Trang chủ » CHỈ THỊ: Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước

CHỈ THỊ: Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước

bởi Kien Truc - Kientruc.vn





     BỘ XÂY DỰNG  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


           ________                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


       Số  02/CT-BXD              ___________________________ 


           Hà Nội, ngày  16  tháng 7 năm 2009


 


CHỈ THỊ: Về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Xây dựng và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước


 


            Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX và Nghị quyết Đại hội X của Đảng; thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại các Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng qua các giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010; đến nay, các Tổng công ty, Công ty độc lập trực thuộc Bộ đã cơ bản hoàn thành sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, nhiều bộ phận doanh nghiệp và đã chuyển sang tổ chức, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con; đồng thời đang tiếp tục triển khai cổ phần hóa và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


            Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước của ngành, thực hiện Chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 19/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị trong việc thí điểm mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước và bổ sung chính sách chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty; Giám đốc các Công ty độc lập và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng khẩn trương triển khai thực hiện những nội dung công việc dưới đây :


1. Về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước :


– Căn cứ định hướng chiến lược phát triển của Tổng công ty, Công ty trong những năm tới và điều kiện thực tế của đơn vị để xây dựng phương án điều chỉnh tiến độ, hình thức sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bao gồm Công ty mẹ (Tổng công ty), Công ty độc lập trực thuộc Bộ và Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty chưa chuyển đổi; bảo đảm đến thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2010, tất cả các doanh nghiệp này đều chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức Công ty cổ phần, hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn. Phương án điều chỉnh sắp xếp, cổ phần hóa của Tổng công ty, Công ty được gửi về Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) chậm nhất đến ngày 25/8/2009 để Bộ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


– Rà soát, điều chỉnh lại việc cổ phần hóa đối với các Công ty thành viên và đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ quyết định cổ phần hóa từ những năm trước đây. Trường hợp xét thấy doanh nghiệp thành viên chưa cần thiết cổ phần hóa; hoặc chưa đủ điều kiện cổ phần hóa, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của Tổng công ty thì cần phải báo cáo Bộ phương án điều chỉnh, sắp xếp theo các giải pháp khác (chuyển sang Công ty TNHH một thành viên, tổ chức lại thành đơn vị phụ thuộc Tổng công ty, hoặc chuyển đổi cấp quản lý).


– Đối với các Tổng công ty đã được Bộ phê duyệt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 01/01/2007, cần nhanh chóng hoàn thành xác định  giá trị doanh nghiệp điều chỉnh cho phù hợp với quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 26 Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ, trình Bộ thẩm định, công bố trong Quý III/2009; trên cơ sở đó tiếp tục triển khai các bước tiếp theo trong quy trình cổ phần hóa để hoàn thành cùng với sự hình thành thí điểm các Tập đoàn kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


– Đối với các Tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ cho phép thực hiện cổ phần hóa, đã có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty (Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng – Licogi, Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 – FiCO, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội – Hancorp, Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng – Viglacera), tiếp tục triển khai cổ phần hóa. Khi chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị (khối lượng, mức độ phức tạp các công việc cần làm để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, tiến độ triển khai cổ phần hóa) mà có thể lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là 31/12/2008; hoặc 30/6/2009 để đảm bảo đến 01/7/2010 hoàn thành cổ phần hóa, chuyển sang Tổng công ty cổ phần.   


– Trong khi chưa sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, về việc bán cổ phần cho người lao động, cho các cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp cổ phần hóa, các đơn vị cần chú ý :


+ Khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa phải tính giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp (bao gồm cả lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu và tiềm năng phát triển);


+ Trước khi phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa phải xây dựng phương án sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối với diện tích đất không nằm trong phương án sử dụng đất được duyệt, doanh nghiệp phải trả lại Nhà nước để sử dụng vào mục đích khác. Đồng thời, đề xuất phương án đa dạng hoá phương thức bán cổ phần ưu đãi cho người lao động, trong đó có việc ưu đãi để thu hút được người lao động giỏi, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; thu hút được cổ đông chiến lược, đặc biệt là cổ đông chiến lược nước ngoài có đủ điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sau cổ phần hóa gắn với bảo đảm lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.


 – Đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Bộ (các Trường đào tạo, Viện nghiên cứu, Bệnh viện Xây dựng), tổ chức nghiên cứu, xem xét, lựa chọn 01 đến 02 bộ phận trực thuộc có đủ điều kiện cổ phần hóa (những đơn vị hoạt động và tổ chức hạch toán tương đối độc lập, có tài sản, có khả năng cân đối thu – chi), tiến hành đăng ký và lập phương án thí điểm cổ phần hóa để báo cáo Bộ trong tháng 07, 08/2009.


2. Về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước :


            Căn cứ nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Văn bản số 3053/VPCP-ĐMDN ngày 13/05/2009 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 251/BXD-TCCB ngày 13/5/2009 về việc xây dựng Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước :


            2.1. Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà và Hội đồng quản trị Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – HUD chủ trì phối hợp với Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ và Vụ Tổ chức cán bộ khẩn trương triển khai nghiên cứu, xây dựng, hoàn thành, báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 07/2009 Đề án thí điểm thành lập 02 Tập đoàn kinh tế nhà nước, bao gồm :


– Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng và Cơ khí nặng Việt Nam do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt;


– Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – HUD làm nòng cốt.


            Đề án thí điểm thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước cần làm rõ những nội dung chủ yếu như sau :


            + Sự cần thiết, mục đích thành lập Tập đoàn kinh tế nhà nước;


            + Phương thức hình thành Công ty mẹ; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tổ chức và quản lý Công ty mẹ;


            + Tên gọi, hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp thành viên;


            + Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan;


+ Cơ cấu đầu tư vào ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan trong Tập đoàn;


+ Định hướng phát triển dài hạn của Tập đoàn;


+ Tổ chức, quản lý, điều hành trong Tập đoàn;


+ Đề xuất Đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với Công ty mẹ của Tập đoàn;


+ Kế hoạch và lộ trình chuyển đổi, hình thành Tập đoàn.


            2.2. Đối với các Tổng công ty còn lại, căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị, có thể đăng ký lộ trình gia nhập 01 trong 02 Tập đoàn trên.


            3. Về quản lý phần vốn nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa:


            3.1. Rà soát lại việc quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa DNNN (đối với Công ty cổ phần có phần vốn nhà nước); phát hiện và chấn chỉnh ngay các trường hợp vi phạm, thay đổi mục đích sử dụng đất khi không được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, bỏ hoang, không đưa đất vào sử dụng theo mục đích đã đăng ký.


            3.2. Việc cơ cấu lại (điều chỉnh tăng, giảm) vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần cần được xem xét kỹ lưỡng đối với từng đơn vị và phải tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Căn cứ vào vị trí, vai trò của doanh nghiệp đối với sự phát triển của Tổng công ty; trên cơ sở phân tích, đánh giá các tiềm năng hiện có nhưng chưa được khai thác, sử dụng của doanh nghiệp, Tổng công ty phải có phương án cụ thể báo cáo Bộ việc điều chỉnh vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần. Sau khi được Bộ chấp thuận mới triển khai thực hiện.


            3.3. Tập trung chỉ đạo để sớm hoàn thành trong năm 2009 việc bàn giao giá trị doanh nghiệp từ DNNN sang Công ty cổ phần đối với tất cả các đơn vị chưa bàn giao. Trường hợp có vướng mắc, cần báo cáo Bộ kịp thời để giải quyết.


            3.4. Căn cứ vào số vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp khác (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty liên doanh), Tổng công ty, Công ty tổ chức theo dõi, quản lý khoản thu nhập có được từ cổ tức, lợi nhuận được chia và tình hình sử dụng qua các năm tại các doanh nghiệp này để báo cáo Bộ sau khi kết thúc năm tài chính.


            3.5. Căn cứ vào Quyết định số 342/QĐ-BXD ngày 30/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành tạm thời Quy chế Quản lý người đại diện phần vốn nhà nước của Tổng công ty, Công ty độc lập thuộc Bộ tại doanh nghiệp khác, các Tổng công ty, Công ty phải khẩn trương xây dựng, ban hành Quy chế Quản lý người đại diện cho phù hợp với điều kiện của đơn vị; báo cáo Bộ danh sách người đại diện của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác đến thời điểm 30/6/2009; báo cáo phải gửi về Bộ chậm nhất trước ngày 15/8/2009.


