Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình số 144/TTr-CP ngày 01/10/2008 trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở, theo hướng mở rộng đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Người gốc Việt Nam thuộc diện: về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước thì được sở hữu nhà ở không hạn chế số lượng. – Những đối tượng còn lại (quy định tại Khoản 2 Điều 126 cũ) nếu được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một (01) nhà ở riêng lẻ hoặc một (01) căn hộ chung cư.
2. Về điều kiện được sở hữu nhà ở: Những đối tượng là người Việt 3. Về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở của người Việt Người Việt Trên cơ sở dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai trình bày ở trên, ngày 18/2/2009 Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự thảo Luật, sau đó Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã có Báo cáo số 609/UBKT12 ngày 25/2/2009 (trước đó Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã có Báo cáo thẩm tra sơ bộ số 464/UBKT12 ngày 10/10/2008) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo ý kiến của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, đa số đại biểu thống nhất với sự cần thiết và nội dung cơ bản của Dự án Luật, đồng thời đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định tại Dự án Luật này với các quy định của các Luật liên quan như Luật Quốc tịch, Luật Cư trú, Luật Xây dựng, Bộ luật Dân sự…và tiếp tục chỉnh sửa câu chữ trong dự thảo Luật nhằm hoàn thiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 tới. Ngày 26/2/2009 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để tiếp tục nghe và cho ý kiến về dự thảo Luật này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật. Ngày 10/3/2008 Hội nghị Thường trực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội cũng đã thảo luận về các Dự án Luật chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, trong đó có Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai. Tại các hội nghị này, mặc dù đa số đại biểu đồng tình về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Điều 126 Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai, nhưng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là về đối tượng, điều kiện và số lượng nhà ở được sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sở dĩ còn có ý kiến khác nhau bởi vì nhận thức về chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, cũng như quan điểm về quyền và nghĩa vụ công dân giữa công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài còn khác nhau. Từ đó dẫn đến một số ý kiến cho rằng: – Quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở như đề xuất của Chính phủ là quá rộng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mặc dù là công dân Việt Nam (còn Quốc tịch Việt Nam) nhưng không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như công dân ở trong nước thì cũng chỉ được hưởng quyền lợi hạn chế hơn so với công dân ở trong nước. Đồng thời để đảm bảo ổn định thị trường nhà ở trong nước, những đối tượng là công dân Việt Nam (những người còn quốc tịch Việt Nam) cũng phải thuộc 4 nhóm đối tượng, đó là: người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu; người kết hôn với công dân Việt Nam ở trong nước thì mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Như vậy, trên thực tế không mở rộng thêm được số lượng người Việt – Có ý kiến cho rằng mục đích của chính sách cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam là để tạo điều kiện cho họ có chỗ ở, không khuyến khích họ đầu cơ, mua nhiều nhà ở, ảnh hưởng tới thị trường nhà ở trong nước và trật tự, an ninh quốc gia, vì vậy tất cả các đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ nên được sở hữu một nhà ở (một nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư). Điều kiện cư trú cũng phải chặt chẽ hơn, theo đó thời gian cư trú (một lần hoặc tổng thời gian cư trú trong một năm) phải tối thiểu là 3 tháng trở lên mới được sở hữu nhà ở. Như vậy là hạn chế hơn nhiều so với quy định hiện hành. Bởi vì, từ năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2001/NĐ-CP, trong đó chỉ quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua và sở hữu một nhà ở tại Việt Nam. Nhưng khi Quốc hội thông qua Luật đất đai năm 2003 (tại Điều 121) và Luật nhà ở năm 2005 (tại khoản 1 Điều 126) thì quy định này bị bãi bỏ, Quốc hội đã cho phép một số đối tượng thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 126 được sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng cũng như phải có thời hạn cư trú nhất định. Ban soạn thảo Dự án Luật cho rằng, nội dung Dự án Luật mà Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị trình Quốc hội thông qua đã cụ thể hoá chủ trương của Đảng về chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tuy nhiên, vì còn có nhiều ý kiến khác nhau do nhận thức về quan điểm chỉ đạo, nên Ban soạn thảo đã họp và thống nhất cần phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép trình Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo cụ thể để có sự đồng thuận cao ở cấp cao nhất, nhằm thống nhất quan điểm, chủ trương về mở rộng đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Bộ Xây dựng xin báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.
|
Về việc sửa đổi Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 Luật Đất đai
54