V/v: Tình hình thực hiện Quyết định số 243/QĐ-TTg của Thủ tướngCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày16tháng 01 năm 2009
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ tại công văn số 8601/VPCP-TCCV ngày 16/12/2008 về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 243/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2008, Bộ Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện và kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trong năm 2008 như sau:
I/ Kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư thuộc giai đoạn 2 Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư bổ sung các dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Xây dựng đã tổ chức đoàn công tác liên ngành gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách Xã hội đi kiểm tra kết quả thực hiện các dự án giai đoạn 1 của Chương trình và kiểm tra thực tế ở các địa phương dự kiến đầu tư tiếp giai đoạn 2, trên cơ sở đó lập đề án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt bổ sung các dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình.
Kết quả kiểm tra việc thực hiện giai đoạn 1 của Chương trình: Công tác tôn nền đắp bờ bao đạt 99,6% so với kế hoạch, công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong cụm, tuyến dân cư đạt trên 80% khối lượng công việc. Công tác xây dựng nhà ở và bố trí dân vào ở trong các cụm, tuyến dân cư đạt 84% so với kế hoạch. Kết quả thực hiệntrong giai đoạn 1 của Chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Các hộ dân di dời vào ở trong các cụm, tuyến dân cư đã có cuộc sống an toàn, ổn định. Nhà nước và chính quyền địa phương không còn phải mất thời gian và kinh phí để thực hiện hỗ trợ cho các hộ dân trong vùng mỗi khi lũ về như trước đây.
Tuy nhiên do số hộ dân trong khu vực ngập lũ chưa thể bố trí hết trong giai đoạn 1 của Chương trình vẫn còn khá lớn, mặt khác số hộ dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm cần phải khẩn trương di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn, ổn định. Số đối tượng này là trên 52.000 hộ. Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành để giải quyết chỗ ở an toàn, ổn định cho số hộ dân nói trên.
Ngày 26/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TTg Phê duyệt bổ sung các dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình triển khai thực hiện của các địa phương như sau:
Sau khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện.
Theo báo cáo của các địa phương, các tỉnh đã chỉ đạo lập kế hoạch xây dựng cụm, tuyến và bờ bao trên địa bàn để làm căn cứ thực hiện. Đến nay đã có 4 tỉnh xây dựng xong kế hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt là Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang. Các tỉnh khác đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Kế hoạch thực hiện các dự án giai đoạn 2 của các tỉnh đã đảm bảo chi tiết, cụ thể, trong đó danh mục dự án, số hộ dân cần bố trí vào ở, vốn đầu tư cho từng dự án được xác định rõ ràng. Ủy ban nhân các tỉnh đã có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan liên quan, các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án để thực hiện Chương trình, đồng thời xác định thời gian thực hiện, phù hợp với yêu cầu tiến độ chung đã đề ra.
Để chỉ đạo thực hiện Chương trình đạt hiệu quả, các tỉnh đã củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình cấp tỉnh và huyện. Đối với những địa phương lần đầu có các dự án đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình của tỉnh, đồng thời chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo Chương trình cấp huyện, quyết định thành lập chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.
Các tỉnh đã tổ chức các cuộc họp với các ban, ngành liên quan, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án để quán triệt và hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị cũng như các cán bộ, chuyên viên trực tiếp tham gia thực hiện về mục tiêu, yêu cầu; các cơ chế, chính sách áp dụng cùng các nội dung khác liên quan đến Chương trình.
Hiện nay các địa phương đang tiến hành thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư: tiến hành rà soát lại các đối tượng cần phải di dời ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm và khu vực ngập lũ; thực hiện khảo sát, quy hoạch chọn địa điểm xây dựng các cụm, tuyến dân cư và bờ bao.