Trong quá trình hoạt động, khi thay đổi người Đại diện tại các doanh nghiệp khác, Tổng công ty phải báo cáo Bộ chậm nhất 20 ngày kể từ ngày thay đổi.


            3.6. Khẩn trương đôn đốc các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty sớm hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008 để tiến hành lập và kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty, báo cáo Bộ trong tháng 07/2009. 


            4. Căn cứ vào yêu cầu của nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ và các Tổng công ty, Công ty độc lập trực thuộc Bộ.


            5. Về tổ chức thực hiện :


            Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ, các Vụ : Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ theo chức năng được phân công, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Bộ các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để có giải pháp xử lý kịp thời.


            Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty; Giám đốc các Công ty độc lập, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.


Nơi nhận:                                                                                BỘ TRƯỞNG


– Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);


– Ban Chỉ đạo ĐM & PTDN;


– VPCP (Vụ ĐMDN);


– Văn phòng Trung ương;


– Công đoàn XDVN;


– Bộ trưởng; các Đ/c Thứ trưởng BXD;


– Các đơn vị, DN thuộc Bộ XD;


– Các Cục, Vụ, Thanh tra BXD;


– Các TV Ban ĐM & PTDN Bộ XD;


– Lưu VP, TCCB, ĐMDN – AV (05).                                      


                                                                                               Nguyễn Hồng Quân


 


 


 


làm này quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.  thế của các Tổng công ty, Công ty (Công ty mẹ) được nâng caoĐể bảo đảm hoàn thành kế hoạch và tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ giai đoạn 2007 – 2010; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1447/VPCP-ĐMDN ngày 20-3-2007 về sắp xếp, đổi mới DNNN thuộc Bộ Xây dựng giai đoạn 2007 – 2010, Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu : Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty – Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con trực thuộc Bộ khẩn trương tổ chức thực hiện những nội dung công việc dưới đây :


 


            1. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty (Công ty) theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con


 


            1.1. Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt, đặc biệt là các quy định về mối quan hệ giữa Tổng công ty với các Công ty con, Công ty liên kết; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế quản lý tài chính của Tổng công ty.


 


            1.2. Kiện toàn về số lượng và chất lượng Hội đồng quản trị Tổng công ty, bảo đảm phân công phân nhiệm rành mạch, làm rõ quyền và trách nhiệm của từng thành viên Hội đồng quản trị.


 


            1.3. Xây dựng, báo cáo Bộ kế hoạch bán bớt hoặc bán hết phần vốn nhà nước tại các đơn vị đã cổ phần hóa mà xét thấy không cần thiết phải nắm giữ cổ phần, cổ phần chi phối; góp vốn thành lập mới các Công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần phát triển nhằm thực hiện cơ cấu hợp lý vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, giảm bớt số đầu mối doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động cùng ngành, nghề, cùng địa bàn. Việc giảm tỷ lệ phần vốn nhà nước có thể được thực hiện thông qua hình thức giữ nguyên phần vốn nhà nước và tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần.


 


            1.4. Rà soát, điều chỉnh danh sách cán bộ được cử làm đại diện phần vốn của Tổng công ty ở các doanh nghiệp khác; xây dựng và ban hành Quy chế hoạt động của người đại diện, trong đó quy định cụ thể quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và mối quan hệ của những cán bộ này đối với doanh nghiệp mà họ được cử làm đại diện phần vốn của Tổng công ty, đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, các phòng ban chức năng của Tổng công ty.


 


1.5. Tổ chức theo dõi, nắm chắc tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, phát hiện kịp thời những diễn biến bất thường để có giải pháp xử lý phù hợp.                   


 


            1.6. Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, phân loại và xử lý nợ xấu, linh hoạt trong huy động và sử dụng vốn cho sản xuất – kinh doanh và đầu tư phát triển.


 


1.7. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng các kiến thức về kinh tế thị trường, quản trị kinh doanh, những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý; xây dựng lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để chủ động đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh của Tổng công ty.


