Theo TS trịnh Thế Dũng – trưởng khoa phòng cháy, trường ĐH phòng cháy Chữa cháy, các chuyên gia về pCCC của Nga, Mỹ cảnh báo các chung cư cao tầng tại Hà Nội sớm muộn gì cũng có thảm họa do cháy. 93,8% thang bộ thoát nạn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhà chung cư cao tầng ở Hà Nội cũng như ở các thành phố lớn của Việt Nam là một xu thế tất yếu.
Ông Dũng khẳng định: “Đối với nhà cao tầng nói chung và chung cư nói riêng, vấn đề chống tụ khói cần được đặt ra số một. Nếu không giải quyết được vấn đề chống tụ khói thì không thể đảm bảo được an toàn pCCC. trong những trường hợp cháy nhà cao tầng, người chết do tác động của khói là chính. Chỉ vài chục giây nếu trong khói có nhiều thành phần độc tố do cháy vật liệu tổng hợp và tối đa là ba phút là con người đã bị choáng, ngất, mất khả năng di chuyển ra vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, TS Dũng cho biết, hiện nay, tỉ lệ công trình, nhà cao tầng không đáp ứng được hệ thống chống tụ khói còn khá nhiều. Tầng hầm để ô tô, xe máy tập thể là nơi có nguy cơ xảy ra cháy nhiều nhất. Nhưng theo điều tra năm 2006, có tới 63,7% tầng hầm chung cư chưa đáp ứng tiểu chuẩn chống tụ khói. Con số này đối với thang bộ thoát nạn an toàn là 93,8%. Hiện nay, số lượng nhà chung cư cao tầng mọc lên rất nhiều. Chỉ có những chung cư có vốn đầu tư của nước ngoài đảm bảo an toàn cháy nổ nói chung và hệ thống chống tụ khói nói riêng đạt tiêu chuẩn. Đa số các chung cư đang xây dựng ở các khu đô thị mới hiện nay đều không đảm bảo yêu cầu của tiêu chuẩn, là tối thiểu phải có hai lối thoát nạn an toàn từ các tầng. Cầu thang bộ để thoát nạn là cầu thang hở, không ngăn được lửa, khói khi có cháy, vì vậy không thể thoát nạn an toàn bằng các cầu thang hở này. “Những nhà chung cư cao tầng giành cho người thu nhập thấp, chung cư phục vụ cho giải phóng mặt bằng làm công trình giao thông, khu công nghiệp, việc đầu tư về pCCC còn yếu”, ông Dũng khẳng định. Ống đổ rác phải làm bằng vật liệu không cháy như ống kim loại, thép hoặc ống gang phải được đặt trong phòng có cửa cũng làm bằng vật liệu không cháy và có gioăng đệm kín. trong trường hợp nhà chung cư bị cháy vừa qua, các cửa đổ rác có khung làm bằng gỗ, ống đổ rác làm bằng nhựa tổng hợp nên chỉ đến khoảng 3000 độ C là bị phân hủy. Hơn nữa ống đổ rác lại không có ống thải khí, lỗ thoát khí nên khi cháy, “hiệu ứng ống khói” đã xảy ra. Tức là khi cháy, nhiệt độ ở một vài tầng dưới có thể chỉ vài trăm độ C, nhưng ở phía trên ống đã tới 700 – 8000 độ C”.
Hiện nay các nước trên thế giới, những nhà chung cư đã có hệ thống đổ rác đều không sử dụng nữa. Do không kiểm soát được người dùng vứt các chất cháy như than tổ ong đã dùng xong, tàn thuốc lá… và dẫn đến xảy ra cháy từ đây rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều chung cư ở Việt Nam vẫn duy trì ống đổ rác nhưng xây dựng lại không đạt chuẩn. |
Chung cư Hà Nội và thảm họa cháy
1