kính gửi: văn phòng chính phủ.
thực hiện ý kiến chỉ đạo của phó thủ tướng chính phủ hoàng trung hải tại công văn số 227/tb-vpcp ngày 27/8/2008 của văn phòng chính phủ về “chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước”, bộ xây dựng đã tổ chức nghiên cứu điều chỉnh theo ý kiến chỉ đạo và dự thảo quyết định phê duyệt chương trình, trong đó, đề nghị lựa chọn 4 tỉnh là: hải phòng, lào cai, tiền giang và long an để triển khai ngay với sự lựa chọn khác nhau về công nghệ, quy mô công suất tại một số vùng miền khác nhau để đánh giá, rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng (có phụ lục kèm theo thuyết minh lý do lựa chọn các tỉnh tham gia chương trình).
ngày 27/10/2008, bộ xây dựng đã có công văn số 2163/bxd-htkt gửi các bộ: kế hoạch và đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường xin ý kiến góp ý cho dự thảo quyết định và công văn số 2162/bxd-htkt yêu cầu các tỉnh có dự án cam kết tham gia chương trình và góp ý kiến về nội dung dự thảo quyết định của thủ tướng chính phủ. cho đến nay, bộ xây dựng đã nhận được văn bản trả lời của bộ kế hoạch và đầu tư (công văn số 9116/bkh-kcht&đt ngày 16/12/2008), bộ tài chính (công văn số 13796/btc-đt ngày 14/11/2008), bộ khoa học và công nghệ (công văn số 2741/bkhcn-khcnn ngày 4/11/2008), bộ tài nguyên và môi trường (công văn số 4522/btnmt-tcmt ngày 11/11/2008) và các tỉnh: hải phòng (công văn số 6838/ubnd-gt ngày 27/11/2008), lào cai (công văn số 2769/ubnd-cn ngày 31/10/2008), tiền giang (công văn số 6136/ubnd-cn ngày 31/10/2008), long an (công văn số 6690/ubnd-cn ngày 7/11/2008).
nhìn chung, các bộ và các tỉnh có dự án đều thống nhất với mục tiêu và nội dung cơ bản của dự thảo quyết định. các ý kiến góp ý đã được bộ xây dựng tiếp thu, hoàn thiện trong dự thảo. một số ý kiến khác, bộ xây dựng xin giải trình như sau:
1. ”dự thảo quyết định chưa phản ánh được định hướng lớn của toàn bộ chương trình, chỉ mang tính chất khẳng định chủ trương đầu tư đối với 4 nhà máy… do vậy, đề nghị xem xét lại vấn đề này hoặc sửa đổi theo hướng quyết định chủ trương đầu tư và vận hành cho 4 nhà máy” (bộ tài chính): dự thảo quyết định đã phản ánh các định hướng chính của chương trình theo chỉ đạo của thủ tướng và phó thủ tướng chính phủ. tuy nhiên, do giai đoạn 2 của chương trình là triển khai nhân rộng trên toàn quốc lại phụ thuộc vào kết quả thực hiện của giai đoạn 1 nên các nội dung chưa cụ thể. sau khi kết thúc giai đoạn 1, bộ xây dựng sẽ phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng và trình thủ tướng chính phủ phê duyệt nội dung cụ thể của giai đoạn 2 để triển khai thực hiện.
2. ”đề nghị có báo cáo rõ tiêu chí lựa chọn 4 dự án đồng thời kiểm tra lại tình hình thực tế và nhu cầu của các địa phương (hải phòng, lào cai và tp. hồ chí minh) để cân nhắc khi lựa chọn địa điểm tham gia chương trình, đảm bảo đúng mục tiêu và đối tượng của chương trình” (bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư): việc lựa chọn 4 dự án (2 miền bắc và 2 miền nam) được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của phó thủ tướng hoàng trung hải tại thông báo số 227/tb-vpcp ngày 27/8/2008. các tiêu chí chi tiết lựa chọn 4 dự án được trình bày cụ thể trong phụ lục kèm theo công văn trình thủ tướng chính phủ phê duyệt dự thảo quyết định. theo đó, các tỉnh được lựa chọn đều đáp ứng các tiêu chí như: có lượng chất thải lớn, mức độ ô nhiễm trầm trọng; khó khăn trong việc tìm địa điểm để bố trí các bãi chôn lấp ctr; nằm đầu nguồn nước có nguy cơ gây và lan tỏa ô nhiễm cao; các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; chưa hoặc đã được đầu tư xử lý ctr từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, oda nhưng mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế. cụ thể:
– hải phòng: nhà máy xử lý ctr được xây dựng bằng nguồn vốn oda hàn quốc đặt tại bãi rác tràng cát vừa mới đưa vào vận hành tháng 12/2008 có công suất 200 tấn/ngày chỉ xử lý được 1/3 tổng lượng rác so với nhu cầu hiện tại.
