Chính thức thông xe cầu Cần Thơ

Sáng nay, tại hai đầu của cầu Cần Thơ không khí đã chộn rộn từ sớm. Chưa đến 9 giờ sáng, người dân ở hai bên bờ Cần Thơ, Vĩnh Long đã tập trung rất đông bên chiếc cầu lịch sử. Không khí tại nút giao thông IC3 ngay cầu Quang trung dẫn lên cầu Cần Thơ rất náo nhiệt khi hàng ngàn người dân đã có mặt chờ đợi giây phút lịch sử để vượt sông Hậu trên chính chiếc cầu này.

Đến dự lễ khánh thành cầu Cần Thơ có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả phiêu; nguyên Chủ tịch nước CHXHCN VN Đại tướng Lê Đức Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng trương Vĩnh trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức T.Ư Hồ Đức Việt; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lê Hồng Anh cùng đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba, cùng đại diện các Bộ, ban ngành từ T.Ư đến địa phương.


Cầu Cần Thơ – cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á – Ảnh Tiến trình

phát biểu khai mạc khánh thành cầu Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng điểm lại những nét chính của quá trình xây dựng cây cầu này. Sau gần 2.000 ngày thi công không mệt mỏi, cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á và là một trong 10 cây cầu dây văng dài nhất thế giới đã ra đời. Đặc biệt, để vượt cao độ 550m và tạo dáng thanh mảnh bắc qua sông Hậu, lần đầu tiên công nghệ mới làm hài hòa giữa thép và bê-tông đã được đưa vào triển khai thực hiện.

Cầu Cần Thơ ra đời thì bến phà Cần Thơ cũng khép lại vai trò lịch sử của mình. trong dịp này, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng gửi lời cám ơn đến những công nhân ở hai bờ bến Bắc, những người đã hoàn thành xuất sắc công việc đưa người sang sông, kết nối hai miền sông nước bao đời nay.

  


Đông đảo người dân đến tham gia lễ khánh thành cầu Cần Thơ


Ai cũng háo hức chờ giây phút được vượt sông Hậu trên cây cầu Cần Thơ mơ ước – Ảnh: Thanh Hải

Ông Nariaki – đại diện nhóm tư vấn thiết kế giám sát Nhật Bản, bày tỏ sự cảm thông và gửi lời chia buồn sâu sắc đến với những gia đình, thân nhân của những người đã bị nạn trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ.

Ông Nariaki cho biết cầu Cần Thơ là một trong những cây cầu dây văng đẹp nhất thế giới, nối liền hai bờ sông Hậu. Ông hi vọng và tin tưởng rằng cầu Cần Thơ sẽ góp phần to lớn trong sự phát triển của khu vực ĐBSCL.

Ông M.Tsuno – trưởng đại diện các cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ở VN đánh giá đây là công trình quan trọng nhất trong các dự án hợp tác vốn ODA giữa Nhật Bản và VN. Ông tin rằng trong tương lai sẽ cống hiến lâu dài cho sự nghiệp phát triển ở khu vực ĐBSCL và mối quan hệ tốt đẹp giữa VN và Nhật Bản. Thay mặt JICA, ông Tsuno cũng mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ trong vai trò bảo trì và vận hành cầu Cần Thơ.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba gửi lời cám ơn đến tất cả Bộ, ban ngành tại VN đã hợp tác và tạo điều kiện tối đa để các bên liên quan hoàn thành cầu Cần Thơ. Thay mặt dân nhân và Chính phủ Nhật Bản ông Sakaba bày tỏ mong ước những hương hồn của các nạn nhân trong vụ tai nạn cầu Cần Thơ sẽ được yên nghỉ. Với sự ra đời của cầu Cần Thơ, ông Sakaba hi vọng và mong muốn mối quan hệ chiến lược giữa VN và Nhật Bản sẽ được đẩy mạnh hơn nữa.

9 giờ 38, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên phát biểu chính thức khánh thành cầu Cần Thơ. Thủ tướng nói: trong niềm vui mừng chào đón ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chúng ta đã có mặt ở đây để khánh thành cầu Cần Thơ. Cây cầu này không chỉ có ý nghĩa to lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa về chính trị, văn hóa, quốc phòng cho ĐBSCL. Cây cầu này đã hiện thực hóa giấc mơ bao đời nay của nhân dân ĐBSCL và cả nước. Cầu Cần Thơ góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh phía nam sông Hậu, nơi mà 16 triệu người dân đang sinh sống. Ý nghĩa của sự kiện này càng được nhân lên trong niềm vui chung thống nhất đất nước của những ngày tháng 4 lịch sử này.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao những cán bộ, nhân viên làm việc tại bến phà Cần Thơ, những người sắp sửa kết thúc sứ mệnh lịch sử khi cây cầu Cần Thơ ra đời.

