0
mộ và đền thờ đoàn văn cự và 16 nghĩa binh thiên địa hội được bộ trưởng bộ văn hóa -thông tin công nhận là di tích lịch sử từ ngày 25/4/1998. theo công trạng được ghi tại đền thì quốc công đoàn văn cự (sn 1835) là người có tinh thần yêu nước, sống ẩn mình. cụ đã thu phục và tập hợp đông đảo nông dân đứng lên đánh đuổi thực dân pháp. ngày 8.4 âm lịch, giặc pháp bất ngờ tấn công khiến cụ và 16 nghĩa binh hy sinh ngay bên dòng linh tuyền thuộc phường long bình, tp biên hòa, đồng nai ngày nay. cụ được nhân dân chôn cất ngay tại đây. năm 1956, nhân dân xã tam hòa – tam hiệp – bình đa đã đóng góp công, của xây một ngôi đền cạnh quốc lộ 51 để làm nơi thờ cúng hương hồn cụ và 16 nghĩa binh thiên địa hội. tuy nhiên mộ cụ vẫn nằm bên suối linh ngay giữa lòng tp.biên hòa.
thế nhưng dòng suối linh tuyền trong xanh nơi cụ và các nghĩa binh ngã xuống giờ đã trở thành “điểm đen” ô nhiễm của tp.biên hòa. mỗi ngày con suối này phải hứng chịu hang ngàn tấn rác thải, nước thải từ các khu dân cư xung quanh và các kcn gần đó đổ xuống nên dòng nước không chỉ biến màu mà còn bốc lên mùi hôi nồng nặc. nước ở đây đen xì, đặc quánh và xủi bọt trắng xóa nên người dân vẫn gọi con suối này là “suối chết”. hàng ngày mùi xú uế bốc lên bao phủ quanh di tích khiến nơi đây mất hẳn đi vẻ tôn nghiêm. đã thế, di tích này còn nằm trong khu đất trũng, mùa mưa thường ngập lụt nên đã bị xuống cấp trầm trọng.
để bảo vệ di tích, một số người đề nghị di dời mộ cụ đoàn văn cự về đền thờ của cụ ở phường tam hiệp để thuận tiện trong việc quản lý, bảo vệ và thờ cúng. nhưng ý kiến này đã bị nhiều người phản đối vì cho rằng mộ cụ là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng nên không thể di dời và đề nghị chỉnh dòng suối linh, tạo khúc eo tuy để bảo vệ di tích.
ngày 17/6/2007 ubnd tỉnh đồng nai và sở văn hóa thông tin đã thống nhất phương án 02 do ubnd phường long bình đề xuất: mở rộng 16.000m2 từ xa lộ hà nội vào với chiều dài 300m để nới rộng và nâng cao phần lăng mộ, tạo thành khu hoa viên, xây dựng công trình văn hóa, công viên cây xanh và hành lang suối linh. để làm được việc này, cần giải tỏa trắng 34 hộ, giải tỏa một phần 11 hộ nhưng giao thông sẽ rất thuận lợi, đồng thời tạo điều kiện cho việc tham quan của du khách, tổ chức lễ hội truyền thống và khắc phục ô nhiễm môi trường. trước mắt địa phương đã di dời các hộ chăn nuôi gần đó, làm giảm ô nhiễm nguồn nước và thông thoáng cho khu di tích. tuy nhiên, do thiếu kinh phí và một số lý do khác nên đến nay dự án vẫn chưa được tiến hành, trong khi khu di tích thì đang xuống cấp nghiêm trọng.
|