Góp ý dự thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa đổi)












bỘ xây dỰng


___________


Số :   83 /BXD-VLXD


V/v: Góp ý dự thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa đổi).


CỘng hoà xã hỘi chỦ nghĩa viỆt nam


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


__________________________________


Hà Nội, ngày   22  tháng   9   năm 2009


 


 


Kính gửi: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam


 


            Thực hiện Quyết định số 278/QĐ- ĐCKS ngày 25/2/2008 và Quyết định số 230/QĐ- BTNMT ngày 26/2/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi). Bộ Xây dựng đã tham gia Ban soạn thảo và tổ biên tập của dự thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa đổ). Sau khi nghiên cứu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành liên quan tại cuội họp lần 1 của Ban soạn thảo. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:


1. Về cấu trúc của Luật Khoáng sản (sửa đổi) cơ bản thống nhất với dự thảo, cần xắp xếp lại các Chương, Điều cho phù hợp theo ý kiến đóng góp của các thành viên Ban soạn thảo.


2. Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) đã đề cập toàn diện hơn, đến các vấn đề thực tiễn đã thực hiện từ khi có Luật Khoáng sản năm 1996 nhằm có chất lượng tốt hơn, đảm bảo theo khung pháp lý hiện hành và tạo thuận lợi cho công tác hoạt động khoáng sản.


3. Điều 29: ở điểm b và c không nên phân chia quy hoạch thăm dò riêng mà vẫn giữ nguyên thống nhất thành 01 quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản như hiện nay đã được giao cho các Bộ chuyên ngành lập quy hoạch đang phát huy hiệu quả rất tốt về mặt quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản quốc gia. Đồng thời đảm bảo tính đồng bộ và liên tục nhằm đảm bảo mục tiêu sử dụng tiết kiệm tài nguyên (giảm bớt thủ tục hành chính và trình tự xin thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản cho Doanh nghiệp).


Để thực hiện quy hoạch và hoạt động khoáng sản có tính liên tục và hiệu quả, không nên phân chia một Bộ lập quy hoạch thăm dò, Bộ khác lại lập quy hoạch khai thác. Như vậy, từ một lĩnh vực hoạt động lại phân chia thành 2 đầu mối quản lý càng làm tăng thêm các thủ tục hành chính mà hiện nay Nhà nước và Chính phủ đang cải tiến đơn giản hóa các thủ tục này.


            Điều 31 và 32: Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (bao gồm thăm dò, khai thác, chế biến) cần giao cho Bộ Xây dựng. Hiện nay, theo Luật Khoáng sản năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2005, Bộ Xây dựng và Bộ Công thương là 2 Bộ được giao lập quy hoạch khoáng sản theo lĩnh vực chuyên ngành quản lý và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020.  Nếu quy hoạch khoáng sản giao cho Bộ khác sẽ có nhiều bất cập và không thống nhất, không phù hợp với quy định của pháp luật với lý do cơ bản như sau:


            – Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 đã giao nhiệm vụ Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cho các Bộ theo dõi lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Vì vậy, đã tạo ra một bước đột phá mới, giải quyết được nhiều mâu thuẫn và bất cập trong thực tiễn của Luật Khoáng sản năm 1996. Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã lập và triển khai Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008). Vì vậy, Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này cần phải kế thừa các quy định đã phát huy tốt tác dụng của 2 Luật Khoáng sản trước đây.


– Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao lập quy hoạch Điều tra cơ bản về Địa chất và Khoáng sản. Vì vậy theo lĩnh vực quản lý Ngành Bộ Xây dựng lập quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng là hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ đã được Chính phủ giao. Đồng thời, Bộ Xây dựng quản lý quy hoạch phát triển ngành và điều chỉnh, bổ sung, cập nhật nguyên liệu cho ngành công nghiệp xi măng; ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo từng giai đoạn; nhu cầu sử dụng, kế hoạch phát triển ngành vật liệu xây dựng trong sự phát triển kinh tế nói chung.


– Điều 32. Tại điều này chưa quy định quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và khoáng sản làm xi măng giao cho Bộ nào?. Nếu là Bộ Công thương như Điều 32 thì không hợp lý vì Quy hoạch của Bộ này tại sao lại giao cho Bộ khác lập quy hoạch, như vậy càng làm tăng sự bất cập và mâu thuẫn của Luật Khoáng sản (sửa đổi).


            Đề nghị khoáng sản làm vật liệu xây dựng nói chung phải do Bộ Xây dựng lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


            Bổ sung thêm một số điều giao cho các Bộ chuyên ngành phối hợp kiểm tra và kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến cho các tổ chức cá nhân. Vì hiện nay công tác này đang bị buông lỏng sau cấp phép rất đến tình trạng thực tế hoạt động quản lý tại đia địa phương và đơn vị được cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến  không theo quy hoạch.


            Bộ Xây dựng đề nghị tiếp thu chỉnh sửa trước khi công bố dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần 2 ./.


 








Nơi nhận:


– Như trên;


– Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân (để b/c);


– Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công thương;


– Lưu VP, VLXD,


tl. bộ trưởng


vụ trưởng vụ vật liệu xây dựng


 


 


đã ký


 


 


Lê Văn Tới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *