Dù cho tổng kinh phí được duyệt cho Dự án thoát nước Hà Nội (giai đoạn I, và II) đã lên đến hơn 9 ngàn tỷ đồng. Nhưng chưa ai dám chắc, sau khi hoàn thành dự án, Thủ đô sẽ hết ngập?!
Mưa = ngập cũng như ra đường = kẹt xe
Kể từ sau trận lụt lịch sử năm 2008, từ đầu mùa mưa (tháng 5) tới nay, Hà Nội đón ít nhất 3 trận mưa với cường độ trên dưới 40mm/h, gây ngập cho khoảng 20 tuyến phố trong nội thành với gần 40 điểm thường xuyên ngập úng.
Đó là các trận mưa ngày 7/5/2009, trận mưa rạng sáng 21/7 và trận mưa sáng 21/9.
Những trận mưa ấy, không thể gọi là lớn và diễn ra trong khoảng thời gian cũng không phải dài, và dù không gây ngập trên diện rộng mà chỉ gây ra “ngập cục bộ” song cũng khiến giao thông thủ đô rối loạn.
Có lẽ cũng “nhờ” đón những cơn mưa chưa đến mức lớn nên theo Công ty thoát nước Hà Nội, so với năm ngoái, Hà Nội đã giảm được gần 10 điểm úng ngập thường xuyên: Phạm Đình Hồ, Trương Định, Thịnh Yên, Yên Phụ… Còn lại, có 28 điểm úng ngập cục bộ thường xuyên khi gặp những trận mưa từ 50-70mm/h.
Nhưng nhìn vào những con số thống kê về thực trạng hệ thống thoát nước: mật độ cống hiện trung bình là 62m/ha và tỉ lệ đường cống so với đầu người ở Hà Nội là 0,35m/người – quá thấp so với các đô thị trên thế giới (trung bình 2m/người). Hệ số phục vụ đường cống thoát nước chỉ chiếm khoảng 65 – 70% tổng chiều dài đường phố và tập trung chủ yếu trong khu vực phố cũ. Tại nhiều khu vực chưa có hệ thống cống như đường Phạm Văn Đồng, Lĩnh
Thậm chí, với lưu vực sông Nhuệ – là khu đô thị hóa cao nhất thành phố, thì hệ thống thoát nước vẫn còn chưa có!
Thực tế, hệ thống hoát nước hiện nay chỉ chịu đựng những trận mưa với lượng mưa 36mm/h.
“Cứ mưa là ngâp”! Có lẽ đó là điều đã thành quen với người dân Hà Nội, cũng y hệt như ra đường là gặp… kẹt xe!
“Lấp ló” những tín hiệu mừng!
Dự án thoát nước giai đoạn I của Hà Nội dã hoàn thành từ 2005 , và dự án II đã dược triển khai từ 11/2008.
Trong đó, đáng chú ý là hạng mục nâng cấp trạm bơm Yên Sở từ 45m3/s lên 90m3/s. Theo Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội, sau 1 năm triển khai, hạng mục này đang đúng tiến độ, và sẽ hoàn thành vào 10/2010. Khi đó, về cơ bản, năng lực thoát nước sẽ đáp ứng được trận mưa 70mm/h.
Tổng kinh phí thực hiện dự án thoát nước giai đoạn I là 2.700 tỷ đồng/3000 tỷ đồng được duyệt (tương đương 180triệu USD/300triệu USD được duyệt). Tổng kinh phí được duyệt giai đoạn II là hơn 6.314 tỷ đồng |
Đặc biệt, mới đây, hệ thống thoát nước sông Nhuệ với chiều dài trên 30km, 3 trạm bơm, trước nay chủ yếu mục đích tưới tiêu nông nghiệp, do Công ty đầu tư phát triển thủy lợi quản lý đã được chuyển giao cho Công ty thoát nước Hà Nội để sử dụng mục đích thoát nước đô thị. Đièu này sẽ giúp cho ngành thóat nước đáng kể trong việc chủ động khi xẩy ra úng ngập.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Lương Ngọc, GĐ Xí nghiệp khảo sát thiết kế (Công ty thoát nước HN), HN vừa được trang bị một xe bơm di động với 5 máy bơm, có công suất 5000m3/h, phục vụ bơm hút tại các điểm ngập cục bộ, sẽ giúp rút ngắn thời gian ngập đáng kể.
Ông Ngọc cũng cho biết thêm, rút kinh nghiệm từ trận lụt năm ngoái, có nguyên nhân do nước từ sông Nhuệ, tràn đê, đập Thanh Liệt chảy ngược vào nội thành nên tại các điểm này (tổng cộng khoảng 300m) đã được kiên cố bê tông.
“Thêm vào đó, hiện tượng trạm bơm Yên Sở bị nước lụt đe dọa, có nguy cơ phải ngừng hoạt động, cắt điện như năm ngoái sẽ không còn, bởi một hệthống đê bao và tôn tạo nền của trạm bơm đã hoàn thành. Vì thế, ngay cả khi nước cao như năm ngoái thì trạm bơm này vẫn an toàn”, ông Ngọc cho hay.
Dẫu sao đó cũng là tín hiệu vui le lói, song có lẽ, người dân chờ đợi nhiều hơn thế sau khi Nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ và phê duyệt tiếp hàng ngàn tỷ khác cho thoát nước Thủ đô từ năm 1998 đến nay.
Các hạng mục chủ yếu của Dự án thoát nước giai đoạn II: Nâng công suất trạm bơm Yên Sở từ 45m3/s lên 90m3/s; Cải tạo 27km kênh thoát nước; Cải tọa các hồ 12 hồ: Bảy mẫu, Hào Nam, Đống Đa, Hố Mẻ, Phương Liệt, Khương Trung 1 và 2, Tân Mai, hồ điều hòa Linh Đàm, hồ Định Công, hồ Đầm Chuối và hồ Hạ Đình; Xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu… |
-
Hà Lê