Riêng thành phố Cần Thơ đang đề nghị bổ sung đầu tư xây dựng một số cụm, tuyến dân cư để phục vụ di dời các hộ dân tại các khu vực sạt lở nguy hiểm. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã có buổi làm việc với Bộ Xây dựng về việc bổ sung đầu tư xây dựng một số cụm, tuyến dân cư tại địa bàn Thành phố. Tiếp theo, Bộ Xây dựng cùng các Bộ, ngành liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố tiến hành kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực bị sạt lở trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở văn bản đề nghị của Thành phố về bổ sung các dự án cụm, tuyến dân cư và kết quả khảo sát thực tế, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
II/ Kiểm tra công tác bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ:
1. Tình hình thực hiện bán nhà ở
Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra ở một số địa phương, tính đến hết tháng 12/2008, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là 15.417.039m2 ứng với 362.472 căn (căn nhà, căn hộ), trong đó số nhà thuộc diện được bán là 332.000 căn, đã bán được 275.000 căn tương ứng với 12.407.000 m2, đạt gần 83% trên tổng số căn nhà thuộc diện được bán.
Ngày 10/3/2008, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 394/BXD-QLN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn việc bán nhà nêu trên. Ngày 29/5/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản 827/TTg-KTN cho phép các địa phương tiếp tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đến hết năm 2010. Tiếp đó, Bộ Xây dựng cũng có văn bản số 1320/BXD-QLN ngày 07/7/2008 hướng dẫn và đôn đốc các địa phương thực hiện chỉ đạo nêu trên của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị
Theo ý kiến của các địa phương, những chính sách liên quan đến bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê (theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ, Nghị quyết 23/2006/NQ- CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ và Nghị quyết 48/2007/NQ-CP ngày 30/8/2007 của Chính phủ) là tương đối đầy đủ và không có gì vướng mắc lớn. Tuy nhiên, tiến độ bán nhà vẫn còn chậm, nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng cán bộ thực hiện công tác bán nhà tại một số địa phương còn mỏng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đối với một số thành phố có số lượng lớn nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…thì lực lượng cán bộ không đủ để giải quyết. Ngoài ra, thực hiện quy định tại Nghị quyết số 48/2007/NQ-CP của Chính phủ, các địa phương có quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện nhà ở riêng lẻ có khả năng sinh lợi cao thì phải tiến hành rà soát, điều chỉnh giá bán nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ bán nhà ở.
Để khắc phục khó khăn trên, Bộ Xây dựng đã đề nghị các địa phương có số lượng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước lớn (thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…) cần tiếp tục bổ sung lực lượng cán bộ cho công tác bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tăng cường việc tập huấn đào tạo chuyên môn cho cán bộ nhằm đảm bảo thực hiện công tác bán nhà đúng quy định.
III/ Kiểm tra công tác quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
Công tác quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hiện nay tập trung chủ yếu vào các nội dung như quản lý cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, quản lý sử dụng nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước.
1. Về công tác quản lý cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
– Để giải quyết những bất cập trong công tác quản lý cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, Bộ Xây dựng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về bảng giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (Quyết định số 17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng giá chuẩn cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước chưa được cải tạo xây dựng lại). Ngày 05/5/2008 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 11/2008/TT-BXD hướng dẫn các địa phương thực hiện Quyết định nêu trên.
– Qua báo cáo và kiểm tra cho thấy, nhiều địa phương (Hà Nội, Tiền Giang, Phú Yên, Bình Định, Nam Định..) đã ban hành Quyết định cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đảm bảo bám sát với giá chuẩn tại Quyết định 17/2008/QĐ-TTg, đồng thời cũng phù hợp với tình hình điều kiện của địa phương. Tuy nhiên, cũng còn một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng, Cần Thơ… hiện nay còn đang lấy ý kiến các Ban, ngành của tỉnh trước khi ban hành. Như vậy, công tác triển khai thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ còn chậm.
Trong năm 2009, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định 17/2008/QĐ-TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về công tác quản lý sử dụng nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước
Qua kiểm tra, khảo sát và theo báo cáo ở một số địa phương nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng quỹnhà ở thuộc sở hữu nhà nước, tập trung chủ yếu tại bốn thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng với số lượng khoảng trên 2,7 triệu m2, tương ứng với 72,9 nghìn căn hộ. Đến nay, nhiều căn hộ đã được bán cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở nên nhiều nhà đã trở thành nhà chung cư đa sở hữu, do đó, phát sinh một số vướng mắc trong quản lý sử dụng, đặc biệt là việc quản lý phần sở hữu, sử dụng chung nhà chung cư.
