Hướng tới phát triển khảo cổ học dưới nước và khảo cổ học đô thị

ngày 11/11, đông đảo các nhà khảo cổ học, sử học đã cùng nhau ôn lại chặng đường phát triển phong phú của ngành khảo cổ việt nam, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập viện khảo cổ học (viện khoa học xã hội).
 
tiến sĩ tống trung tín, viện trưởng viện khảo cổ học cho biết: trải qua 4 chặng đường với 40 năm phát triển, viện khảo cổ học đã vinh dự được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. thập niên tiếp theo, viện sẽ đi sâu vào từng lĩnh vực nghiên cứu, chú ý đến công tác khảo cổ học dưới nước và khảo cổ học đô thị; giải quyết các vấn đề nghiên cứu khu vực, xây dựng tốt ngân hàng dữ liệu khoa học, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường hợp tác nghiên cứu trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản nhằm tư vấn hữu hiệu cho vấn đề quy hoạch và bảo tồn các di tích lịch sử trong sự kết hợp hài hòa với sự phát triển của đất nước, trong sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ giữa khảo cổ học việt nam với khảo cổ học các nước trong khu vực và thế giới.
 
thành tích nổi bật của viện khảo cổ học là đã tiến hành được những cuộc khai quật khảo cổ với diện tích lớn nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, như khai quật giải phóng mặt bằng cho các khu công nghiệp: dung quất, chân mây, tân thuận, na hang, sơn la, pleikrong… hàng năm viện đã công bố nhiều phát hiện có giá trị cao trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa việt nam, tạo nét độc đáo và thành công tác hợp tác liên ngành, đa ngành trong việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu và tuyên truyền tri thức khảo cổ học. nhờ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tự nhiên trong nghiên cứu, viện đã có các chuyên gia đầu ngành trong việc nghiên cứu cổ nhân, cổ sinh, bào tử phấn hoa. viện cũng đã xây dựng được phòng thí nghiệm phân tích niên đại tuyệt đối bằng phương pháp các bon phóng xạ, nhiệt huỳnh quang phục vụ hiệu quả việc xác định niên đại của di vật, di tích. các hội thảo quốc tế và sự kết hợp giữa các chuyên gia việt nam với các chuyên gia nhật, pháp, hàn quốc trong việc nghiên cứu hoàng thành thăng long đã tạo ra các chuyên gia nghiên cứu khảo cổ học đô thị cổ trẻ và có kỹ năng nghiên cứu tốt. các cuộc nghiên cứu hợp tác quốc tế tại các di tích hang động hòa bình, di chỉ mán bạc, thành cổ loa, mộ thuyền ở động xá… đều đạt kết quả cao và mới trong việc nhận thức văn hóa việt nam./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *