ông ngoại tôi tuổi kỷ sửu (1889). tôi ẩn tuổi ông đúng một vòng hoa giáp. ông lớn lên thời nho mạt, quay sang học chữ tây. vào quãng những năm 1950-1951, cả nhà tôi di cư vào vùng tự do: tỉnh thanh hóa, huyện thiệu hóa, một vùng bán sơn địa. về đây, ông ngoại tôi bất ngờ gặp lại người bạn cố tri thuở còn học chữ hán: ông đồ ba xứ. cụ chủ nhà trọng ông tôi nên nhường hẳn gian nhà mé tây. và cũng chính dưới “tây sương” (mái nhà phía tây) này, trong một thời gian dài, ngày qua ngày ông tôi và ông đồ đàm đạo về thế sự. nhưng cùng với thế sự, hai ông còn một đề tài sôi nổi khác, và thường là đối kháng: phong thủy.
như tôi đã nói ở trên, ông ngoại tôi theo tây học, tin khoa học tân tiến, ghét những điều dị đoan. vậy nên hễ cứ bàn đến phong thủy là hai cụ “chiến” liền. tỷ như nói đến chọn đất làm nhà, ông đồ bảo: trước cửa nhà không nên có cây to, án ngữ giao thông… ông tôi bảo: “nhưng cây to cho bóng mát”. ông đồ bảo: “phía tây nam nhà ở có ngã tư, đàn bà trong nhà ngoa ngoắt”. ông tôi bảo: “ngoa ngoắt là do tính khí con người, không liên quan gì đến ngã tư cả, với lại từ nhà ai đi mãi chả đến ngã•tư”. ông đồ bảo: “nếu cửa chính và cửa sổ hướng nam, nhất thiết phải có tấm che, nếu không sẽ cãi nhau suốt ngày”. ông tôi bảo: “cãi nhau và tấm che chẳng liên quan gì đến nhau cả”… tôi biết ông ngoại tôi nói thế thôi, chứ khi ông đồ về rồi, ông tôi bảo: “gọi ông ấy là ba xứ vì tài danh lẫy lừng ở đông, đoài, bắc trước khi vào đến xứ nam này. chứ giỏi như ông ấy, phải gọi là ông đồ mười xứ thì mới đúng, nhưng tính ông ấy cực đoan, tự chỉ có mình là đúng. không khích tướng như thế, ông ấy không chịu nói ra các tâm thuật của mình, thì ta còn học được cái gì?”…
một lần, cuộc “khẩu chiến” của hai ông lên đến đỉnh điểm khi ông đồ vừa tranh luận vừa bắt cái nậm rượu hỗ trợ mình. theo ông đồ, xem hướng làm nhà chỉ xem cho đàn ông và là chủ nhà, và phải theo tuổi âm của người ấy mà tính… ông ngoại tôi phản đối quyết liệt và cũng được sự hỗ trợ đắc lực của cái tẩu thuốc. theo ông ngọai tôi, nhà cứ quay hướng nam là tốt nhất (vua chúa đời xưa vẫn làm thế). với hướng nam, mặt trời trôi từ đông sang tây qua đầu ta, lại tránh được gió bắc có hại cho sức khỏe. chính vì thế lúc ở hà nội ông mới mua nhà hướng chính nam, tại địa chỉ 20 tô hiến thành, mặt tiền trông ra bãi thể dục (gồm toàn bộ khu phố mai hắc đế, bà triệu, đoàn trần nghiệp bao quanh bây giờ) ngày ấy không có nhà, phía bên kia bãi thể dục chỉ có nhà diêm và sau nó là làng xóm, ao hồ… ông đồ bấm đốt ngón tay, lẩm nhẩm một hồi rồi bảo: “ông thì ở được, quẻ tốn được thiên y, cơm áo giời cho, nhưng thằng bé này (ông chỉ tôi) không ở được, phạm vào tuyệt mạng”… ông tôi ngắt lời: “nó cũng kỷ sửu cả mà, phải giống tôi chứ…” – “nhưng nó thuộc nguyên khác…”, ông đồ cố công giải thích. (mãi mấy chục năm sau tôi mới thấy ứng nghiệm, ở nhà đó tôi luôn có cảm giác “tạm thời” và rất hay bị trúng gió. sau khi đi bộ đội là tôi xa nó luôn). câu chuyện đi đến những lời ông đồ xúc phạm ông tôi, ông tôi phang lại luôn: “cụ chỉ lòe thiên hạ để kiếm cơm, chứ nếu thuật phong thủy có thật, sao cụ không chọn một dương trạch thật tốt cho mình để bây giờ khỏi lang thang kiếm sống???…” tức giận, ông “đồ mười xứ” bỏ về. và không ngờ đó cũng là lần chia tay dài với ông cháu tôi.
sau ngày giải phóng thủ đô năm 1954, từ vùng tự do, nhà tôi lại về phố tô hiến thành sinh sống. bãi thể dục không còn nữa, người ta đã xây nhà lên đó. ông ngoại tôi vẫn dạy tôi học và còn tham gia công tác khu phố. một hôm, ông dẫn về một người khách lạ, một cán bộ cách mạng, khách mặc bộ “đại cán”, chân mang dép cao su bốn quai, lưng khoác xà cột với chiếc mũ li-e cầm tay. thoạt nhìn, tôi ngờ ngợ như đã gặp ở đâu rồi. “ông đồ ba xứ đấy. con không nhận ra à?” phải! làm sao mà tôi nhận ra chứ. ông bây giờ hốc hác, phong trần đi rất nhiều so với ngày còn là thầy phong thủy. bộ râu vàng không còn nữa nhưng lại thêm cặp kính trắng. bây giờ ông đã là cán bộ của sở văn hóa đặc trách phòng chống mê tín dị đoan. khỏi phải nói nỗi hân hoan của đôi bạn già khi tái ngộ. ông tôi nói: “gớm, ông đi rồi, sau này tôi cứ ân hận mãi, tự bảo có lẽ tại mình mà bạn giận, bỏ đi…”. nhưng ông đồ ba xứ bảo: “không, tôi phải cám ơn ông mới phải. không thế, sao có được ngày nay…”. lúc chia tay, ông đồ mở xà cột, dúi vào tay ông tôi hai quyển sách: “tôi tặng ông đấy, ông có thì giờ thì đọc chơi cho vui. tôi bây giờ không được giữ nó nữa rồi…”. tôi ngó ông – thấy trong đáy mắt chứa một nỗi buồn sâu kín, lại ngó xuống bàn: “tướng địa” và “long mạch” nằm đó. bìa ố vàng, mép sách đã sờn cũ, mòn vẹt…
ông đồ đã đi rồi. ông ngoại tôi cầm trên tay hai cuốn sách còn lẩm bẩm một mình: “nói thế thôi, thời nào thì thời chứ. tinh hoa của nhân loại vẫn phải bảo tồn và phát huy chứ… miễn không mê tín là được.” và ông tôi đã giữ lời. suốt thời gian mỹ ném bom miền bắc và những năm bao cấp sau ngày giải phóng miền nam, hai pho sách vẫn liền lưng với ông. chỉ sau khi ông qua đời, nó mới chuyển vào tay tôi đến tận ngày nay./.
bài và minh hoạ: hoạ sĩ lê trí dũng