Thủ tướng nhấn mạnh cầu Cần Thơ là biểu hiện sinh động của tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân Nhật Bản với VN. Những năm qua, Nhật Bản đã có những nguồn vốn vay ưu đãi giúp VN phát triển hạ tầng, giao thông vận tải. Thay mặt Chính phủ, nhân dân VN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi lời cám ơn chân thành đến Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.

Thủ tướng hy vọng rằng với những công nghệ thu thập, học hỏi trong quá trình xây dựng cầu Cần Thơ sẽ là động lực để đội ngũ kỹ sư xây dựng VN vươn lên, tiếp tục góp phần trong công cuộc hiện đại hóa hạ tầng, giao thông của đất nước.

Thủ tướng cũng bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông đến những mất mát của các thân nhân nạn nhân trong vụ tai nạn cầu Cần Thơ trong quá trình xây dựng. Thủ tướng nhắc nhở các Cơ quan ban ngành từ T.Ư đến địa phương không chỉ xem cầu Cần Thơ là một công trình xây dựng quan trọng mà đó còn là một cảnh quan du lịch đặc biệt cần phải giữ gìn và khai thác hợp lý.

Đúng 9 giờ 48, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ nước CHXHCN VN tuyên bố chính thức khánh thành cầu Cần Thơ.

Thời phút lịch sử đã điểm! Đúng 9 giờ 55 ngày 24.4.2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả phiêu; nguyên Chủ tịch nước CHXHCN VN Đại tướng Lê Đức Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Tổ chức T.Ư Hồ Đức Việt; Ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng trương Vĩnh trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Lê Hồng Anh cùng đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại VN Mitsuo Sakaba… chính thức cắt băng khánh thành cầu Cần Thơ ngay tại nút giao thông IC3 bên bờ Cần Thơ.

Bộ mặt của ĐBSCL sẽ khởi sắc

Còn nhớ, khi dự án cầu Mỹ Thuận do Úc tài trợ chuyển động, phóng viên peter Mares của Đài phát thanh ABC của Úc có phỏng vấn tôi về tầm quan trọng của cây cầu này. Tôi trả lời phóng viên Mares một cách thẳng thắn rằng theo tôi, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cần có cây cầu Cần Thơ trước chứ chưa phải là cầu Mỹ Thuận.

Dĩ nhiên có cầu Mỹ Thuận thì xe cộ qua lại thuận tiện, nhưng nó không tác động kinh tế hữu hiệu bằng cầu Cần Thơ. Và quan trọng hơn, trong lúc đó ĐBSCL còn hàng chục ngàn cây cầu khỉ bắc qua mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất trở ngại cho nhân dân các tỉnh đi lại làm việc, mua bán, các cháu đi học hàng ngày. Ngay cả các kỹ sư, bác sĩ, thầy cô giáo giỏi… đều ngại đến nhận việc ở các vùng nông thôn. Đi kèm với những cây cầu hiện đại cần đặt ưu tiên giải quyết xóa cầu khỉ và xây dựng đường nông thôn. Có vậy, thì đại bộ phận nhân dân đồng bằng sẽ hưởng lợi. Với hệ thống cầu đường nông thôn được cải tiến như thế, kinh tế của ĐBSCL sẽ tiến nhanh hơn, lợi tức nông thôn tăng nhanh. Và rồi sau đó, cầu Mỹ Thuận đã được thực hiện và đi kèm theo đó là chính sách “xóa cầu khỉ” được nhà nước khởi xướng.

Tiếp tục đến ngày 25.09.2004 cầu Cần Thơ được khởi công, với tài trợ của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản. Điều mong muốn của các chuyên gia kinh tế ĐBSCL nay đã thành hiện thực. Với cầu Cần Thơ được đưa vào sử dụng, đời sống kinh tế của ĐBSCL sẽ tiến nhanh không lường. Thay đổi trước hết là không còn đâu nữa cảnh hàng nghìn xe cộ nối đuôi nhau chờ phà hàng giờ hai bên bờ sông Hậu. Không những cầu Cần Thơ giải quyết lưu thông tiện lợi cho khối lượng xe cộ đi làm kinh tế vận chuyển hàng hóa của các tỉnh ĐBSCL, mà còn giúp cho hàng triệu nhân dân tiện lợi trong việc du lịch, hành hương cúng Lễ Bà Chúa Xứ, cúng Lễ phật Bà Nam Hải, Bạc Liêu… Du lịch quốc tế cũng sẽ tiến vào các vùng sinh thái độc đáo phía tây sông Hậu, với những rừng tràm, rừng đước, sân chim, vuông tôm, bè cá; các chùa chiền phật giáo Việt Nam, Khơ-me, Hoa hoặc đền thờ của dân tộc Chăm…


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và các kỹ sư người Nhật trên cây cầu Cần Thơ – Ảnh: Quang Minh Nhật

