Dự án “Xây dựng lộ trình chuẩn bị kế hoạch quản lý và chương trình xây dựng năng lực cho khu vực di sản Huế” sẽ tạo một cấp độ bảo vệ mạnh mẽ hơn cho quần thể di sản Huế.
Đại nội Huế (ảnh: Thùy Anh)
Được sự tài trợ của Đại sứ quán Hà Lan, trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (BtdTCĐ) phối hợp với Cty tư vấn giải pháp đô thị của Hà Lan (Urban Solutions) đã xây dựng dự án trên.
Theo KTS phùng phu – GĐ trung tâm BtdTCĐ Huế, thì kể từ khi được công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993, chính quyền trung ương và địa phương đã có những thiết chế pháp lý nhằm bảo vệ khu di sản Huế; tuy nhiên, khu di sản vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn.
Cụ thể là áp lực về đô thị hoá và phát triển giao thông. Các đợt mưa bão, lũ lụt hằng năm làm nguy hại đến các công trình và hai bên bờ sông. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa cơ quan, ban ngành quản lý liên quan; thiếu các công cụ và trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc quản lý khu di sản tại TTBtdTCĐ Huế.
Đặc biệt, khu vực có di tích ở phía tây – nam của thành phố Huế – kể cả khu vực bờ sông Hương – đã và đang bị ảnh hưởng bởi việc mở rộng đường giao thông, xây dựng các khu nghỉ mát du lịch, sân golf, đường tránh, khai thác đá, xây dựng trường học…
Và vấn đề thời sự là dường như ở TT-Huế có nhiều đơn vị, ban, ngành liên quan đến công việc quản lý và bảo vệ di sản, nhưng lại thiếu sự phối hợp và sự điều phối chung, cũng như chưa xác định được những ưu tiên về bảo tồn và phát triển mang tính chiến lược.
Do đó, Uỷ ban Di sản thế giới thuộc UNESCO đã có những khuyến nghị và yêu cầu chính quyền địa phương và đơn vị quản lý khu di sản (trung tâm BtdTCĐ Huế) phải thiết lập một kế hoạch quản lý tổng thể cho khu di sản Huế, nhằm tạo một cấp độ bảo vệ mạnh mẽ hơn.
Dự án “Xây dựng lộ trình chuẩn bị kế hoạch quản lý và chương trình xây dựng năng lực cho khu vực di sản Huế” ra đời trong bối cảnh như vậy, và bắt đầu triển khai từ tháng 10.2008.
Về hình thức, “kế hoạch quản lý và chương trình xây dựng năng lực cho khu vực di sản Huế” tương tự như một bản quy hoạch để bảo vệ, trùng tu và phát triển quần thể di tích Huế và rộng hơn là thành phố – di sản. Bởi đây là một kế hoạch lập ra để định hướng cho sự phát triển của một khu vực di sản đặc thù của một vùng, thành phố.
Tuy nhiên, ông paul Shuttenbelt – GĐ Châu Á của Cty Urban Solutions – cho rằng: “Đây không phải là sự thay thế cho quy hoạch, mà là sự bổ sung, cũng như bao hàm những nội dung của các quy hoạch”.
Ông paul Shuttenbelt nhấn mạnh: “Quản lý, bảo vệ và phát triển quần thể di tích Huế không phải là trách nhiệm của trung tâm BtdTCĐ Huế hay Sở VHTtdL, mà là trách nhiệm chung của nhiều ngành liên quan. Cái mà di sản Huế đang thiếu và yếu là sự hợp tác trong nội bộ tỉnh/thành phố Huế, giữa các khu vực tư nhân và Nhà nước, bao gồm cả các tổ chức phi lợi nhuận, thể chế và tình nguyện viên”.
Được biết, sau phần “xin ý kiến” ngày 28.5, bản dự thảo “Kế hoạch quản lý khu di sản Huế” sẽ được hoàn chỉnh để đệ trình xin góp ý và tư vấn của UNESCO, sau khi chính thức đệ trình Chính phủ VN xem xét và phê duyệt.
|