Khu phố cổ có cấu trúc không gian đặc biệt, xuất phát từ nguyên lý hình thành đô thị cổ. Tính chất cổ của phố phường Hà Nội thể hiện ở những ô phố và đường phố. Nó có ranh giới rạch ròi giữa một bên là thành của vua chúa và một bên là thị (nơi buôn bán, sinh hoạt) của dân.Bàn về vấn đề bảo tồn khu phố cổ, trước hết, cần phân biệt hai loại khu phố: Khu phố cổ và khu phố cũ. Khu phố cổ của Hà Nội là kiểu kiến trúc nhà ống tiêu biểu, sản phẩm kiến trúc của Thăng Long thời phong kiến vào các thế kỷ 17-18. Khu phố cũ là kiểu kiến trúc thuộc địa pháp tại Hà Nội vào thế kỷ 19-20, mang phong cách của kiến trúc châu Âu. Quen gọi là khu Ba mươi sáu phố phường, khu phố cổ Hà Nội hình thành khi các phường nghề trở nên phồn thịnh, tạo thành một trung tâm hành chính – thương mại, một không gian cư trú của dân kẻ chợ Thăng Long. phố phường Hà Nội xuất hiện từ khi nào? phường xuất hiện từ thời Lý, trần và Lê. Nếu ở thời Lý, trần có đến 61 phường thì đến thời Lê chỉ có 36 phường. Đây thực chất là đơn vị hành chính cơ sở, tương đương với các xã ở nông thôn thời đó. Cần nhắc thêm rằng đến thời Nguyễn thì cấp phường với 36 đơn vị bị bãi bỏ và Hà Nội khi này chia thành 249 phường, thôn, trại. Các phường, thôn, trại này quản lý luôn cả việc lập ra các phố buôn bán, sản xuất và tất thẩy các việc trong phố. Cách tổ chức này khác hẳn với các nước châu Âu thời trung cổ. Một bên là khu phố buôn bán ở thành thị do giai cấp tư sản lập ra, còn một bên lại mang tính tự trị. Chính vì thế mới có quy định: “Mọi thứ hàng hóa bán trong thành phố đều được bán riêng ở từng phố, mỗi phố dành riêng cho một hay vài làng đã được phép mở cửa hàng tại đó”. Sau này, đến thời Nguyễn thì xuất hiện cấp tổng, thực chất tương đương với cấp phường thời Lý, trần, Lê, có khác là quy mô lớn hơn, gần gấp 3 lần quy mô phường. Và khi này, Hà Nội có 13 tổng (Thọ Xương 8 tổng và Vĩnh Xương 5 tổng). Khu phố cổ có cấu trúc không gian đặc biệt, xuất phát từ nguyên lý hình thành đô thị cổ. Tính chất cổ của phố phường Hà Nội thể hiện ở những ô phố và đường phố. Nó có ranh giới rạch ròi giữa một bên là thành của vua chúa và một bên là thị (nơi buôn bán, sinh hoạt) của dân. Cả phố phường và chợ cùng phát triển trong dải đất hẹp, chiều rộng không quá 1 km. Vì vậy bố cục mạng lưới đường phố hẹp và không thẳng; các ngôi nhà trong phố cổ sắp xếp lô nhô và có dạng hình ống, trong đó xen lẫn các phòng ở và sân trong, vừa đảm bảo thông gió, lấy ánh sáng và không gian yên tĩnh Vài gợi ý để bảo tồn phố cổ Bảo tồn cái cổ, có người cho rằng chủ yếu là lưu giữ lại đặc điểm sử dụng bởi Hà Nội có 3 thực tế đáng hấp dẫn, có thể nói là tác phẩm kiến trúc – văn hóa – nghệ thuật độc đáo là: – Song song tồn tại giữa lịch sử và cuộc sống hiện đại ở thế kỷ 21 – Còn vật chứng của sự tồn tại đồng thời hai nền văn hóa đô thị: khu 36 phố phường và khu phố pháp – Những không gian đường phố khá hoàn hảo (về cảnh quan đô thị, về tỉ lệ, mặt nhà, màu sắc, cây xanh…), thể hiện được là một đô thị (cận) nhiệt đới. Bảo tồn cái cổ, có người cho rằng chính là bảo tồn cái vẻ cổ sơ của phố phường Hà Nội xưa, không gì ngoài bố cục không gian và cấu trúc của ngôi nhà truyền thống ở phố cổ. Tuy nhiên, công cuộc bảo tồn sẽ không thực hiện được nếu không song song thực hiện việc cải tạo. Bảo tồn đã là công việc cấp bách thì cải tạo càng cấp bách hơn. Cụ thể: – Cải tạo phải nằm trong kế hoạch và giải pháp phát triển chung của thành phố về kinh tế, xã hội, văn hóa. – Cải tạo để có thể mở rộng công năng của khu phố cổ. Không những có đầy đủ tiện nghi cho dân sinh hoạt, đi lại, giải trí mà còn tạo điều kiện mở ra các dịch vụ kinh doanh, du lịch khác nữa. – Cải tạo vẫn giữ được thẩm mỹ chung của dãy phố, nhưng phải có hướng dẫn về kiến trúc mặt tiền, nhằm đảm bảo hài hòa về hình khối, đường nét, nhịp điệu, màu sắc vật liệu sử dụng… – Cải tạo với giải pháp tạo một không gian sân vườn mới (không gian xanh, chỗ nghỉ ngơi giải trí, để xe của cộng đồng dân cư. Có thể thực hiện được điều này với giải pháp “khoét lõi” của ô phố hoặc dành riêng tầng trệt cho các dịch vụ công cộng khác (vệ sinh, để xe, giao nhận hàng, cứu hỏa…) – Cải tạo với những giải pháp mở rộng, ăn thông hai hoặc ba nhà với nhau, tạo cửa hàng lớn. Tất nhiên mặt tiền vẫn giữ kích thước và nhịp điệu cũ. – Cải tạo, nhưng vẫn nên giữ những nét trang trí độc đáo của phố cổ. Chẳng hạn như đối với cấu kiện gỗ ở mặt tiền hoặc cửa sổ ở tầng gác, hàng hiên, giếng trời, sân trong, gác sân thượng… – Cải tạo luôn cả các hệ thống cấp thoát nước, cấp điện và các hệ thống cống rãnh vệ sinh khác. Để bảo tồn và cải tạo khu phố cổ có hiệu quả và mau chóng, điều cơ bản là phải đảm bảo đồng bộ các mặt từ kế hoạch, tài chính đến kỹ thuật và quản lý. triển khai thí điểm, hạn chế, rút kinh nghiệm rồi rút kinh nghiệm, giới hạn mở công trường trong khu vực nhỏ, độ một hai ô phố, tránh gây cản trở và làm xáo trộn sinh hoạt của khu phố cũng như của thành phố. Ngoài ra, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và cải tạo khu phố cổ, thì ngay từ việc lựa chọn tuyến phố để thực hiện cần phải nghiêm túc và theo các điều kiện sau đây: – Không gây khó khăn lớn cho việc kinh doanh buôn bán của dân tuyến phố đó; – Tuyến phố có có nhiều nhà thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của nhà nước; – Tuyến phố có tỷ lệ các hộ là cán bộ công nhân viên nhà nước, tạo điều kiện dễ dàng di dời, thuận lợi cho việc bảo tồn và cải tạo khu phố cổ. |
Khu phố cổ thể hiện rõ đặc trưng kinh đô 1000 năm
0
previous post