thực ra “sự đối kháng” giữa người vừa có tiền vừa có quyền (chủ nhà) với người có nghề (người thiết kế) là chuyện tất nhiên và rất nên xảy ra. nhưng phải trước khi hình thành ngôi nhà. trong mọi trường hợp, ngoài tiếng nói chung thì sự “kiên định lập trường” dù của khách hàng hay của người thiết kế đều là… dở. song “hòa hợp” theo kiểu “vui lòng khách đến” lại là tai hại!
có lần tôi được yêu cầu thiết kế một căn biệt thự phố, diện tích đủ để khắc phục những nhược điểm thường gặp trong nhà phố. chủ nhà đưa ra yêu cầu khá đơn giản: “không chuộng hình thức, nên nhà không cần “xài” mặt tiền. quan trọng là bên trong, nội thất phải “dữ” . tôi như mở cờ trong bụng vì rất hiếm khi gặp chủ đầu tư “tâm đầu ý hợp” như vậy. thế nhưng niềm vui của tôi không được bao lâu thì lụi dần và vụt tắt khi được đích thân chủ nhà đưa đi tham quan một ngôi nhà ống “có cách bố trí các phòng ngủ hay lắm; em có thể tham khảo để thiết kế”. đó là một căn nhà bề ngang chừng 4 mét, mặt bằng được bố trí theo “lập trình” mắc lỗi thường thấy: phòng khách, hai phòng ngủ liền kề tạo thành “con hẻm” ra phía sau nhà bếp và vệ sinh. cái “dữ”, theo khách hàng, là bộ salon bằng gỗ đắt tiền được chạm rồng phụng tinh vi; “vỏ” của hai phòng ngủ sơn hai màu khá chỏi. ba bức tường trong phòng ngủ là ba “phong cách” trang trí khác nhau với những màu, những gốm, với chỉ lồi, roong lõm; trên trần vốn thấp và nhỏ là những “thùng” những “hộp” thạch cao, đèn lon đèn ếch, cái lửng lơ, cái hững hờ… khách hàng của tôi cũng khá tâm đắc với mảng tường phòng khách có décor như bảng thử màu của họa sĩ!
lý giải hết cách, từ đơn giản là sự khác biệt về kích thước không xong, đến phức tạp hơn là sự khác nhau giữa thể loại nhà, không gian, công năng v.v… nhưng không ổn, suýt nữa bị cho là “gàn”, tôi bị “bấm nút biến” …
lần khác tôi được nhờ thiết kế một quán ăn (mà thực ra chức năng chính là… nhậu), kích thước như một căn nhà phố thường thấy. yêu cầu khách hàng đặt ra khá hợp lý: “là quán ăn bình dân, chỉ cần diện tích đủ để làm bếp, có một phòng nhỏ nghỉ trưa, ưu tiên diện tích tối đa cho buôn bán” . tuy nhiên, “vì là quán nên mặt tiền phải “dữ”, phải “có nét” thu hút khách …” . lần này chủ nhà gợi ý tôi tham khảo mặt tiền một ngôi biệt thự mà “có thể thích hợp với mặt tiền của quán”. mà đúng thật, ngoài mặt tiền có thể décor cho quán, bên trong biệt thự đó cũng có những không gian, họa tiết… không khó lắm để “áp” cho quán, nếu muốn.
trường hợp này, khách hàng của tôi có vẻ “đúng” nhưng xem ra sư bất ổn lại thuộc về ngôi-nhà-quán vừa được chúng tôi ghé thăm.
nhà cũng có thể là quán, quán cũng có thể là nhà! trời ạ!
nhưng lần nữa tôi lại bị (cho là được, cũng tốt) “bấm nút”…thực ra “sự đối kháng” giữa người vừa có tiền vừa có quyền (chủ nhà) với người có nghề (người thiết kế) là chuyện tất nhiên và rất nên xảy ra. nhưng phải trước khi hình thành ngôi nhà. trong mọi trường hợp, ngoài tiếng nói chung thì sự “kiên định lập trường” dù của khách hàng hay của người thiết kế đều là… dở. song “hòa hợp” theo kiểu “vui lòng khách đến” lại là tai hại!
trong khi hiện nay nhiều người đã bận tâm nhiều đến thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, vật tư, vật liệu v.v… thì việc loay hoay “soi mói” các vấn đề kinh điển của kiến trúc như trên có vẻ như lỗi thời (!?). tuy nhiên, những bận tâm của chúng ta đều không ngoài mục tiêu cuối cùng nhằm đáp ứng các yêu cầu công năng và thẩm mỹ cho công trình.
khi mà hình thức được xem là giải pháp để “cứu lại” công năng, hay công năng được ưu tiên tối đa mà “quên” hình thức (dù đấy đang là xu thế hiện nay); hay khi chi tiết được lấp kín không gian hoặc giả không gian “vắng tênh” chi tiết, tất cả cũng đều là bất ổn.
chẳng lẽ, để có một ngôi nhà đẹp vẫn còn là chuyện mang tính “hên xui” ?!
bài: kts lê công sĩ