Cầu Cần Thơ ra đời tạo một sự phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng trọng điểm của đất nước, gắn Tp. Cần Thơ – trung tâm của vùng trọng điểm ĐBSCL – với các thành phố trung tâm của các vùng khác. Các nhà chiến lược của đất nước đã thấy rằng nếu chỉ tập trung đầu tư cho thủ đô hoặc vài thành phố lớn, thì vùng nông thôn của đất nước sẽ tiếp tục vẫn là nông thôn và dân nông thôn sẽ tiếp tục tìm kế sinh nhai bằng những ngành nghề giản đơn không có thu lại nhiều lợi tức. Vì thế khi chúng tôi làm qui hoạch tổng thể cho ĐBSCL, chúng tôi vẫn ưu tiên đề xuất xây dựng cầu Cần Thơ trước tiên, đi đôi với xây dựng bến cảng sông và cảng hàng không cùng những cấu trúc hạ tầng khác tại Tp. Cần Thơ, trung tâm đối trọng với trung tâm miền Đông Nam bộ, tức là Tp.HCM. Có một trung tâm như thế, hàng hóa của các tỉnh ĐBSCL, nhất là các tỉnh ven biển được đưa về Tp. Cần Thơ để xuất đi các vùng khác hoặc quốc tế. Có đầu ra tốt hơn với ít trung gian hơn, người sản xuất của ĐBSCL sẽ hưởng lợi nhiều hơn, thu nhập ngân sách của các tỉnh ĐBSCL sẽ tăng thay vì chạy hết lên những thành phố lớn khác.


Cầu Cần Thơ nhìn từ Vĩnh Long – Ảnh: trọng Nghĩa

Cầu Cần Thơ cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ sẽ xóa đi phần lớn sự e ngại của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư tại các tỉnh ĐBSCL. Dĩ nhiên, các tỉnh đồng bằng cần lo tiếp cho có đủ phương tiện nhà ở và trường phổ thông song ngữ để họ yên tâm đến với mình.

Chắc chắn là mọi người dân của ĐBSCL cũng có một cảm nghĩ như tôi: chúng tôi rất cám ơn nhân dân Nhật Bản đã giúp vốn vay ưu đãi, cám ơn Đảng và Nhà nước đã sáng suốt cho tập trung vốn để tạo cho ĐBSCL có điều kiện phát triển nhờ cây cầu dẫn về trung tâm Cần Thơ. Từ nay bộ mặt của ĐBSCL sẽ khởi sắc.

Giáo sư  Võ Tòng Xuân

Khi ước mơ thành sự thật

Khi sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn trăn trở về những khó khăn của các tỉnh ĐBSCL trong quá trình lưu thông, vận chuyển lúa gạo, nông sản từ đồng ruộng tới nơi tiêu thụ và bức xúc vì sự cách trở đò sông giữa các vùng, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Ông cảm thấy có lỗi với nhân dân bởi trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, ông chưa huy động được hết tiềm lực đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Cũng vì vậy khi cây cầu dây văng Mỹ Thuận như một dải lụa vượt sông Tiền, rồi vài năm sau lễ khởi công dự án cầu Cần Thơ diễn ra trọng thể, ông vui mừng thấy những người kế nhiệm đang thực hiện hàng loạt dự án đã được hoạch định từ lâu. Ông vẫn thường nói với mọi người rằng, ông sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe để đi dọc từ pắc pó (Cao Bằng) về tới Mũi Cà Mau theo đường Hồ Chí Minh vào ngày khánh thành. Đi hết các cây cầu Cần Thơ, Vàm Cống, Cao Lãnh… để thăm bè bạn, chiến hữu một thời đồng cam cộng khổ, đùm bọc che chở cho ông từ những ngày tháng chiến tranh khốc liệt… Thật tiếc là ông đã ra đi đột ngột, không kịp ngắm nhìn những thành quả từ những dự án mà ông từng quyết đoán vạch ra. trong lễ khánh thành cầu Cần Thơ diễn ra sáng nay, vắng bóng ông nhưng vẫn sẽ có nhiều người nhớ tới ông…

Cầu Cần Thơ – thông thương miền Tây

Điều rõ ràng là cây cầu Cần Thơ khi đưa vào khai thác sẽ là một điểm tựa quan trọng cho thành phố Cần Thơ cất cánh. Nhưng với toàn vùng miền Tây Nam bộ, cây cầu này là động lực thúc đẩy sự chuyển mình của cả hệ thống giao thông đang đồng loạt vào giai đoạn kết thúc các dự án lớn. Đặc biệt là dự án đường Nam sông Hậu dài 165km cũng do Ban quản lý dự án (BQLDA) Mỹ Thuận thay mặt Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.

Tuyến đường này có điểm đầu chạy từ hướng cầu Cần Thơ thuộc địa phận quận Cái Răng nối vào cầu Hưng Lợi vừa xây dựng xong, sau đó xuyên về đất Hậu Giang, qua Kế Sách, Long phú, Vĩnh Châu (Sóc trăng) và chạy thêm 13km kết thúc dự án ở Bạc Liêu.

