ngày 29/10, tại thành phố hạ long, bảo tàng tỉnh quảng ninh đã thông báo kết quả khai quật lần thứ nhất di tích gốm cổ tuần châu. đây là cuộc khai quật được tiến hành hợp tác giữa viện khảo cổ học việt nam, trường cao học thực hành pháp và bảo tàng tỉnh quảng ninh (từ 15 đến 28/10/2008). việc phát hiện, khai quật và nghiên cứu khu di tích gốm cổ tuần châu là một bước quan trọng trong chương trình nghiên cứu đồ gốm việt nam, đặc biệt là đồ gốm trước thế kỷ 10. khu di tích này còn đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và văn hoá không chỉ riêng quảng ninh, mà còn mang tính quốc gia. trong tương lai gần, đây sẽ là nơi hình thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước. di tích gốm cổ tuần châu được khai quật lần này nằm ven theo bờ phía đông của đảo tuần châu. bước đầu, các nhà khảo cổ học qua nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất, sản phẩm gốm, thì di tích gốm tuần châu nằm trong khoảng thế kỷ 7 đến 9 sau công nguyên. tại đây, các nhà khoả cổ kết luận có thể là một lò nung gốm khá lớn, bởi các hiện vật thu được như con kê, chất chống dính, hiện vật hỏng do lỗi của lửa nung, hiện vật thử men, đất cháy, một số dụng cụ làm gốm còn in rõ dấu vết của bàn tay người thợ; nguyên liệu đất làm gốm được khai thác tại chỗ (ở đây có nhiều đất sét và cao lanh). các loại hình gốm tuần châu chuyên sản xuất như: bình, vò có quai, bát, đĩa, chậu, ấm, liễn âu. ngoài ra, các nhà khoả cổ còn tìm thấy các con kê hình thang, nắp bao nung… về kỹ thuật: tất cả các loại hình đồ đựng đều làm bằng bàn xoay; men được phủ ở phần miệng xuống 2/3 hiện vật và khá dày, phần đế và đáy không được phủ men; kỹ thuật cạo men ở đây có đặc trưng, đường cạo men nham nhở và nhiều hiện vật không có hình thù nhất định… |