119
tính đến hết tháng 9/2008, ước giá trị thực hiện đầu tư theo kế hoạch là 21.594 tỷ đồng, đạt 62,5% so với kế hoạch năm. đây là những nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế luôn phải đối mặt với những khó khăn.
![]() nhiều dn đã chủ động cắt giảm kế hoạch đầu tư, dồn vốn cho các dự án cần thiết. cắt giảm đầu tư
theo số liệu cập nhật gần đây nhất, kế hoạch đầu tư của các đơn vị thuộc bộ xây dựng sau khi rà soát là 34.552 tỷ đồng, giảm 5.628 tỷ đồng (14%) so với chỉ tiêu đăng ký từ đầu năm (40.180 tỷ đồng).
số lượng các dự án sau khi rà soát là 477 dự án, giảm 31 dự án so với số dự án đăng ký từ đầu năm (508 dự án), trong đó: đình hoãn 91 dự án (giảm 2.149 tỷ đồng), giãn tiến độ 125 dự án (giảm 6.922 tỷ đồng) và đưa mới vào danh mục 62 dự án (bổ sung 1.822 tỷ đồng). có 68 dự án được bố trí tăng vốn để đẩy nhanh tiến độ (tăng thêm 1.621 tỷ đồng).
hầu hết các đơn vị đều điều chỉnh giảm chỉ tiêu kế hoạch vốn đầu tư đã đăng ký từ đầu năm, trong đó giảm đáng kể là tcty lắp máy việt nam (giảm 1.795 tỷ đồng), tcty sông đà (giảm 1.283 tỷ đồng), tcty miền trung (giảm 520 tỷ đồng)… có 2 đơn vị giữ nguyên kế hoạch vốn đầu tư đã đăng ký là tcty phát triển nhà và đô thị, tcty công nghiệp xi măng việt nam.
có thể nói, thời gian qua, các đơn vị đã chủ động cắt giảm kế hoạch đầu tư, giãn tiến độ thực hiện một số dự án để dồn vốn cho các dự án cấp thiết, cần đẩy nhanh tiến độ theo tinh thần chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và bộ trưởng bộ xây dựng để góp phần kiềm chế lạm phát.
vượt khó
trong các tháng đầu năm 2008, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng một số đơn vị đã phấn đấu thực hiện đầu tư đạt ở mức khá và trung bình so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra như hud (74,7%); tcty sông đà (69%), dic (75%); tcty vlxd số 1 (83%), tcty xây dựng hà nội (66,8%), tcty cnxm việt nam (59%)… bên cạnh đó, có một số đơn vị thực hiện đầu tư đạt thấp so với kế hoạch như tcty lắp máy việt nam (35%), tcty xây dựng bạch đằng (33%), tcty xây dựng miền trung (20,5%), sông hồng (34,9%)…
trong lĩnh vực đầu tư xi măng, các đơn vị (tcty cnxm việt nam, tcty sông đà, fico) đã khẩn trương, tập trung huy động nguồn lực để hoàn thành các dự án, sớm đưa vào hoạt động trong năm 2008 và 2009 nhằm đảm bảo kế hoạch huy động công suất theo quy hoạch, góp phần bình ổn thị trường xi măng. từ đầu năm đến nay có 5 dây chuyền xi măng mới đã kịp thời đưa vào vận hành sản xuất, tăng nguồn cung cho thị trường (xm hướng dương, yên bái, cẩm phả, yên bình, dây chuyền lukvaxi 4), dự kiến trong năm 2008 sẽ có 11 nhà máy, dây chuyền xi măng mới đưa vào hoạt động.
trong lĩnh vực phát triển nhà và đô thị, thị trường bất động sản sau một thời gian phát triển nóng đã có biểu hiện chững lại và suy giảm, cùng với việc các ngân hàng xiết chặt việc cho vay để đầu tư bất động sản, lãi suất huy động tăng cao nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án và việc huy động vốn để thực hiện dự án của các đơn vị. một loạt dự án phát triển khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh hà tây đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư. việc mở rộng địa giới hành chính của thủ đô cũng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chuẩn bị đầu tư và tiến độ thực hiện của một số dự án.
việc các ngân hàng tăng lãi suất đã ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư của các dự án. nhiều dự án đã phải giãn tiến độ.
do khó khăn về vốn nên một số ngân hàng đến nay vẫn chưa thực hiện giải ngân cho một số dự án như đã cam kết theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. để tháo gỡ khó khăn cho các dự án trong lĩnh vực xi măng, bộ cũng đã có văn bản kiến nghị với thủ tướng chính phủ, nhnn và các nhtư chỉ đạo các ngân hàng chi nhánh thực hiện giải ngân cho các dự án xi măng theo hợp đồng tín dụng đã ký (thủ tướng chính phủ đã có văn bản chỉ đạo). đối với các dự án trong lĩnh vực điện, các chủ đầu tư đang tích cực làm việc, thương thảo với các ngân hàng.
một số các đơn vị cũng đã có phương án chủ động về nguồn vốn để đảm bảo tiến độ thực hiện của dự án trọng điểm trong trường hợp ngân hàng giãn tiến độ cho vay (thuỷ điện đăk mi 4, đăk tirh, xm tây ninh).
những khó khăn chủ yếu trong việc thực hiện các dự án đầu tư của các đơn vị đó là giá cả vlxd tăng cao, khó lường, khó khăn trong việc huy động vốn, do chính sách đền bù của các địa phương còn nhiều bất cập, chủ đầu tư lúng túng trong quá trình điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công trình nên tiến độ thực hiện của một số dự án bị chậm so với kế hoạch. sau khi bộ ban hành thông tư số 09/2008/tt-bxd hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng, tình hình đã được cải thiện. tuy nhiên do có một số điểm trong thông tư hướng dẫn chưa rõ nên đã gây lúng túng cho chủ đầu tư và các nhà thầu khi áp dụng.
|