Khởi công từ năm 2005, hàng chục nhà thầu đã trải qua gần hai ngàn ngày vượt khó, đến nay, hầu hết 39 cây cầu trên tuyến đã hình thành, tuyến đường chạy tới đâu là đánh thức tiềm năng đất đai bao năm hoang hóa, dựng nên các khu công nghiệp Cái Côn, Đại Ngãi, trần Đề…

Song song với dự án đường Nam sông Hậu là dự án xây dựng tuyến đường Quản Lộ – phụng Hiệp gần như chạy cùng hướng với tuyến kênh Quản Lộ – phụng Hiêp đã có từ trăm năm nay. Tuyến đường do BQLDA 7 quản lý dài 111,74km mà có tới 78 cây cầu lớn nhỏ chạy từ Hậu Giang (nơi có chợ nổi phụng Hiệp nổi tiếng) qua Sóc trăng, Bạc Liêu về tận đất Cà Mau với tổng kinh phí lên tới hơn 2.200 tỉ đồng, chia thành 27 gói thầu với 44 nhà thầu tham gia thi công. Từ tháng 12.2005 đến nay dự án đã hoàn thành tới 95% và đang phấn đấu hoàn thiện, thông xe toàn tuyến trong một vài tháng tới. Khi con đường được đưa vào khai thác, từ Cà Mau về Cần Thơ sẽ rút ngắn được 40km so với đi trên đường hiện hữu.

Giấc mơ con đường từ pắc pó kéo dài tới chót mũi Cà Mau

Còn dự án nối dài đường Hồ Chí Minh từ điểm đầu pắc pó – Cao Bằng tới chót mũi Cà Mau – dự án mang đầy ước vọng của cả dân tộc mà tác giả là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt – người đề xướng xây dựng đường trường Sơn công nghiệp hóa những năm giữa thập niên cuối của thế kỷ XX. Con đường đi tiếp từ Kon Tum qua pleiku, Đắk Lắk, Đắk Nông về Bình phước và chạy qua đất Tây Ninh phía trảng Bàng rồi vào huyện Đức Hòa, Đức Hạnh, tỉnh Long An. Từ đây, tuyến đường Hồ Chí Minh nhập vào tuyến N2 (do BQLDA Mỹ Thuận quản lý). 

Các gói thầu từ Bình phước, Tây Ninh, Long An đang triển khai thi công do BQLDA đường Hồ Chí Minh điều hành, phần tuyến N2 có nhiều đoạn đã xong, đã đưa vào khai thác trên đất Thạnh Hóa, Tân Thạnh (Long An), nhiều gói thầu ở vào giai đoạn thi công mặt đường, nhiều cầu đã xây dựng xong.

Tại Cà Mau, BQLDA đường Hồ Chí Minh đã tổ chức khởi công xây dựng cầu Đầm Cùng – cây cầu cuối cùng trên quốc lộ 1A vượt sông Bảy Háp. Theo thiết kế, cầu dài 668m thuộc địa phận huyện Cái Nước, Cà Mau. Nhà thầu tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 đang thi công khẩn trương để bàn giao cho chủ đầu tư vào đầu năm 2011 với giá trị gói thầu 286 tỉ đồng.

Cách đây vài tháng, gói thầu đầu tiên trong tổng số 25 gói thầu xây dựng tuyến đường mới từ Năm Căn về chót mũi Cà Mau cũng được động thổ. Đây là tuyến đường chạy trên vùng đầm lầy, nhiều kênh rạch nên cũng là nơi thử thách lòng kiên tâm sáng tạo của những người thợ cầu đường Việt Nam.

Miền Tây thoát cảnh ốc đảo

Buổi chiều thứ bảy, ngày 24.4, sau khi cắt băng thông xe cầu Cần Thơ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ đi thẳng về đất Bến tre để dự lễ thông xe cầu Hàm Luông.

Dự án xây dựng cầu Hàm Luông ra đời sau khi khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu và một năm sau khi cầu Rạch Miễu hoàn thành thì cầu Hàm Luông thông xe kỹ thuật (tháng 1.2010). Cây cầu dài 1.277m, mặt rộng 16m cộng với đường dẫn hai đầu cầu dài 6.486m sẽ kết nối thành phố Bến tre (QL60) với các huyện Mõ Cày Nam, Mõ Cày Bắc, Thạnh phú, Chợ Lách. Hơn 60.000 dân các huyện này vĩnh viễn thoát khỏi cảnh “ốc đảo” từ bao đời nay để hòa mình cùng Bến tre xây dựng một nền kinh tế bền vững.

Vài năm nữa, khi cầu Cổ Chiên, cầu Đại Ngãi được xây dựng thì Tiền Giang, Bến tre, trà Vinh, Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang sẽ đi về Tp.HCM theo đường ven biển phía tây và phía đông, rút ngắn hàng trăm cây số. Hiện nay, các gói thầu xây dựng và nâng cấp QL63 đã khởi động từ nguồn vốn vay của chính phủ Úc, Hàn Quốc và vốn đối ứng của VN. Tuyến hành lang ven biển phía Tây sẽ nối thông các tỉnh dọc biển của nước bạn Campuchia tạo nên một sự liên kết có hiệu quả giữa hai quốc gia trong tương lai không xa.


Sau khi cầu Cổ Chiên hoàn tất, bến phà Cổ Chiên cũng sẽ chấm dứt hoạt động


Từ Tp.HCM đi các tỉnh miền Tây, ngoài việc nâng cấp mở rộng QL1 từ Bình Chánh về Long An, Tiền Giang qua Vĩnh Long rồi xuống Cần Thơ, tuyến đường cao tốc Tp.HCM – trung Lương đang hoàn thiện để đưa vào khai thác chính thức 60km đầu tiên. Đoạn từ trung Lương đi Mỹ Thuận do Công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc đã và đang chuẩn bị giai đoạn thi công những cây số đầu tiên.

phía QL50, BQLDA Mỹ Thuận cũng triển khai các gói thầu chạy qua đất Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), còn BQLDA 7 quản lý các gói thầu phía Gò Công, Chợ Gạo (Tiền Giang). Theo kế hoạch cây cầu Mỹ Lợi vượt sông Tiền thay cho bến phà Mỹ Lợi sẽ được khởi công vào năm 2011. Khi cây cầu này hoàn thành, cũng là lúc các cầu trên tuyến QL60 thi công xong sẽ mở thêm một tuyến đường kết nối QL50 với QL60.

Ước mơ có một hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh ở vùng ĐBSCL thể hiện tại quyết định số 162/TTg ngày 15.10.2002 do nguyên Thủ tướng phan Văn Khải ký phê duyệt quy hoạch phát triển ngành GTVT đến năm 2010 và hướng tới năm 2020. trong đó bao gồm nâng cấp các tuyến đường ĐBSCL thành đường cấp 3 đồng bằng và xây dựng các tuyến giao thông N1 qua vùng biến giới VN – Campuchia xuất phát từ Đức Huệ (Long An) về Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và tuyến N2 từ Chơn Thành về Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ….

Cùng với việc xây dựng các dự án nối liền các tỉnh miền Tây đã thành sự thật. Người dân ĐBSCL có thêm nhiều cơ hội thoát nghèo, hết khổ để xây dựng vùng đất thân yêu giàu có, trù phú…

Kỹ sư  Vũ Lương

Hướng lưu thông tại nút giao IC3 – cầu Cần Thơ 

Để thuận tiện trong việc lưu thông trên suốt tuyến cầu này kể từ ngày khánh thành, trong đó có 4 nút giao mà nút giao IC3 – nối vào trung tâm Tp Cần Thơ là phức tạp nhất, Ban quản lý dự án (pMU) Mỹ Thuận đã có hướng dẫn cho người dân qua nút giao này.

Ông Nguyễn Nam Tiến, trưởng phòng Dự án pMU Mỹ Thuận, cho biết: IC3 là nút giao phức tạp nhất trên công trình cầu Cần Thơ vì nó giao với đường Quang trung, đường Nam Sông Hậu mà lại không có cầu vượt. Người tham gia giao thông cần lưu ý để tránh đi nhầm đường, cụ thể như sau:

Đi hướng từ Vĩnh Long sang

Nếu muốn vào trung tâm Tp Cần Thơ có thể đi theo hai hướng. Hướng thứ nhất: rẽ phải theo đường nhánh để vào đường Quang trung rồi qua cầu Quang trung vào thành phố (không qua vòng xuyến). Hướng thứ hai, đi thẳng đến vòng xuyến rồi rẽ phải vào đường Nam Sông Hậu qua cầu Hưng Lợi đến đường 30 Tháng 4, rồi vào nội ô. Người tham gia giao thông trong nội ô thành phố khi muốn qua cầu Cần Thơ thì đi chiều ngược lại, theo làn đường bên phải hướng đi.

Muốn vào cảng Cái Cui, đường Nam Sông Hậu, thì đi qua vòng xuyến rẽ trái để vào đường Quang trung đi đến cảng Cái Cui hoặc đi Nam Sông Hậu. Từ cảng Cái Cui muốn qua cầu Cần Thơ hướng về Vĩnh Long, thì rẽ vào đường nhánh phía tay phải hướng đi của nút giao này; muốn đi hướng Sóc trăng thì vào vòng xuyến rẽ trái chạy thẳng quốc lộ 1A.

Muốn đi các tỉnh Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, thì chạy thẳng qua nút giao ngay vòng xuyến rồi đi thẳng xuống Cái Răng theo quốc lộ 1A.

Muốn đi An Giang, Kiên Giang, thì khi đến nút giao tại vòng xuyến rẽ phải vào đường Nam Sông Hậu, qua cầu Hưng Lợi theo quốc lộ 91B hoặc quốc lộ 91. Ngược lại, từ các tỉnh trên muốn qua Vĩnh Long thì đi chiều ngược lại, theo làn đường bên phải hướng đi.


Cầu Cần Thơ

Đi hướng từ Sóc trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Muốn đi về hướng Vĩnh Long thì chạy thẳng qua vòng xuyến của nút giao theo đường dẫn lên cầu Cần Thơ.

Muốn đi về hướng cảng Cái Cui, gần tới vòng xuyến của nút giao, thì rẽ theo đường nhánh bên phải vào đường Nam Sông Hậu; hoặc tới vòng xuyến rồi rẽ phải chạy thẳng vào cảng Cái Cui.

Muốn vào trung tâm Tp Cần Thơ có thể đi theo đường quốc lộ 1A hiện tại (đường 3 Tháng 2), hoặc vào đường dẫn đến vòng xuyến rẽ trái lên cầu Hưng Lợi hoặc lên cầu Quang trung rồi đi vào trung tâm thành phố.

Từ Khu đô thị Nam Cần Thơ vào trung tâm Tp

Có hai đường đi: đến vòng xuyến, đi thẳng một đoạn nữa tới ngã tư rồi rẽ phải vào đường Quang trung qua cầu Quang trung; hoặc có thể đi thẳng đường Nam Sông Hậu qua cầu Hưng Lợi. Từ trung tâm thành phố muốn qua Khu đô thị Nam Cần Thơ đi theo chiều ngược lại theo làn đường bên phải hướng đi.

Tại các nút giao còn lại như: Nút giao với quốc lộ 1A và nút giao với quốc lộ 54 (phía Vĩnh Long), đã có cầu vượt nên việc đi lại dễ dàng hơn, chỉ cần đi đúng theo bảng chỉ dẫn. Nút giao với quốc lộ 1 (phía Tp Cần Thơ, đoạn bãi rác Đông Thạnh) là ngã ba cũng có biển chỉ dẫn cụ thể.

Chí Nhân

 

10 năm chuyển mình quanh dòng Mê-Kông

trong hơn 10 năm qua, hệ thống giao thông vùng ĐBSCL đã được Chính phủ quan tâm đầu tư, xây dựng, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa cũng như hành khách giữa miền Tây với các vùng miền khác trên cả nước.

Dưới đây là những công trình giao thông quan trọng tại ĐBSCL trong hơn 10 năm qua:

1. Cầu Mỹ Thuận: Khởi công ngày 6.7.1997 và khánh thành ngày 21.5.2000.

Cầu Mỹ Thuận

Cầu Mỹ Thuận – Ảnh: Khả Hòa

Đây là cây cầu dây văng đầu tiên ở ĐBSCL. Cầu bắc qua sông Tiền, trên QL1 nối 2 bờ Tiền Giang – Vĩnh Long, thay thế bến phà Mỹ Thuận. Với kinh phí 90,86 triệu đôla Úc, cầu Mỹ Thuận được Chính phủ Úc tài trợ không hoàn lại 66% chi phí và Chính phủ VN là 34%.

Cầu dài 1.535m, phần cầu chính là cầu dây văng dài 350m, nhịp giữa thông thuyền 350m. Chiều cao thông thuyền 37,5m; phần cầu phụ mỗi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m; chiều rộng mặt cầu 23,6m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 lề cho người đi bộ.

2. Cầu Rạch Miễu: Khởi công ngày 30.4.2002, khánh thành ngày 19.1.2009.

Cầu Rạch Miễu bắc qua sông Tiền, nằm trên QL60, nối 2 bờ Tiền Giang – Bến tre. Cầu có tổng chiều dài 2.878m, gồm: cầu chính số 1 (cầu dây văng) dài 504m; cầu chính số 2 dài 381,8m; đường dẫn của cầu số 1 dài 1.358,4m và đường dẫn của cầu số 2 dài 598,4m, nếu tính cả cầu và đường dẫn, tổng chiều dài đến 8.331m. Tổng mức đầu tư của dự án xấp xỉ 1.400 tỉ đồng.

Cầu Rạch Miễu

Cầu Rạch Miễu ngày khánh thành 19.1.2009 – Ảnh: Diệp Đức Minh

3. Đường ô tô cao tốc Tp.HCM – trung Lương: Khởi công ngày 16.12.2004, được Chính phủ cho phép khai thác tạm thời từ ngày 3.2.2010 (do hiện còn 15 hạng mục chưa hoàn thành).

Đây là tuyến cao tốc đầu tiên của mạng đường cao tốc VN. Đường ô tô cao tốc Tp.HCM – trung Lương là một bộ phận của tuyến cao tốc Tp.HCM – Cần Thơ nối liền trung tâm kinh tế lớn nhất nước là Tp.HCM với vùng trọng điểm nông nghiệp và thủy sản ĐBSCL.