Ngày 28/5/2008 Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD kèm theo Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư (thay thế Quyết định số 10/2003/QĐ-BXD) nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật về nhà ở và điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà chung cư. Qua kiểm tra cho thấy, Quyết định nêu trên cơ bản đã giải quyết các vướng mắc trên thực tế. Bộ Xây dựng đang yêu cầu các địa phương căn cứ vào Quyết định 08/2008/QĐ-BXD để ban hành quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đặc biệt là quy định cụ thể về kinh phí đóng góp (giá trần) cho việc quản lý vận hành nhà chung cư.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01/11/2006 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó có nội dung quy định cụ thể về Hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư nhằm giải quyết các tranh chấp giữa Bên bán và Bên mua về các phần sở hữu chung của nhà chung cư, đồng thời cũng quy định rõ việc đóng góp kinh phí bảo trì, quản lý vận hành trong nhà chung cư.
IV/ Kiểm tra thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận công trình xây dựng
1. Tình hình thực hiện:
Cho đến nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được các địa phương triển khai thực hiện. Qua kiểm tra và theo số liệu báo cáo của 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến hết tháng 12 năm 2008 đã thực hiện cấp được 1.163.769 Giấy chứng nhận, trong đó:
– Cấp theo Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ là 247.391 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (đã triển khai thực hiện ở 27 tỉnh, thành phố);
– Cấp theo Nghị định 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của Chính phủ là gần 13.000 giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (đã triển khai thực hiện ở 26 tỉnh, thành phố);
– Cấp theo Nghị định 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ là 903.378 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (đã triển khai thực hiện tại 36 tỉnh, thành phố.
Số liệu trên cho thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là còn chậm.
2. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị:
a) Khó khăn, vướng mắc:
Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của địa phương, việc cấp giấy chứng nhận chậm là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Đến nay, Luật Đăng ký bất động sản đã nghiên cứu, soạn thảo nhưng chưa được ban hành, do vậy nhiều địa phương có tâm lý trông chờ, chưa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng.
– Một số địa phương chưa quan tâm đến việc triển khai cấp giấy chứng nhận. Nghị định 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã được ban hành hơn 2 năm nhưng còn nhiều địa phương vẫn chưa ban hành Quy trình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn hoặc ban hành chậm. Qua kiểm tra, báo cáo thì mới chỉ có khoảng hơn 20 địa phương ban hành quy trình cấp giấy (như TP. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nam Định, Hoà Bình….).
– Về tổ chức bộ máy, lực lượng triển khai: nhìn chung bộ máy thực hiện cấp giấy chứng nhận ở các địa phương còn mỏng về số lượng và yếu về chất lượng. Nhiều địa phương có nhu cầu cấp giấy lớn như thành phố Hồ Chí Minh còn phải huy động cả lực lượng ngoài biên chế để thực hiện.
b) Đề xuất và kiến nghị
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Cần khẩn trương ban hành Luật Đăng ký bất động sản theo hướng thống nhất một cơ quan quản lý và cấp 1 giấy chứng nhận bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Các địa phương cần khẩn trương ban hành Quy trình cấp giấy chứng nhận, đối với những địa phương đã ban hành Quy trình thì cần phải nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo việc cấp giấy chứng nhận theo hướng đơn giản thủ tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan theo hướng liên thông một cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu cấp giấy chứng nhận
V/ Kiểm tra thực hiện việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở (theo Quyết định 118/TTg ngày 27/2/1996, Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 3/2/2000, Quyết định 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007của Thủ tướng Chính phủ)
1. Thực hiện hỗ trợ theo Quyết định 118/TTg ngày 27/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ:
Theo báo cáo của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tính đến hết tháng 12/2008, các địa phương đã thực hiện hỗ trợ cho 170.220 người, trong đó:
– Hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là 41.424 người ứng với số tiền hỗ trợ là 661 tỷ đồng;
– Hỗ trợ khi giao đất làm nhà ở là 5.741 người ứng với số tiền hỗ trợ là 119 tỷ đồng;
– Các hình thức hỗ trợ khác (hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, tặng nhà tình nghĩa) là 25.446 người với số tiền là 642,3 tỷ đồng và 49.264 căn nhà.
