0
ngày 27-9-2008, tại văn miếu – quốc tử giám, hà nội, dự án xây dựng “trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam” (cpd) với hạt nhân là công viên văn miếu đương đại, đã chính thức khởi động.
pgs.ts nguyễn văn huy – giám đốc chuyên môn của trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam đã khẳng định: đây là lần đầu tiên việt nam có công viên văn miếu đương đại nhằm lưu giữ một cách đầy đủ, có hệ thống và khoa học những di sản của các nhà khoa học, các vị tiến sỹ đương đại. sự trường tồn của các văn miếu trong cả nước mà tiêu biểu là văn miếu quốc tử giám ở hà nội chỉ lưu giữ được các thông tin về các tiến sỹ những thế kỷ trước. sự ra đời của công viên văn miếu đương đại chính là nhằm tiếp bước cha ông, tôn vinh nhân tài đất nước và khơi nguồn nguyên khí quốc gia.
trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam có nhiệm vụ chính là nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua tiểu sử, ký ức, tư liệu và hiện vật cá nhân của các tiến sỹ, nhà khoa học; giới thiệu, trưng bày về những đóng góp, lao động khoa học của các nhà khoa học; tôn vinh các nhà khoa học, tiến sỹ đã có cống hiến cho sự phát triển khoa học của việt nam. cũng thông qua các chương trình này, trung tâm mong muốn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn lịch sử phát triển các ngành khoa học nước nhà; xây dựng cơ sở dữ liệu, tư liệu, hiện vật của các tiến sỹ, nhà khoa học việt nam.
trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam được triển khai theo hướng hoạt động đa chức năng như: công viên lưu danh, bảo tàng lưu giữ kỷ vật, thư viện lưu trữ tài liệu, đồng thời kết hợp với các dịch vụ khoa học, văn hóa, du lịch, danh thắng…. do đó, trung tâm kêu gọi các nhà khoa học, các vị giáo sư, tiến sĩ trong và ngoài nước; các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện trong cả nước cùng chung tay, hợp tác trong việc sưu tầm, hiến tặng tư liệu, hiện vật…
công viên văn miếu được xây dựng trong khoảng 2 năm (2008-2010) trên diện tích khoảng 25ha tại xã bắc phong, huyện cao phong, tỉnh hoà bình – nơi có nền văn hoá hoà bình nổi tiếng và là cái nôi của người việt – mường cổ.
công viên văn miếu đương đại được xây dựng theo hướng đa chức năng cùng với trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam, bao gồm: các khu tưởng niệm, mô phỏng văn miếu cũ và hệ thống văn bia mới dành cho các nhà khoa học, các tiến sĩ thời cận, hiện đại. quy hoạch kiến trúc của các công trình trong công viên dựa trên ý tưởng biểu trưng linh vật kim quy. tại đây, các nhà khoa học, các tiến sỹ việt nam (đang ở việt nam hay ở nước ngoài) có nhiều đóng góp cho nền khoa học, xã hội nói chung sẽ được ghi tên trên nền đá hoa cương.
dự kiến đến năm 2020, sẽ chính thức đưa “trung tâm nghiên cứu, bảo tồn di sản tiến sỹ việt nam” với hạt nhân là công viên văn miếu đương đại vào hoạt động./.
|