Từ trung tâm Tp.HCM đến trung Lương, ô tô chỉ mất khoảng 1 giờ, trong khi trước đây đi trên QL1 phải mất khoảng 2 giờ. Tuyến cao tốc dài 61,9km bao gồm 39,8km đường cao tốc và 22,1km đường nối, đi qua Tp.HCM, Long An và Tiền Giang. Tổng kinh phí đầu tư hơn 9.000 tỉ đồng.

4. Cầu Cần Thơ: Khởi công ngày 25.9.2004, khánh thành ngày 24.4.2010.

Tại thời điểm hiện nay, cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất trong khu vực Đông Nam Á (dài 550m) và là chiếc cầu dây văng lớn đứng hàng thứ 7 trên thế giới.

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối tỉnh Vĩnh Long và Tp Cần Thơ, cách bến phà Cần Thơ hiện hữu khoảng 3,2km về phía hạ lưu. Tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85km, trong đó phần cầu chính (bao gồm cầu treo dây văng và các cầu dẫn hai bên) có chiều dài 2,75km, rộng 23,1m với 4 làn xe cơ giới (rộng 4×3,5m) và 2 làn bộ hành (rộng 2×2,75m).

phần đường dẫn vào cầu dài 13,1km với 13 cầu, trong đó 4 cầu trên đất Vĩnh Long và 9 cầu trên địa phận Tp. Cần Thơ). phần cầu treo dây văng trong cầu chính gồm 7 nhịp liên tục với tổng chiều dài là 1.090m.

Cầu Cần Thơ

Cầu Cần Thơ – cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất trong khu vực Đông Nam Á – Ảnh: trọng Nghĩa

Có 2 tháp cầu hình chữ A bằng bê-tông cốt thép dự ứng lực cao 165,3m tính từ đỉnh bệ cọc, trong đó 1 tháp đặt trên bờ sông phía Cái Vồn (Vĩnh Long), 1 tháp đặt ngay trên sông Hậu, phía Cồn Ấu (Cần Thơ).

Hệ dây văng treo sàn cầu lên trụ tháp được bố trí trên 2 mặt phẳng xiên, gồm 4×42 bó cáp. Tùy theo vị trí, mỗi bó cáp gồm từ 30 đến 70 tao song song, đường kính tao 15,2mm (gồm 7 sợi) có bố trí 3 lớp chống rỉ. Mỗi bó cáp có bố trí thiết bị chống rung. Hệ dầm mặt cầu là hệ dầm hộp gồm 2 loại: bê-tông cốt thép dự ứng lực và thép. phần móng cầu sử dụng móng cọc khoan nhồi bê-tông cốt thép.

5. Cầu Hàm Luông: Khởi công ngày 17.1.2006, khánh thành ngày 24.4.2010.

Cầu nằm trên tuyến QL60 nối liền Tp. Bến tre với huyện Mỏ Cày Bắc (2 bờ cù lao Bảo và cù lao Minh của tỉnh Bến tre). Cầu được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, với tổng kinh phí gần 787 tỉ đồng do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Cầu có tổng chiều dài 8.216m, gồm cầu chính, cầu dẫn, phần cầu trên tuyến và đường dẫn vào cầu. Cầu được thiết kế bê-tông cốt thép dự ứng lực, mặt cầu rộng 16m, với 4 làn xe lưu thông. Tĩnh không thông thuyền cao 20,5m, rộng 80m.

Cầu Hàm Luông

Cầu Hàm Luông ngày thông xe kỹ thuật 17.1.2010 – Ảnh: Hoàng phương

Cùng với cầu Rạch Miễu ở phía đầu QL60, công trình cầu Hàm Luông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nối liền 3 dải cù lao xanh của xứ dừa Bến tre, tạo điều kiện để Bến tre vươn lên hòa nhịp cùng sự phát triển chung của khu vực ĐBSCL và cả nước. Cầu Hàm Luông góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các tỉnh Bến tre, trà Vinh, Sóc trăng với Tp.HCM.

Mai Vọng
(tổng hợp)

 

phà Cần Thơ: Lưu luyến nơi này…

Thời khắc thông xe cầu Cần Thơ chỉ đếm bằng giờ. Đối với cư dân vùng châu thổ Cửu Long, đây quả là một thời khắc đáng nhớ, kết thúc một chặng đường “khẩn hoang thì phải lụy phà” từ hơn 300 năm nay. Nhưng đây cũng chính là lúc những cư dân vùng nước nổi lại giật mình trước một sự đổi thay quá lớn. Những bến nước, con đò, những trắc trở đò ngang đã dần đi vào dĩ vãng.

