải “văn minh”. Tất cả đó là mục tiêu của chúng ta để xây dựng thủ đô mà trong nhiệm vụ lần này giao là thủ đô của một nước trên 100 triệu dân trong thế kỷ XXI tức là tới năm 2050.

Tôi thống nhất cao với Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vì 6 lý do như  sau.

Sau khi tôi nghiên cứu Đồ án chung về quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và  tầm nhìn đến năm 2050 tôi xin đóng góp một số ý kiến như sau.


Đại biểu  QH Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Thứ  nhất, đồ án Quy hoạch chung này cần phải được phê duyệt sớm. Tại sao chúng ta cần phải được phê duyệt sớm, bởi vì Hà Nội của chúng ta sau khi thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội đã trở thành một trong những thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới. Như vậy, rõ ràng để Hà Nội phát triển, có một tầm vóc mới và diện mạo mới thì vấn đề quy hoạch là vấn đề phải đi trước một bước. Quy hoạch chung cần sớm được phê duyệt để sau bước quy hoạch chung này chúng ta còn phải thực hiện ít nhất là 2 bước nữa, đó là quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Hà Nội có thể phát triển được hay không chỉ khi chúng ta phê duyệt xong phần quy hoạch chi tiết. Nếu quy hoạch chung mà chúng ta không phê duyệt sớm thì hai bước tiếp theo sẽ rất chậm, như thế sẽ đẩy lùi tốc độ phát triển của thành phố.

Cá  nhân tôi thống nhất cao với Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vì 6 lý do như  sau.

Thứ  nhất, đồ án chung này đã được đặt trong mối liên hệ với quy hoạch vùng thủ đô theo Quyết định số 490 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2008.

Thứ  hai, đồ án chung này đã thiết kế và đã kế thừa được quy hoạch thủ đô theo Quyết định 108 được phê duyệt vào năm 1998 của Thủ đô Hà Nội.

Thứ  ba, đồ án chung này được thiết kế dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng thực tế về việc thực hiện Quy hoạch số 108 cũng như những thực trạng hiện tại của Hà Nội.

Thứ  tư, đồ án quy hoạch chung này đã khắc phục và đưa ra được những giải pháp tổng thể cho những vấn đề hiện đại mà thủ đô  đang phải đối mặt như là vấn đề  ùn tắc giao thông, gia tăng dân số không thể kiểm soát nổi, hạ tầng yếu kém, thoát nước mặt, nước thải, xây dựng hạ tầng yếu và thiếu.

Thứ  năm, đồ án chung này đã vạch ra được tương lai tốt đẹp hơn cho Thủ đô và đề ra được một lộ trình cụ thể để đầu tư đồng thời cũng mang lại sự phấn khởi cho người dân.

Thứ  sáu, đồ án này đã hiện thực hóa được 9 vấn đề cần phải giải quyết của thủ đô vào 10 chiến lược phát triển đặt ra của đồ án.

Tuy nhiên  đồ án này tôi xin có một số góp ý cụ thể như sau.

trên thực thế thì trên đồ án và trên sơ đồ chúng ta nhìn thấy có thể thấy rằng khu đô thị trung tâm cũ của Hà Nội hiện nay có mật độ dân số rất cao. Bên cạnh khu đô thị trung tâm để giãn dân chúng ta có 5 đô thị vệ tinh, với quy mô dân số khoảng 1,3-1,4 triệu người. Nối giữa đô thị vệ tinh và khu đô thị trung tâm có 3 khu thị trấn sinh thái là phúc Thọ, Quốc Oai và trúc Sơn được nâng cấp từ các thị trấn hiện hữu.

Tôi cho rằng vấn đề di dân và để tránh tập trung quá đông mật độ dân cư vào đô thị trung tâm như hiện nay chúng ta cần có giải pháp khẩn trương để việc dãn dân được sớm hơn. Như thế nếu theo phân kỳ đầu tư của đồ án nêu lên tôi nghĩ rằng một trong những giải pháp thực sự rất hiện hữu cho Hà Nội đó là chúng ta nên tập trung để nâng cấp khu thị trấn sinh thái không chỉ có 3 khu thị trấn là phúc Thọ, Quốc Oai và trúc Sơn, mà còn một loạt thị trấn hiện hữu đã có. Nếu trong trường hợp những thị trấn này được nâng cấp về hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật thì chính ở đây sẽ tạo ra được những điểm nhấn và thu hút người lao động, tạo việc làm cho dân cư tại chính địa phương, hạn chế dòng di chuyển từ các thị trấn, thị xã về trung tâm thủ đô.

Tuy nhiên tôi đề nghị theo phân kỳ đầu tư, việc đầu tư 5 đô thị vệ tinh sẽ  được bắt đầu xây dựng hạ tầng từ năm 2020, như thế 10 năm đầu chúng ta sẽ đầu tư vốn để cho phát triển hạ tầng khung, có nghĩa là các tuyến đường để dẫn  đến các khu đô thị này. Tôi cho rằng vấn đề của Hà Nội ít nhất trong vòng 15 năm nữa nếu như theo quy hoạch chung này thì vấn đề giãn dân là vấn đề vẫn chưa thể giải quyết  được và chúng ta vẫn đối mặt với những hiện thực về ùn tắc giao thông, tăng dân số, nhiều vấn  đề về hạ tầng cũng như xã hội khác. Vì thế chúng ta cần đề ra những giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề trước mắt, đồng thời đề ra những giải pháp cho trung hạn và dài hạn.

Về  giao thông, tôi thống nhất rất cao với định hướng phát triển giao thông. Đặc biệt, việc quy hoạch về mặt giao thông đáp ứng được yêu cầu hiện đại, tiện nghi. Sau 40 năm nữa nếu Hà Nội thực hiện được đề án chung này, đặc biệt là lĩnh vực giao thông, thì thành phố của chúng ta sẽ rất xanh, rất hiện đại, văn minh và người dân sẽ không ngại di chuyển từ trung tâm Thành phố để ra khu trung tâm Hành chính Quốc gia, bởi vì chỉ có 28 km. Nếu toàn bộ hệ thống về hạ tầng, về đường xá, các phương tiện giao thông như được trình bày trong đề án, thì khoảng cách này cũng không phải là vấn đề quá quan trọng.

Tuy nhiên, về giao thông cũng có hai vấn đề cá  nhân tôi cũng như cử tri rất băn khoăn đó là: việc xây dựng tuyến trục Thăng Long và đặt trung tâm hành chính Quốc gia tại Ba Vì như thế  nào? Nếu như việc chúng ta dự kiến khu dự trữ quốc gia tại Ba Vì ( mà hiện nay đang đặt ra là khu trung tâm hành chính Quốc gia) thì việc xây dựng trục Thăng long cũng là hợp lý. Tuy nhiên chúng ta cần phải giải thích rõ mục đích, lợi ích, ý nghĩa xã hội của tuyến trục Thăng Long này như thế nào trong việc phát triển kinh tế – xã hội cũng như ảnh hưởng đến đời sống người dân của Thủ đô.

Thành phố Hà Nội của chúng ta sẽ là Thành phố rất xanh đẹp giống như paris, giống như Matxcova vì cùng chia sẻ một cái chung đó là chúng ta có Sông Hồng, vậy quy hoạch hai bên bờ Sông Hồng sẽ tiến hành như thế nào để thành phố của chúng ta vừa chống được lũ lụt, vừa là một thành phố xinh xắn và duyên dáng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *