“bản đồ hà nội cổ và vùng phụ cận” là tên của cuộc triển lãm do thư viện quốc gia và đại sứ quán pháp tại việt nam tổ chức tại thư viện quốc gia (hà nội), giới thiệu tới đông đảo bạn đọc bộ tư liệu quý với 55 tấm bản đồ có niên đại từ 1873 đến 1965, có thể chia thành 3 phần, tương ứng với 3 giai đoạn lịch sử của thăng long – hà nội: phần 1 gồm 19 bản đồ, có niên đại sớm nhất là của phạm đình bách vẽ năm 1873 và 18 bản đồ khác có cùng niên đại đồng khánh (1886 – 1888). đây là các bản đồ thuộc loại cổ, do người việt namvẽ, mang tính ước lệ. các bản đồ này vẫn cho chúng ta hình dung tương đối về hà nội lúc bấy giờ với những đình, chùa, đền miếu, những khoảng mặt nước ao hồ xanh, và đặc biệt là hình ảnh hà nội xây theo kiểu vauban đầu thời nguyễn. các bản đồ này được vẽ trước sau nhau hơn chục năm nhưng đều hiện lên một hình ảnh phường – thị của hà nội chưa có những chuyển biến theo hướng đô thị hóa hiện đại. phần 2 là các bản đồ có niên đại từ 1883 – 1941 do người pháp vẽ, có phương hướng chính xác, tỷ lệ rõ ràng, theo đúng nguyên tắc vẽ bản đồ hiện đại. giai đoạn này hà nội có những thay đổi về nhiều góc độ: đang dần chuyển mình từ tp nhượng địa đến tp hà nội được quy hoạch và xây dựng theo kiểu phương tây. nếu trong các bản đồ trước năm 1894 chúng ta còn thấy rất rõ hình ảnh thành hà nội vuông vắn, nằm ở phía tây của khu phố cổ thì từ bản đồ 1899 trở đi, bóng hình tòa thành này đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó dần dần là các con phố được quy hoạch dọc ngang hình bàn cờ. phần 3 của bộ sưu tập được bắt đầu bằng tấm bản đồ năm 1945, năm thứ nhất của nước việt nam dân chủ cộng hòa. đây là tấm bản đồ đầu tiên (sắp theo thứ tự thời gian) trong sưu tập được ghi hoàn toàn bằng tiếng việt, do phòng công thự toà thị chính và phòng ấn loát địa chính thực hiện. cũng chỉ có 3 bản đồ (1945, 1946 và 1949) có niên đại trước năm 1954 là viết hoàn toàn bằng tiếng việt, do người việt in ấn và phát hành. một số bản đồ tiêu biểu bản đồ hà nội năm 1873 (do phạm đình bách, nhà hoạ đồ của sở địa lý vẽ) là một trong những tấm bản đồ đẹp nhất của bộ sưu tập bởi cách thể hiện không gian hội tụ mong muốn thể hiện chi tiết theo lối truyền thống, với bằng chứng là những con trâu và những chiếc thuyền buồm, và lối định vị chính xác hiện đại và tôn trọng tỷ lệ. kèm với đó là một bản chú thích gồm bốn đề mục: những chiếc cửa, tô giới, các công trình và thành cổ. bản đồ thú vị vì nhiều lẽ này cho phép hình dung ra được sự du nhập đô thị trước khi người pháp đặt chân đến đây. đặc biệt, ở đó đã hiện hữu rất nhiều ngôi chùa sau này bị phá bỏ để xây dựng bưu điện hay nhà thờ. ở đây chúng ta nhận thấy ảnh hưởng còn mờ nhạt của thành thị theo đúng nghĩa của từ này, nhiều ngôi làng nằm ngay sát tp và nhất là những mặt nước, đầm, hồ chiếm một phần đáng kể trong không gian, cũng như mạng lưới sông cung cấp nước cho chúng. chúng ta cũng thấy hiện lên những hồ nhỏ nối tiếp nhau, song song với sông hồng, chứng tích của một con kênh cổ xưa kia đã từng nối hồ trúc bạch với sông hồng, chạy qua hồ hoàn kiếm. bản đồ hà nội năm 1902 đã chỉ ra những biến động trong khu vực hà nội do những đợt quy hoạch trong 15 năm người pháp chiếm đóng. cầu long biên khánh thành năm đó bắc ngang sông hồng như thể đường xe lửa bị cắt làm đôi. nếu như tp mới nằm phía nam hồ hoàn kiếm lúc đó còn ít dân cư, những con phố mới được bố trí theo hình bàn cờ đã hình thành. chúng ta thấy ở phía đông nam tp có ấp thái hà, khi đó phải đi bộ 3 giờ đồng hồ mới đến được trung tâm tp. bản đồ sơ lược tp hà nội năm 1918 ngoài giá trị của sự định hướng độc đáo là đã thể hiện cả một mạng lưới các con phố của một tp được chia thành 8 khu từ năm 1914. phần lớn các công trình đã được xây dựng và tp mới nằm trên một trục nối thành cổ với sông hồng; tp hà nội năm 1911 cho thấy rõ những bãi cát tạo nên những hòn đảo giữa sông hồng và minh chứng cho sự đổi dòng của con sông cho dù nó đã được đắp đê hai bên. bản đồ sơ lược về hà nội năm 1928 cho thấy tp đã mở rộng ra đáng kể và hồ hoàn kiếm, trước kia là biên giới phía nam của tp lúc này đã nằm ở trung tâm của đô thị tạo nên ranh giới giữa khu phố cổ với những phố hẹp ngoằn ngoèo, tương phản với vẻ trật tự của những con phố ở các khu mới được bố trí theo hình bàn cờ. vào thời đó, trái với khu 36 phố phường có mật độ dân cư dày đặc, một diện tích rộng lớn được đô thị hóa hình thành từ những làng đô thị vẫn còn trống rỗng, những tòa nhà còn thưa thớt, các con phố vẫn chưa có tên, và phải phân biệt chúng bằng số đường. ta có thể coi như tp với đúng nghĩa của nó có biên giới là phía nam hồ bảy mẫu. bản đồ hà nội năm 1935 cho phép ta nhanh chóng xác định các trung tâm hành chính và xã hội của tp lúc bấy giờ. khi đó 2.000 người pháp sống tại đây sở hữu tới nửa diện tích tp. mật độ đô thị dày đặc đã cho phép tăng dân số quy hoạch tốt hơn các con phố và đặt tên cho chúng. vào năm 1936, thành phố có 145 nghìn dân, ngang với tp cảng hải phòng, vì thế mà nó trở thành một trong những trung tâm đô thị chính của bắc kỳ.
cuộc triển lãm cho chúng ta một cái nhìn lịch sử xuyên suốt gần một thế kỷ về những biến đổi diện mạo cũng như những bước chuyển mình trong quá trình quy hoạch, xây dựng và đô thị hoá của hà nội và vùng phụ cận. |