2. Thực hiện hỗ trợ cho cán bộ Lão thành cách mạng theo Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ
Theo báo cáo của 61 tỉnh, thành phố, tính đến hết tháng 12/2007 về cơ bản các địa phương đã thực hiện xong hỗ trợ cho cán bộ Lão thành cách mạng là 10.870 người tương ứng với số tiền là 433,1 tỷ đồng (trong đó 2.575 người được hỗ trợ bằng nhà, 7.687 người được hỗ trợ bằng tiền, số còn lại được hỗ trợ bằng các hình thức khác). Hiện nay chỉ còn một số ít chưa được hỗ trợ là do mới bổ sung và thực hiện hỗ trợ đối với cán bộ Lão thành cách mạng ở nhà thuộc diện không được bán đang chờ địa phương xây dựng để chuyển đổi.
3. Thực hiện hỗ trợ cho cán bộ Tiền khởi nghĩa theo Quyết định 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 và Quyết định 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007của Thủ tướng Chính phủ:
Theo báo cáo của 41 tỉnh, thành phố, kết quả thực hiện hỗ trợ cho cán bộ Tiền khởi nghĩa tính đến hết tháng 12/2008 như sau:
– Theo Quyết định 20/2000/QĐ-TTg:
Hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước là 1.671 người ứng với số tiền hỗ trợ là 2,7 tỷ đồng;
Hỗ trợ khi giao đất làm nhà ở là 156 người ứng với số tiền hỗ trợ là 4,1 tỷ đồng.
– Theo Quyết định 117/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Hỗ trợ bằng tiền (25 triệu đồng) đối với cán bộ Tiền khởi nghĩa là 3.647 người ứng với số tiền là 90,9 tỷ đồng (có 28 địa phương đang triển khai thực hiện hỗ trợ bằng tiền theo QĐ 117/2007/QĐ-TTg).
Trong năm 2009, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện các Quyết định nêu trên, tập trung chủ yếu giải quyết hỗ trợ cho các đối tượng người có công với cách mạng khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và hỗ trợ bằng tiền cho cán bộ Tiền khởi nghĩa theo Quyết định 117/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
VI/ Kiểm tra thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp và trụ sở, nhà làm việc các cơ quan hành chính sự nghiệp
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về lĩnh vực công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp và trụ sở, nhà làm việc các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương, kết quả cụ thể như sau:
1. Thực trạng hệ thống công sở cơ quan hành chính nhà nước các cấp và trụ sở, nhà làm việc các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương
1.1. Về quản lý nhà, đất công sở, trụ sở, nhà làm việc
a) Đối với nhà, đất công sở:
– Các Bộ, ngành đang quản lý, sử dụng:
Qua kiểm tra và theo báo cáo số liệu chưa đầy đủ của 23 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan tư pháp hiện nay đang quản lý, sử dụng:
+ Tổng diện tích đất công sở là 4.166.720 m2, trong đó: sử dụng xây dựng công sở, công trình phụ trợ, sân vườn, đường giao thông nội bộ trong khuôn viên công sở 3.936.843 m2 (chiếm gần 94,49%); sử dụng làm nhà ở 23.115 m2 (chiếm gần 0,55%); cho thuê 769 m2 (chiếm gần 0,01%); cho mượn 3.612 m2 (chiếm gần 0,09%); bị chiếm dụng 4.844 m2 (chiếm gần 0,12%); chưasử dụng 45.856 m2 (chiếm 1,1%); sử dụng mục đích khác (cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc làm trụ sở) 151.679 m2 (chiếm gần 3,64%).
