Trang chủ » Ấn Độ: Xây cao ốc trên những cồn cát?

Ấn Độ: Xây cao ốc trên những cồn cát?

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

Danh sách top 100 người giàu do Tạp chí Forbes phiên bản Ấn Độ bình chọn đã được công bố. Ngoài những ứng cử viên phổ biến ra, đa số các ứng cử viên mới khiến nhiều người hiếu kỳ đều đến từ ngành bất động sản.


Ảnh minh họa

Ấn Độ là một nền kinh tế lấy ngành dịch vụ làm nền tảng, rất nhiều người theo ngành công nghệ thông tin hoặc các ngành dịch theo mô hình xuất khẩu khác hay ngành công nghiệp hàng hóa. Vậy tại sao những người giàu mới lại đến từ ngành bất động sản?

Đây là ngành nghề liên quan đến gạch và xi măng, mục tiêu hướng tới là thị trường nội địa, nhưng ngành này với quy mô đồ sộ đã tạo ra không biết bao nhiêu người giàu. Cùng với việc nhiều người di chuyển ra thành phố lập nghiệp, các hãng xây dựng cũng đang kích thích họ xây dựng một khát vọng cho một ngôi nhà mơ ước. Các nhà thầu xây dựng đã thông qua việc chào sàn thành công để thu hút vốn nước ngoài, rèn luyện thực lực của mình. trong bối cảnh giá nhà tăng mạnh, nhu cầu là mãi mãi, thời cơ gia nhập thị trường bất động sản Ấn Độ thật quá nhiều. Nhưng, nhiều nhà phân tích cho rằng., ngành bất động sản Ấn Độ trên thực tế vẫn chỉ được xây trên một nền tảng không vững chắc.Bởi vì Ấn Độ sắp đứng trước thách thức thành thị hóa.

Ngày nay, mặc dù chỉ có 30% người dân Ấn Độ sống ở khu vực thành thị, nhưng thành thị đã đóng góp hơn 60% GDp toàn quốc và 90% doanh thu cho chính phủ. Thành thị hóa là một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế. Nhưng xem xét từ tình hình của nhiều thành phố Ấn Độ cho thấy, tình hình và sự nâng cấp của họ rất ít được quan tâm. Đây là hậu quả của sự thiếu tư duy chiến lược lâu dài. Hơn nữa, tuy quy mô thực tế và năng lực kinh tế của các thành phố Ấn Độ đều đã tăng trưởng, nhưng dịch vụ cho cơ sở đô thị như nhà ở, điện nước và y tế trên thực tế còn yếu kém.

Theo báo cáo “triển vọng thành thị hóa thế giới” của Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, sẽ có khoảng 914 triệu người Ấn Độ sống ở thành thị. Hiện nay, dân số của các thành phố Ấn Độ là 300 triệu người. Những thành tựu kinh tế của Ấn Độ trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc vào phương thức xây dựng thành phố cũ, quy hoạch thành phố mới.

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.