2. Đẩy mạnh cổ phần hóa các Công ty mẹ đã được chuyển đổi từ các Tổng công ty, Công ty độc lập thuộc Bộ


 


Kế hoạch cổ phần hóa các Công ty mẹ được chuyển đổi từ các Tổng công ty thuộc Bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 29-12-2006. Trong điều kiện một số chính sách liên quan đến cổ phần hóa có thay đổi và tính chất, đặc điểm của mỗi đơn vị có khác nhau, việc triển khai các bước công việc cổ phần hóa phải được nghiên cứu kỹ, tiến hành thận trọng, đặc biệt là khâu xác định giá trị doanh nghiệp, xác định cơ cấu vốn điều lệ, bán đấu giá cổ phần…


 


2.1.  Đối với 05 Công ty mẹ (gồm 04 Tổng công ty và 01 Công ty độc lập) đã có Quyết định cổ phần hóa trong năm 2007, việc triển khai quy trình cổ phần hóa được khẩn trương tiến hành ngay từ đầu năm. Các đơn vị xây dựng lộ trình cụ thể, trong đó ấn định rõ các thời điểm : trình Bộ quyết định giá trị doanh nghiệp, trình Bộ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa, bảo đảm hoàn thành cổ phần hóa theo đúng kế hoạch.


 


            2.2. Đối với các Công ty mẹ (Tổng công ty) sẽ cổ phần hóa trong các năm 2008 – 2010, song song với việc tiếp tục kiện toàn về tổ chức và hoạt động theo các nội dung nêu tại mục 1 trên đây, phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa hoặc áp dụng các hình thức sắp xếp khác trong thời gian sớm nhất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


 


3. Nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển của Tổng công ty (Công ty) theo hướng tăng cường tích tụ, tập trung các nguồn lực, hình thành các tổ chức kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối; kinh doanh đa ngành trong đó có ngành nghề kinh doanh chính thuộc những lĩnh vực quan trọng trong chiến lược phát triển ngành; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; có đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả, làm nòng cốt trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :


 


3.1. Phân tích, rà soát, đánh giá chính xác, trung thực, khách quan thực trạng của đơn vị về tổ chức, cán bộ, tài chính, năng lực và hiệu quả sản xuất – kinh doanh, khả năng phát triển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2007- 2010.


 


3.2. Trên cơ sở phân tích các yếu tố thị trường, thực trạng của đơn vị, tổ chức xây dựng định hướng phát triển và xác định các giải pháp về tổ chức, về vốn, công nghệ, thị trường… nhằm thực hiện định hướng phát triển.


 


3.3. Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc hình thành và phương thức tổ chức, cơ chế vận hành của mô hình tổ chức kinh tế mạnh (Tập đoàn kinh tế) để đề xuất phương án đổi mới tổ chức của đơn vị, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển của đơn vị trong giai đoạn 2007- 2010.


 


3.4. Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam phối hợp với Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ khẩn trương chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh Đề án hình thành Tập đoàn kinh tế, báo cáo Bộ trong Quý II-2007; Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu việc hình thành Tập đoàn Phát triển nhà ở và đô thị để chi phối được thị trường bất động sản, trình Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1447/VPCP-ĐMDN ngày 20-3-2007.


 


Với các nội dung công việc nêu trên, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tổng công ty (Công ty mẹ) xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng đầu việc, báo cáo về Bộ trước ngày 20-4-2007.


 


            Giao Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Xây dựng, các Vụ : Tổ chức cán bộ, Kinh tế tài chính, Kế hoạch thống kê, Xây lắp theo chức năng, nhiệm vụ của mình theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện; định kỳ hàng Quý tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả thực hiện của các đơn vị.


 


            Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc các Tổng công ty, Công ty mẹ trong mô hình Công ty mẹ – Công ty con và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.


 


            Nơi nhận :                                         BỘ TRƯỞNG


 


– Thủ tướng CP (để B/cáo);


– Ban Chỉ đạo ĐM & PTDN;


– VPCP (Vụ ĐMDN);


– Ban Kinh tế Trung ương;                                  Đã ký


– Công đoàn XDVN;


– Bộ trưởng, các Thứ trưởng;


– Các Tổng Cty, Cty NN độc lập thuộc Bộ


– Các Cục, Vụ, VP, Thanh tra Bộ;


– Các TV Ban ĐM & PTDN;


– Công báo;

– Lưu VP, TCCB, PC – AV (60).                  Nguyễn Hồng Quân

Có thể bạn cũng thích

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.