Trang chủ » Vì sao người Phú Đô không muốn giữ nghề truyền thống ?

Vì sao người Phú Đô không muốn giữ nghề truyền thống ?

bởi Kien Truc - Kientruc.vn
0 comments

trong quá khứ, phú đô (thuộc xã mễ trì, huyện từ liêm, tp hà nội) từng được biết đến với nghề truyền thống nổi tiếng khắp hà nội: làm bún. có thời gần như cả làng làm bún. nhưng bây giờ số hộ còn theo đuổi nghề chưa đếm đủ ngón tay trên một bàn tay. khi chúng tôi hỏi về nghề, người dân lạnh lùng, chẳng tỏ chút vương vấn…

vì sao người phú đô không muốn giữ nghề truyền thống ?
phú đô bây giờ đang trăn trở để giữ ghề trước áp lực đô thị hóa.

vậy vì sao? vì những năm qua, phú đô cũng như các thôn, xã lân cận bị cuốn theo công cuộc đô thị hóa, dần chuyển mình và trở thành một phần của trung tâm mới của thành phố. trung tâm mới này có tên gọi chung, rất quen thuộc: mỹ đình.

đến phú đô lần này, ngoài tấm biển nhỏ thó ở đầu làng, chúng tôi chẳng còn tìm thấy bóng dáng của làng nghề thuở trước. thậm chí đi giữa làng rồi mà chúng tôi vẫn không nhận ra bởi phú đô đã lột xác trở thành phố, đông đúc, nhộn nhịp.

tôi còn nhớ, chưa đầy 10 năm trước, đến phú đô ai cũng dễ dàng nhận ra nét đặc trưng của làng. đấy là mùi chua chua của gạo ngâm, bột và bún, mùi hôi nồng nồng của phân lợn (nhà nào làm nghề mà chẳng nuôi vài dăm con lợn), mùi thum thủm của nước thải chất hữu cơ… vào bất cứ nhà nào cũng thấy ngoài sân ngổn ngang những chậu, thùng thúng để ngâm gạo, chứa bột, đựng bún. mô hình thường thấy là nhà ở, nhà ngang làm bún, chuồng lợn quay mặt vào nhau, qua một sân. nhìn từ ngoài đường làng, cảm giác như các nhà đều quay lưng ra đường. đường làng nhỏ, công trình thấp tầng san sát…

nay nhà thấp tầng gần như được thay thế bằng nhà 3 – 5 tầng, lồi ra, thụt vào, cao thấp. đường làng xưa cũ được đổ bê tông sạch sẽ hơn, cống được ngầm hóa. về lý thuyết đường đã mở rộng hơn vậy mà chúng tôi cứ cảm thấy đường chật, quanh co, ngoằn ngoèo. ấy là bởi các ngôi nhà đều hướng cửa ra đường. nhà nhà tận dụng không gian mặt phố hoặc cho người khác thuê mặt tiền để kinh doanh hoặc tự mở cửa hàng buôn bán nhỏ.

cụ bà tên hoa bàn nước ở đầu làng cho biết: phú đô bây giờ vẫn còn nhà làm bún nhưng đếm trên đầu ngón tay thôi. khi chúng tôi đề cập đến sự đổi thay bất ngờ của làng, bà nói: chẳng cần phải là người lạ, chính bản thân người làng, ngay cả bà cũng còn ngỡ ngàng…

nhiều năm trước, gia đình bà cũng như 95% hộ dân trong làng làm bún rồi đem đi bán đổ buôn ở các chợ trong nội thành. vất vả sớm tối nhưng thu nhập cũng chỉ đủ cho gia đình chi tiêu tằn tiện. cách đây mấy năm, ruộng của làng được quy hoạch thành trung tâm thể thao mỹ đình. tiền đền bù khi đó rất thấp nhưng các nhà cũng có đến tiền chục, tiền trăm triệu rủng rỉnh. nhưng điều bất ngờ hơn là với sự hình thành của sân vận động mỹ đình, trục đường phạm hùng và vô số dự án đô thị mở ra … thì nhà đất ở phú đô cứ sôi lên sùng sục. người nơi khác ùn ùn kéo về phú đô hỏi mua đất. người phú đô náo nức. hầu hết các nhà bán một phần đất để lấy tiền xây nhà, sắm sửa tiện nghi. một số nhà thì dùng tiền đền bù ruộng xây nhà cấp 4 cho thuê. người phú đô từ lúc nào bỏ bê nghề thay vào đó mải mốt với chuyện đất đai.

bà hoa kể, ngay như nhà bà, toàn bộ nhà ở, nhà ngang làm bún và khoảng sân trước đây được gia đình san thành khu đất rộng trên 400m2. khu đất này tiếp tục được chia thành 4 lô cùng quay ra mặt phố. một lô ông bà đã bán ngay tại thời điểm san đất để lấy tiền xây dựng 2 căn nhà 4 tầng liền kề và một căn nhà cấp 4. năm ngoái ông bà bán tiếp một lô khác, tức căn nhà cấp 4, một phần tiền chia cho 3 con trai và một cô con gái làm vốn, một phần đem gửi ngân hàng. bà tiếc hùi hụi…

khi chúng tôi hỏi, có lúc nào bà tiếc nghề cũ không? bà hoa rất thành thực: làm nghề vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn thôi nên người làng chẳng ai tha thiết giữ. sống trong nhà cao cửa rộng, tiện nghi quen rồi, chẳng ai chịu nổi khi nhớ không gian làng nặng mùi ngày trước.

bà hoa nói cũng có lý. xem ra khi bàn chuyện bảo tồn làng truyền thống cho hà nội, xin các nhà nghiên cứu đô thị, các nhà quản lý, quy hoạch… hãy loại trừ phú đô. bởi nếu không, họ sẽ sa lầy trong một bài toán không có cách giải và chắc chắn chẳng nhận được sự ủng hộ của người dân.

Có thể bạn cũng thích

Leave a Comment

Về chúng tôi

Kientruc.vn là trang thông tin dành riêng cho những ai đam mê kiến trúc và xây dựng, nơi hội tụ của những ý tưởng sáng tạo, giải pháp đột phá, và niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn cả một nền tảng trực tuyến, chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, kết nối kiến trúc sư, kỹ sư, chủ đầu tư, giữ lửa đam mê và chung tay tạo nên những công trình đẹp làm rạng danh Việt Nam.

@2024 – All Right Reserved kientruc.vn.