chiều 4/11, dưới sự điều khiển của phó chủ tịch nguyễn đức kiên, quốc hội họp tại hội trường nghe phó thủ tướng, bộ trưởng bộ ngoại giao phạm gia khiêm trình bày tờ trình dự án luật cơ quan đại diện nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam ở nước ngoài (luật cơ quan đại diện ở nước ngoài); ủy viên ủy ban thường vụ quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban đối ngoại của quốc hội nguyễn văn son trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật cơ quan đại diện nước chxhcn việt nam ở nước ngoài.
theo tờ trình, hiện nay cơ quan đại diện ở nước ngoài đang được điều chỉnh bằng pháp lệnh lãnh sự được hội đồng nhà nước ban hành ngày 13/11/1990 và pháp lệnh về cơ quan đại diện nước chxhcn việt nam ở nước ngoài, được uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 02/12/1993. từ khi ban hành hai pháp lệnh, đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây, số lượng các cơ quan đại diện việt nam ở nước ngoài đã tăng đáng kể. năm 1993, mới chỉ có 55 cơ quan đại diện (41 đại sứ quán, 03 phái đoàn đại diện thường trực tại các tổ chức quốc tế, 07 tổng lãnh sự quán, 04 văn phòng). đến thời điểm hiện nay, con số này đã tăng lên đến 84 cơ quan đại diện (61 đại sứ quán, 16 tổng lãnh sự quán, 03 phái đoàn đại diện thường trực tại các tổ chức quốc tế và 02 văn phòng) trong tổng số 176 nước việt nam có quan hệ ngoại giao.
tuy nhiên, việc thực hiện hai pháp lệnh và thực tiễn hoạt động của cơ quan đại diện trong thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập về pháp lý, tạo nên kẽ hở, thiếu tính chính xác về mặt pháp lý. trong khi quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước được mở rộng sang một số lĩnh vực mới như xuất khẩu lao động, hợp tác về an ninh và trong tương lai sẽ còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, du lịch, cũng chưa được cụ thể hóa trong hai pháp lệnh nêu trên.
việc xây dựng dự án luật cơ quan đại diện tại nước ngoài trình quốc hội xem xét, hoàn thiện để tạo cơ sở pháp luật hoàn chỉnh hơn đối với việc tổ chức và hoạt động của cơ quan đại diện tại nước ngoài vừa đáp ứng tình hình đổi mới của đất nước phù hợp với đòi hỏi hội nhập quốc tế để góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị – xã hội và an ninh – quốc phòng; góp phần phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy quan hệ văn hóa; thực hiện nhiệm vụ lãnh sự; hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người việt nam ở nước ngoài; thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại; quản lý cán bộ và cơ sở vật chất và quan hệ giữa các cơ quan đại diện. dự thảo luật gồm 7 chương và 39 điều, quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, niệm vụ của cơ quan đại diện, quản lý nhà nước đối với cơ quan đại diện; quy định về việc thành lập, đình chỉ và chấm dứt hoạt động của cơ quan đại diện; biên chế, cơ cấu tổ chức và kinh phí của cơ quan đại diện và về tiêu chuẩn thành viên cơ quan đại diện; chức vụ ngoại giao, lãnh sự; người đứng đầu cơ quan đại diện.…
tiếp đó, quốc hội thảo luận về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo luật quản lý nợ công.
đại biểu trần việt hưng (hoà bình) cho rằng, còn nhiều điều trong dự án luật chung chung, có tới 14 điều giao cho chính phủ quy định, như vậy sẽ hạn chế hiệu lực thực tế của luật. ông hưng đề nghị đưa nợ doanh nghiệp nhà nước vào đối tượng của nợ công ; ông cũng đề nghị đề cập cụ thể hơn về giải quyết khiếu nại tố cáo về nợ công. đại biểu trần du lịch (tp hồ chí minh) cho rằng: nội dung của dự án luật ở “phần vay” tương đối chi tiết nhưng phần quản lý vốn vay và trả nợ thì chưa cụ thể. ông lịch cho rằng, trong chiến lược vay nợ phải đánh giá tài nguyên ngân sách và phân tích cân đối nguồn tài chính ngân sách . có đại biểu đề nghị không nên đưa đối tượng nợ doanh nghiệp nhà nước vào diện quản lý của nợ công để phù hợp với luật doanh nghiệp vì trong tương lai gần các doanh nghiệp nhà nước sẽ cơ bản cổ phần hoá xong và không còn giữ 100% vốn nhà nước. về vấn đề vay nợ, sử dụng vốn vay, trả nợ các đại biểu đề nghị ban soạn thảo quy định chi tiết về quản lý vốn vay và trả nợ để tăng cường trách nhiệm quản lý của tổ chức và cá nhân, để hạn chế tình trạng thế hệ trước vay (nhưng không đạt hiệu quả) thế hệ sau trả nợ sẽ rất nặng nề. hơn nữa, nếu quốc hội phê duyệt và giám sát nợ công thì đại biểu quốc hội phải có thông tin về tình hình vay nợ thế nào, hiệu quả ra sao và tình hình trả nợ. như vậy, chiến lược vay nợ, mục đích vay nợ; vay của ai, làm gì, hiệu quả thế nào, bao giờ trả nợ phải được quy định thành những chế tài để có cơ sở thực hiện thống nhất. việc phân bổ nợ công phải công bằng, cụ thể phải có phần cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay với sự phân phối trên nguyên tắc minh bạch mới hạn chế cơ chế “xin-cho”. đại biểu ngô đức mạnh (bình phước) đề nghị, đối với nợ nước ngoài và nợ trong nước đều phải đánh giá hiệu quả đầu tư. đối với cấp tỉnh, chính hđnd có khả năng thay mặt quốc hội quyết định và giám sát vốn vay, vì vậy luật cần quy định rõ chức năng của hđnd cấp tỉnh đối với nợ công./.
|