Hoài niệm trong niềm vui…

trong những ngày cuối cùng trước thời khắc thông xe, quốc lộ 1A vẫn đông nghẹt những đoàn xe qua lại. Con sông Hậu rộng mênh mông nước chảy xiết, từng chuyến phà vẫn cần mẫn, ngược xuôi qua lại chở khách sang sông. Cảnh kẹt phà, cảnh những đoàn xe rồng rắn, nối đuôi nhau xếp hàng chờ lên phà ở hai bến Bắc Cái Vồn và Cần Thơ vẫn y như ngày nào. Kèm với niềm vui khi cây cầu thế kỷ sắp được thông xe vẫn còn đâu đó những suy nghĩ hoài niệm về những chuyến phà dọc ngang bao đời nay.

Cầu Cần Thơ thông xe khép lại sứ mạng lịch sử của bến phà sông Hậu

Ngày cuối cùng trước khi cầu Cần Thơ thông xe và phà Cần Thơ kết thúc sứ mạng lịch sử của mình, anh phạm Thanh Hiền (ngụ Cần Thơ) dẫu dõi mắt về cây cầu mơ ước nhưng vẫn tiếc nuối: “Có cầu mới vui mừng lắm nhưng nếu con phà này còn duy trì thì bà con vẫn sẽ ủng hộ. Tôi đi phà quen rồi, không chỉ thuận tiện mà còn là thói quen, cái thú mỗi ngày của mình”. Thậm chí anh Hiền còn đề xuất, sao không để lại vài chuyến phà phục vụ bà con, du lịch, có tăng giá vé thì chắc hẳn mọi người vẫn sẽ vui lòng.

Đâu chỉ có mỗi anh Hiền, mà ở cụm phà Hậu Giang này có gần 300 người đang công tác, gắn bó hơn nửa cuộc đời tại đây đang chuẩn bị bước sang một ngã rẽ mới. phương hướng chuyển đổi đã được lãnh đạo cụm phà đưa ra. Những tính toán rất cụ thể khi khoảng 200 nhân viên sẽ về công ty quản lý cầu Cần Thơ, một số khác về nhận nhiệm vụ mới tại Bến phà Vàm Đầm (Cà Mau) cũng như nhiều bến sông khác trên đất miền Tây. Cũng có không ít người nghỉ hưu hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Nhưng dù phương án nào thì tựu trung ai cũng có một chút lưu luyến khi rời xa bến Bắc đã gắn kết với họ cả hơn nửa đời người.
 
Xen lẫn trong niềm vui sắp thông xe của tài công Hồ Hữu Nghĩa, người đã gắn bó với bến phà 25 năm nay, là nỗi ưu tư trăn trở: “Hơi buồn vì phải xa nơi làm việc đầy kỷ niệm này và khi công việc đang ổn định lại phải chuyển sang một nơi khác xa gia đình hơn…”.

Tài công Hồ Hữu Nghĩa trăn trở ngã rẽ cuộc đời khi bến phà ngừng hoạt động

Không gắn bó lâu như anh Nghĩa tại cụm phà này, nhưng anh Nguyễn Ngọc Quang từ phà Mỹ Thuận trước đây chuyển về cũng đang đau đáu về tương lai và cuộc sống phía trước. Mừng có, vui có khi cây cầu thông thương để bà con đi nhanh về sớm, nhưng rồi cuộc sống và cái nghiệp sông nước của anh vẫn còn treo lấp lửng…

Vững tin vào ngày mai

Đâu khác mấy với anh Nghĩa, anh Quang nhưng những phận người đã mấy chục năm bám chặt lấy con phà này để mưu sinh, vươn lên vẫn còn được đặt một dấu chấm hỏi. Cả đời nay, họ buôn thúng bán bưng, lấy bến phà làm điểm tựa để nuôi thân và là chỗ dựa cho cả gia đình. trong những thời khắc cuối cùng này, ai cũng tranh thủ bám trụ đến đâu hay đến đó.

300 cán bộ bến phà Cần Thơ sẽ chia tay những công việc mà họ đã gắn bó lâu nay trong niềm vui thông xe cầu Cần Thơ

Có người chọn bến phà làm nơi mưu sinh như anh Hai Bửu, bán hàng rong nhưng vẫn đủ sức nuôi hai con ăn học trưởng thành. Có người như chị Út nhỏ, ngồi lẳng lặng bên quán cóc đã 35 năm nay của gia đình. Những hàng quán xung quanh đã dọn đi nơi khác bởi họ không phải là người dân sống ngay tại bến phà. Còn chị Út, căn nhà này làm sao thay đổi được, chỉ biết tính thêm đường này đường nọ để có thể giảm bớt gánh nặng mưu sinh. “Có thể mình sẽ tính đường dọn ra chợ bán, vì nhà ở đây mà. Giờ phà đóng cửa thì chắc sẽ không còn ai qua lại mua hàng, phải tìm cách khác mà sinh sống thôi” – chị Út nhỏ tâm sự.

Chị Út Nhỏ tính toán cho những cuộc mưu sinh phía trước khi bến phà không còn hoạt động

Những người như ch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PT Magazine bởi ProDesigns