+ Tổng diện tích sàn xây dựng 3.272.195 m2, trong đó: sử dụng làm công sở 3.122.591 m2 (chiếm gần 95,43%); sử dụng làm nhà ở 21390,72 m2 (chiếm gần 0,65%); cho thuê 2.344 m2 (chiếm gần 0,07%); cho mượn 3.786 m2(chiếm gần 0,12%); bị chiếm dụng 208 m2 (chiếm gần 0,01%); sử dụng mục đích khác (cho các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc làm trụ sở) 121.319 m2 (chiếm gần 3,7%); chưa sử dụng 554,6 m2 (chiếm gần 0,02%).
– Các địa phương đang quản lý, sử dụng:
Qua kiểm tra và theo báo cáo số liệu chưa đầy đủ của 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay đang quản lý, sử dụng:
+ Tổng diện tích đất là 17.959.678 m2, trong đó: sử dụng xây dựng công sở, công trình phụ trợ, sân vườn, đường giao thông nội bộ trong khuôn viên công sở là 17.169.416 m2 (chiếm gần 95,6%); sử dụng làm nhà ở 132.617 m2 (chiếm gần 0,74%); cho thuê 165.618 m2 (chiếm gần 0,92%); cho mượn 66.737 m2 (chiếm gần 0,37%); bị chiếm dụng 380.525 m2 (chiếm gần 2,12%); sử dụng mục đích khác 44.762 m2 (chiếm gần0,25%).
+ Tổng diện tích sàn xây dựng 8.307.316, m2, trong đó: sử dụng làm công sở 8.139.350 m2 (chiếm gần 97,98%); sử dụng làm nhà ở 110.936 m2 (chiếm gần 1,34%); cho thuê 15.159 m2 (chiếm gần 0,18%); cho mượn 27.440 m2 (chiếm gần 0,33%); thuê của tổ chức, cá nhân khác 14.428 m2 (chiếm gần0,17%).
b) Đối với nhà, đất trụ sở, nhà làm việc các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập:
– Các Bộ, ngành đang quản lý, sử dụng:
Qua kiểm tra và theo báo cáo số liệu chưa đầy đủ của 27 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và cơ quan tư pháp hiện nay đang quản lý, sử dụng:
+ Tổng diện tích đất trụ sở, nhà làm việckhoảng 16.878.401 m2, trong đó: 15.718.583 m2 là đất trụ sở, nhà làm việc và công trình sự nghiệp (chiếm 93,13%); 189.298 m2là đất nhà ở (chiếm 1,12%); 9.930 m2 là đất cho thuê, cho mượn (chiếm0,04%); 36.836 m2 là đất bị chiếm dụng (chiếm 0,22%); 811.047 m2 là đất sử dụng vào mục đích khác (chiếm 4,81%); 112.707 m2 là đất chưa sử dụng (chiếm 0,68%).
+ Tổng diện tích đất xây dựng trụ sở, nhà làm việc khoảng 7.668.726 m2.
+ Tổng diện tích sàn xây dựng trụ sở, nhà làm việc khoảng 12.016.778 m2, trong đó: 11.836.457 m2 là trụ sở, nhà làm việc và công trình sự nghiệp (chiếm 98,5%); 93.045 m2 là nhà ở (chiếm 0,77%); 2.669 m2là cho thuê, cho mượn (chiếm0,02%); 62.317 m2 là sử dụng vào mục đích khác (chiếm 0,52%); 22.290 m2 là chưa sử dụng (chiếm0,19%).
– Các địa phương đang quản lý, sử dụng:
Qua kiểm tra và theo báo cáo số liệu chưa đầy đủ của 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay đang quản lý, sử dụng:
+ Tổng diện tích đất trụ sở, nhà làm việc khoảng 117.397.122 m2, trong đó: 117.154.973 m2 đất trụ sở, nhà làm việc và công trình sự nghiệp (chiếm 99,79%); 3.537 m2 làm nhà ở; 270 m2 cho thuê, cho mượn; 235.108 m2 sử dụng vào mục đích khác (chiếm 0,2%); 3.234 m2 chưa sử dụng.
+ Tổng diện tích đất xây dựng trụ sở, nhà làm việc và công trình sự nghiệp khoảng 35.219.136 m2.
+ Tổng diện tích sàn xây dựng trụ sở, nhà làm việc và công trình sự nghiệpkhoảng 70.438.273 m2.