nói đến đào tạo nhân lực có trình độ đại học đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng tức là nhắm đến số lượng và chất lượng nhân lực thuộc các ngành nghề đào tạo có liên quan mà 5 năm sau xã hội cần được bổ sung thêm vào nguồn nhân lực đã có tại thời điểm này. bộ xây dựng cần phối hợp với bộ kế hoạch đầu tư dự báo xu thế phát triển của ngành xây dựng nước ta sau 5 năm nữa và định kỳ căn cứ vào tình hình thị trường xây dựng và tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành mà điều chỉnh dự báo đó. dựa trên dự báo này, bộ xây dựng lập dự báo về nhu cầu nhân lực rồi chuyển giao cho bộ lao động để bộ này ước lượng nhu cầu nhân lực năm tới và công bố trên mạng cho toàn xã hội biết. các dự báo nói trên nêu lên số lượng nhân lực chung rồi căn cứ vào tỷ lệ nhân lực từng ngành chuyên môn hiện có mà tính toán ra số lượng nhân lực chuyên môn cần thiết. các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng căn cứ vào tỷ lệ kỹ sư và cử nhân hiện có để tính ra số lượng cần tuyển dụng mới. các trường đại học và cao đẳng tham khảo các số liệu này mà tuyển sinh.
ai có nhu cầu nhiều nơi có nhu cầu nhân lực trình độ đại học ngành xây dựng (dn tư vấn; dn xây dựng, quản lý bđs; các viện, trường có chuyên ngành xây dựng; cơ quan nhà nước quản lý đầu tư, quản lý xây dựng, đô thị, kết cấu hạ tầng…). tuy nhiên, các nơi có nhu cầu nói chung ít nhìn xa trong vấn đề nhân lực, ngay cả những ngành công nghiệp hiện đại như ngành năng lượng hạt nhân, khi sắp cần thì mới nghĩ đến tuyển dụng. các dn nước ta thường phàn nàn rằng kỹ sư mới ra trường chưa sử dụng được ngay! đó là nhận thức không đúng. nhà trường đào tạo với diện (profile) rộng để có thể linh hoạt đáp ứng nhiều loại nhu cầu của thị trường, trong khi bên sử dụng lại cần nghiệp vụ hẹp cho từng chức vụ nghề nghiệp. vì vậy kỹ sư mới ra trường cần trải qua thời gian làm kỹ sư thực tập, ở hoa kỳ gọi là engineer – in – training (eit), dưới sự hướng dẫn của kỹ sư nhiều kinh nghiệm vài năm thì mới được tổ chức xã hội nghề nghiệp được chính phủ ủy nhiệm xem xét công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp (professional engineer-pe). như vậy dn cũng phải tham gia đào tạo hoặc gửi nhờ dn khác đào tạo thêm thì mới có cán bộ cần thiết. ngoài ra, các dn lớn và các tập đoàn kinh tế còn phải bồi dưỡng cho nhân viên mới về triết lý và phương thức kinh doanh đặc thù của mình, hàng năm tập huấn về các văn bản pháp quy mới, công nghệ mới và giới thiệu các diễn biến thị trường cho toàn bộ nhân viên chủ chốt của dn. tuy có một số điều chỉnh nhưng về cơ bản ngành giáo dục đại học nước ta vẫn đang đào tạo theo những chuyên ngành (specialties) xây dựng đã có từ trước đổi mới, phân chia theo các ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngành xây dựng giao thông và ngành xây dựng thủy lợi, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. sau đổi mới, sản phẩm đào tạo của các chuyên ngành đó vẫn đáp ứng được nhu cầu của kinh tế thị trường tuy có phần kém linh hoạt, đồng thời người ta cũng nhận thấy thiếu một số chuyên ngành như kinh doanh và quản lý bđs, quản lý vận hành và sửa chữa công trình hạ tầng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý thi công, quản lý đô thị…
quảng bá về các ngành nghề đào tạo ngành xây dựng các trường đều đang đổi mới môn học rất thành công, thế nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhất là về thực hành. việc giảng dạy các môn mới, ngành mới hiển nhiên khó khăn hơn rất nhiều vì chính các thầy giáo hiện có cũng phải tự học hoặc đi thực tập ở nước ngoài, lại rất thiếu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. tuy vậy có thể tin rằng các yếu kém đó sẽ sớm được khắc phục nếu ngành giáo dục có chính sách thoả đáng và việc cấp học bổng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có tính hướng đích rõ rệt. việc đào tạo bằng 2 rất có hiệu quả để giúp cân đối kịp thời cung cầu một số loại hình nhân lực, nhất là nhân lực quản lý bđs, quản lý công trình hạ tầng… đào tạo bằng 2 còn giúp đào tạo lại nhân lực mà nghề nghiệp dần dần bị đào thải. đào tạo bằng 2 cũng theo cách chính quy chứ không nên tại chức vì có chất lượng kém. trong bối cảnh toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật tiến bộ nhanh, việc đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho nhân lực, kể cả nhân lực cấp cao, có ý nghĩa rất lớn đối với nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ của từng dn mà còn của cả quốc gia. không chỉ nhà trường mà cả các tổ chức xã hội nghề nghiệp đều có thể tham gia hoạt động đào tạo liên tục, thậm chí có thể cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng. tổ chức phi chính phủ các nước phát triển rất tích cực trong đào tạo liên tục trên mạng. hiện nay học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có rất ít thông tin về các ngành nghề đào tạo thuộc ngành xây dựng. ngành xây dựng nên phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội nghề nghiệp để làm công việc quảng bá thông tin này một cách có tổ chức. việc quảng bá thông tin về một số ngành nghề “gian khổ” nên đẩy mạnh hơn tại những vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng thanh niên lại hiếu học. thông tin ngành nghề phải cụ thể, thiết thực, đề cập đến cả vấn đề thu nhập và khả năng tiến thân. có thể mời một số kỹ sư thành đạt đến các trường phổ thông để giới thiệu ngành nghề. tuy công tác tuyển sinh hiện nay của các trường không gặp khó khăn về số lượng nhưng tỷ lệ tốt nghiệp sinh sẵn sàng về công tác ở những nơi gian khổ lại không cao. tại các nước người ta khuyến khích bằng tiền lương cao chứ không chỉ động viên về tinh thần.
ts phạm sĩ liêm |
Đào tạo đại học đáp ứng nhu cầu ngành Xây dựng
1