– lào cai: theo bộ kế hoạch và đầu tư, tp. lào cai mới được ký hiệp định chương trình tài trợ bằng nguồn vốn của afd (pháp) cho phát triển hạ tầng đô thị, trong đó có tiểu hợp phần xử lý ctr. tuy nhiên, bộ xây dựng nhận thấy: việc thực hiện dự án từ nguồn vốn oda thường rất chậm, trong khi đó bãi rác của thành phố hiện không hợp vệ sinh lại nằm ở đầu nguồn nước, khó khăn trong lựa chọn địa điểm do nhiều núi đá vôi và hang động caster. hơn nữa, lào cai là một tỉnh miền núi nghèo nằm trong chương trình 135 của chính phủ nên rất cần được hỗ trợ để phát triển từ nhiều nguồn vốn khác nhau. vì tiểu hợp phần xử lý chất thải rắn là một nội dung rất nhỏ lại chưa được xác định cụ thể nên có thể điều chỉnh lại mục tiêu hỗ trợ của chương trình.
– thành phố hồ chí minh: hiện tại, tp. hồ chí minh thải ra trên 6.000 tấn rác/ngày và được xử lý tại các bãi rác gò cát, phước hiệp và đa phước. cụ thể: bãi rác gò cát đã hết công suất; bãi rác đa phước có công suất thiết kế 3.000 tấn/ngày trong đó nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 100 tấn/ngày (định hướng là 1.000 tấn/ngày) nhưng đến nay chưa hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật nên chưa thể tiếp nhận hết công suất; bãi rác phước hiệp (củ chi) hiện đang tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày và đang xây dựng 2 nhà máy xử lý rác thải với tổng công suất 2.200 tấn/ngày – giai đoạn 1 là 1.600 tấn/ngày bằng nguồn vốn của công ty viet star thuộc tập đoàn lemna (hoa kỳ) và công ty cổ phần đầu tư phát triển tâm sinh nghĩa.
trong quyết định số 1440/qđ-ttg ngày 6/10/2008 của thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý ctr 3 vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, miền trung và phía nam đến năm 2020 thì khu xử lý ctr tân thành, huyện thủ thừa, tỉnh long an (có diện tích 1.760 ha) được xác định là khu xử lý chất thải rắn cho vùng tp. hồ chí minh và tỉnh long an. tại đây, từ năm 2011 phải có nhà máy xử lý chất thải rắn công suất 1.500 tấn/ngày để xử lý chất thải rắn cho vùng liên tỉnh. vì vậy, việc lựa chọn nhà máy xử lý rác tại đây là hoàn toàn phù hợp.
3. ”việc thẩm định giá được thực hiện theo qui định của pháp luật về quản lý giá, do các doanh nghiệp thẩm định giá độc lập thực hiện làm căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt, do vậy đề nghị bỏ qui định bộ tài chính tổ chức thực hiện thẩm định giá cho các dự án thuộc chương trình” (bộ tài chính): tại thông tư số 05/2004/tt-btc ngày 30/1/2004 của bộ tài chính hướng dẫn quản lý giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước đã xác định: bộ tài chính quyết định mức giá, mức trợ giá đối với hàng hóa, dịch vụ do nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ cho các đơn vị sản xuất mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách trung ương (điểm b, khoản 1, mục ii). vì vậy, với 4 dự án trong giai đoạn 1, nếu không sử dụng hình thức đấu thầu thì đề nghị bộ tài chính chủ trì tổ chức thực hiện xác định giá cho các dây chuyền công nghệ xử lý rác. việc thực hiện các dự án trong giai đoạn 2 sẽ tuân theo các quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc quản lý giá.
