* tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất chính phủ vừa ban hành nghị định số: 120/2008/nđ-cp quy định việc quản lý lưu vực sông, bao gồm: điều tra cơ bản môi trường, tài nguyên nước lưu vực sông; quy hoạch, bảo vệ môi trường, điều hòa, phân bổ tài nguyên nước và chuyển nước; hợp tác quốc tế và thực hiện các điều ước quốc tế về lưu vực sông; tổ chức điều phối và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. theo đó, tài nguyên nước trong lưu vực sông phải được quản lý thống nhất, không chia cắt giữa các cấp hành chính, giữa thượng nguồn và hạ nguồn; bảo đảm sự công bằng, hợp lý, bình đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi giữa các tổ chức, cá nhân trong cùng lưu vực sông, kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước với việc bảo vệ môi trường trong lưu vực sông. quy hoạch lưu vực sông gồm 3 quy hoạch thành phần: phân bổ tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. các quy hoạch thành phần được lập theo kỳ hạn 10 năm/lần, khi cần thiết có thể kéo dài thêm kỳ hạn nhưng không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kỳ hạn đối với quy hoạch đang có hiệu lực. quy hoạch chủ yếu đánh giá số lượng, chất lượng, dự báo xu thế biến động tài nguyên nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với từng nguồn nước. bên cạnh đó, quy hoạch cũng đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra trong lưu vực sông. xác định tiêu chuẩn phòng chống lũ, lụt, hạn hán đối với toàn bộ lưu vực sông. nghị định nêu rõ: các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng nước trên lưu vực sông có trách nhiệm tổ chức quan trắc, đo đạc thường xuyên nguồn thải; kiểm tra giám sát các điểm xả thải vào nguồn nước theo đúng quy định. bộ tài nguyên và môi trường chỉ đạo tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước, xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước và thông tin về chất lượng các nguồn nước, các nguồn xả thải trên lưu vực sông. kế hoạch phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm trên lưu vực sông phải được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và đại diện cộng đồng dân cư sinh sống trên lưu vực sông. đầu tư phát triển bền vững lưu vực sông là cực kỳ cần thiết, nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng xã hội tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước trong lưu vực sông và phòng, chống tác hại do nước gây ra…./. |