Vùng núi phía bắc việt nam là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. qua hàng trăm năm, cuộc sống của các dân tộc ít biến đổi, kiến trúc nhà ở của họ vẫn giữ được nét văn hóa sơ khai từ xưa đến nay.
Nghiên cứu nhà ở của các dân tộc
Việc nghiên cứu nhà ở của các dân tộc là cần thiết, nó phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng các giá trị văn hóa truyền thống và phục vụ quá trình phát triển đời sống giá trị văn hóa truyền thống và phục vụ quá trình phát triển đời sống xã hội của các địa bàn có người dân tộc cư trú. thực hiện đề tài bộ xây dựng gia ” điều tra khảo sát kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc miền núi phía bắc và tây nguyên, đề xuất bảo tồn và khai thác giá trị kiến trúc nhà truyền thống” đầu tháng 1/2008 nhóm điều tra khảo sát phòng nghiên cứu lịch sử và bảo tồn di sản kiến trúc – viện nghiên cứu kiến trúc quốc gia đã có cuộc điều tra khảo sát về nhà ở truyền thống vùng núi phía bắc. sau đây là đôi nét phác họa chính bằng hình ảnh về nhà ở của vùng dân tộc này.
Tỉnh Lạng Sơn
lạng sơn là tỉnh biên giới miền núi phía ðông bắc bộ, có 11 dân tộc cùng sinh sống với các dân tộc nùng, tày, kinh, dao trong đó dân tộc nùng chiếm số lượng lớn nhất (43,86%), dân tộc tày (35,92%).
bản (thôn, làng) người tày – nùng thường ở trên núi thấp, riêng dân tộc giao ở trên núi cao nhưng các dân tộc đều dựng làng bản ven suối, sông, được lựa chọn trên những khu đất bằng phẳng. nhà người tày nùng tùy theo điều kiện địa hình mà làm nhà trên sàn hay dưới đất. ở huyện lộc bình, người tày nùng ở trong những ngôi nhà đất xây gạch trình tường. tường là phần chịu lực, kèo nhà được đặt trực tiếp lên tường nhà. nhà đất thường nhỏ hơn nhà sàn, có sân, hiện để phơi phóng như nhà người kinh. nhiều gia đình người tày nùng đã nâng tầng ngôi nhà đất của mình lên 2 tầng bằng cách làm sàn tầng hai làm kho và ban thờ gia tiên. nhà người tày – nùng thường chỉ có hai mái và lợp ngói âm dương hoặc ngói sông cầu. bố cục nhà chia theo gian – theo chiều ngang ngôi nhà có cửa chính và cửa sổ mở ở hai bên.
người giao ở bắc sơn hay mẫu sơn sống trong nhà sàn, chịu nhiều sự tri phối của người tày – nùng. nhà người dao thanh y ở xã mẫu sơn lại được làm dàn trải theo chiều ngang giống nhà người kinh, nền đất, tường xây gạch đất trình tường.
Tinh Tuyên Quang
nhà ở truyền thống dân tộc tỉnh tuyên quang chủ yếu có 3 dạng nhà: nhà sàn, nhà đất, nửa sàn nửa đất. với mỗi dạng nhà, dù dân tộc khác nhau, song do sống cộng cư nên ngôi nhà đều có sự pha trộn và mang những nét cơ bản gần giống nhau ở bộ mái, bộ khung nhà.
nhà ở người tày – dao của tỉnh tuyên quang thể hiện rõ nhatá là của dân tộc tày – dao. là sản phẩm của rừng cọ, đồi chè nên các mái nhà đều được lập bằng lá cọ, các bộ phận như: rui, mè, tường bao che, sàn đều dùng thân cây mai, cây vầu, cây tre. mái nhà tương đối dốc, kéo dài từ đỉnh nóc xòa gần kín thân nhà chính, mái càng xuống thấp thì các cây rui mè càng được đặt sát nhau hơn. kỹ thuật lợp mái chủ yếu là buộc lạt và dùng néo là chính. bộ khung nhà chủ ếu được tạo thành nhờ sự liên kết các hàng cột theo chiều dọc và theo chiều ngang, cột được đặt trên chân tảng. dù nhà sàn hay nhà đất, nửa sàn nửa đất thì cột cũng được liên kết trên cao để đỡ kèo nhà và liên kết phía dưới để giằng chân cột, cột cũng đồng thời là ranh giới để phân định không gian trong ngôi nhà. nhà ở dân tộc tỉnh tuyên quang có đặc điểm chung nhất là có rất nhiều sàn gác ở trên cao để đựng đồ đạc, làm kho, hồi nhà, hiên nhà được làm thêm nhiều để chứa đồ. với nhà sàn, bao che xung quanh bằng ván gỗ, phên vách nứa hoặc cây mai,vầu ken dày nhà đất tường bằng vách nứa đập dập trộn hỗn hợp rơm, bùn, trấu rồi trát lên cốt tre thành tường.
Tinh Quảng Ninh
nhà ở truyền thống dân tộc tỉnh quảng ninh thể hiện rõ nét nhất là của dân tộc sán chỉ. có nguồn gốc từ trung quốc, thuộc nhóm ngôn ngữ hán – tạng, nói thổ ngữ quảng ðông. người sán chỉ sống thành bản làng trong thung lũng, ven các bờ núi cao, nơi có khe suối làm ruộng bậc thang và đánh bắt cá. với đặc điểm tự nhiên là vùng núi đá nên người dân tại đây đã sử dụng nhiều vật liệu đá cuội có sẵn, xếp chồng lên nhau, kè chặt tạo ra được một bức tường đá khá kiên cố. người dân cũng dùng đá cuội kè vườn, kè ruộng, đường, nền nhà, sân ðá cuội đã mang lại cho cảnh quan bản làng một sự khác biệt, lý thú.
tùy theo từng huyện ở quảng ninh mà nhà ở truyền thống có dạng nhà sàn hay nhà đất; nhà nửa sàn, nửa đất. nhà đất – nhà sàn trình tường là ngôi nhà truyền thống của người sán chỉ. nhà có 2 mái lợp ngói âm dương.
do đặc điểm địa lý tỉnh quảng ninh là tỉnh ven biển, hay xảy ra gió bão nên ngôi nhà được cố kết chắc chắn, nhà xây thấp, nhỏ, ít cửa, cửa nhỏ người sán chỉ sử dụng kỹ thuật mộng luồn và ngoãm để liên kết các bộ phận là chính. các mộng luồn đầu được gia cố bằng con chêm. tường nhà có 3 cặp kèo, đóng vai trò là phần khung chứ không thuộc phần mái như các vùng khác.