4. ”xem xét tính hợp lý trong việc phân giao nhiệm vụ quản lý đối với nhà máy xử lý rác dự kiến đặt tại tỉnh long an, trường hợp này sẽ hợp lý nếu giao ubnd tỉnh long an chịu trách nhiệm triển khai thực hiện” (bộ tài chính): nhà máy xử lý rác đặt tại xã tân thành, huyện thủ thừa, tỉnh long an với mục đích xử lý chất thải rắn cho vùng liên tỉnh (tp. hồ chí minh và long an), trong đó chủ yếu phục vụ cho tp. hồ chí minh. khu xử lý này đã được tp. hồ chí minh thống nhất với ubnd tỉnh long an về trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng, vì vậy trong văn bản cam kết số 6690/ubnd-cn ngày 7/11/2008 của ubnd tỉnh long an đã ghi rõ: ”nhà máy xử lý rác theo chương trình này đề nghị phải kết nối với khu công nghiệp xử lý rác do tp. hồ chí minh làm chủ đầu tư tại xã tân thành, huyện thủ thừa, tỉnh long an”.
5. ”việc lựa chọn các công nghệ để triển khai áp dụng cần phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương, giữa các công nghệ đã được đánh giá và cấp giấy chứng nhận cần có sự so sánh để lựa chọn công nghệ phù hợp cho triển khai áp dụng tại từng địa phương cụ thể, không nhất thiết tất cả các công nghệ này đều cho đầu tư tại các địa phương” (bộ tài nguyên và môi trường) và ”các dự án đầu tư sẽ do chủ đầu tư lựa chọn trong số các công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật” (bộ kế hoạch và đầu tư): việc xây dựng 4 nhà máy xử lý chất thải rắn trong giai đoạn đầu theo các mô hình khác nhau chính là cơ sở để đánh giá, so sánh, lựa chọn công nghệ và mô hình phù hợp để triển khai nhân rộng tại các địa phương khác (ý kiến của phó thủ tướng hoàng trung hải tại thông báo số 227/tb-vpcp ngày 27/8/2008 của văn phòng chính phủ). trong giai đoạn thực hiện 4 dự án, nếu để các chủ đầu tư tự lựa chọn công nghệ sẽ có những công nghệ không được lựa chọn và sẽ không có đủ cơ sở đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp để triển khai nhân rộng.
6. ”mức đầu tư nêu trong dự thảo quyết định vẫn chủ yếu do các đơn vị sở hữu công nghệ đưa ra. do vậy, tổng mức đầu tư cho các nhà máy cần được tính toán, xác định dựa trên căn cứ khoa học và phù hợp với thực tế ở nước ta” (bộ tài nguyên và môi trường): vấn đề này đã được trình bày cụ thể tại điểm 9. phương thức thực hiện trong bảng các nội dung cơ bản của 4 dự án của dự thảo quyết định phê duyệt chương trình.
7. ”về nguồn vốn cho các dự án đề nghị nên điều chỉnh lại tỷ lệ vốn đầu tư trong đó nhà nước nên 70% (trong đó trung ương 55% và địa phương 15%) và doanh nghiệp 30% vì đây là dự án hoạt động trong lĩnh vực công ích” (ubnd tỉnh lào cai): hiện nay tại nhiều địa phương trong cả nước có nhiều doanh nghiệp đã tự bỏ vốn đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý rác, điều này phù hợp với chủ trương khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của nhà nước (khoản 4, điều 4, nghị định 59/2007/nđ-cp ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn). tuy nhiên, để khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ xử lý chất thải rắn trong nước, chính phủ đã quyết định xây dựng và thực hiện “chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước” với nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà nước là 50% (thông báo số 50/tb-vpcp ngày 19/3/2007). điều này sẽ vừa khuyến khích các đơn vị sở hữu công nghệ vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc quản lý hiệu quả nguồn vốn.
bộ xây dựng xin trình dự thảo quyết định phê duyệt “chương trình đầu tư các nhà máy xử lý rác áp dụng công nghệ trong nước đã được cấp giấy chứng nhận cho các địa phương trong cả nước”, đề nghị văn phòng chính phủ báo cáo thủ tướng chính phủ sớm phê duyệt chương trình để tổ chức triển khai thực hiện.
|