Dự án
Burj Dubai – Công trình với thiết kế đầy sáng tạo là của Adrian Smith, một kiến trúc sư người Mỹ. Lúc đầu Burj Dubai có tên là “Groll Tower”, có độ cao 560, là công trình cao nhất thế giới và dự định sẽ được xây dựng tại Australia. Hình dáng kiến trúc bên ngoài công trình không có nhiều điểm khác biệt so với những công trình hiện đại khác. Nó giống như một chiếc lăng kính dài được lắp đèn công suất lớn chiếu sáng toàn khu vực. Sau đó, các kiến trúc sư đã sửa lại bản thiết kế với chiều cao công trình là 600 mét. Công trình cuối cùng đặt tại Dubai và chiều cao thay đổi lần cuối cùng vượt ngưỡng 700 mét.
Thiết kế lấy cảm hứng từ hymenocallis, một loại hoa được trồng nhiều ở Arab Saudi. Chiều cao công trình lên đến 808 mét tính cho đến thời điểm khánh thành. Vào năm 2006, một số báo cáo cho rằng, công trình có chiều cao lên tới 940 mét và một vài tháng sau, chiều cao đo được là 1011 mét. Như những gì chúng ta đã biết, sau khi công trình xây dựng được hoàn thành, Burj Dubai là tòa nhà cao nhất thế giới, mặc dù chi tiết về chiều cao chính xác luôn được giữ bí mật.
Cải tạo
Công trình được xây dựng và hoàn thành vào năm 2008 nhưng trên thực tế, việc hoàn thiện mặt đứng chưa xong nên ngày mở cửa bị hoãn đến năm 2009. Việc xây dựng nhà chọc trời ở đây không phải vì thiếu không gian mà nhằm mục đích thu hút sự chú ý của thế giới về thành phố để phát triển kinh tế và du lịch.
Burj Dubai trở thành tổ hợp trung tâm thương mại kết hợp chung cư văn phòng lớn nhất với tổng chi phí lên đến 8 tỉ đô la. Burj Dubai bao gồm một trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall, một hồ nước nhân tạo với diện tích 12 ha, khách sạn Burj Dubai Mall và 19 tầng căn hộ cao cấp. 37 tầng đầu tiên dành cho khách sạn và tầng 123,124 là đài quan sát toàn cảnh thành phố.
Concept
Burj Dubai lấy cảm hứng từ hình dáng hymenocallis, một loại hoa 6 cánh màu trắng được trồng nhiều ở Dubai. Hình khối kiến trúc của công trình cách điệu thành bông hoa ba cánh với ba chức năng khác nhau: khách sạn, văn phòng, nhà ở.
Cấu trúc
Burj Dubai được xây dựng trên mặt bằng bông hoa ba cánh, giật cấp khác nhau và càng lên cao càng nhỏ dần với 6 cấp giật khác nhau. Vị trí giao nhau của 3 cánh được làm theo hình xoắn ốc hướng về phía bên trái, để có thể đối phó với những cơn gió manh và bão cát ở Dubai. Tổ hợp căn hộ được phân biệt rõ ràng trên mặt tiền công trình bởi mặt bằng lớn và vật liệu tối màu hơn.
Toà tháp được xây dựng bởi Samsung Engineering & Construction, tập đoàn cũng xây dựng the Petronas Twin Towers và Taipei 101. Samsung Engineering & Construction xây dựng tòa tháp liên doanh với Besixtừ Birand Arabtec từ UAE. Turner là quản lý dự án chính của công trình.
Kết cấu chủ yếu của công trình là bê tông cốt thép. Putzmeister sử dụng một loại bơm bê tông mới, áp suất cực cao cho dự án. Trên 45,000 m3 bê tông, nặng hơn 110,000 tấn được dùng để đổ móng bê tông cốt thép, dùng cho 192 cọc; mỗi cọc kích thước 1.5 mx 43 m dài, chôn sâu hơn 50 m.
Xây dựng tháp Burj Khalifa dùng khoảng 330,000 m3 bê tông và 55,000 tấn thép, xây dựng tốn khoáng 22 triệu giờ công. Bê tông mật độ cao và tính thấm thấp được sử dụng cho móng của Burj Khalifa. Hệ thống bảo vệ được sử dụng để tối thiểu thiệt hại ăn mòn hóa học trong nước ngầm. Phần còn lại phía trên được xây dựng bằng thép nhẹ. Hỗn hợp bê tông đặc biệt được làm để chịu áp lực cực cao từ khối lượng khổng lồ của tòa nhà.