Giải pháp bảo đảm tiến độ thi công mặt bằng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn

Không khí lao động trên công trường xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) bắt đầu sôi động. trong ngày ra quân lao động sản xuất đầu Xuân, tất cả các nhà thầu tham gia thi công san lấp mặt bằng (SLMB) nhà máy đã huy động hàng trăm phương tiện thiết bị lên công trường, phấn đấu đạt khối lượng đào đắp theo kế hoạch giai đoạn 2 là sáu triệu m3, bảo đảm đúng tiến độ cam kết với chủ đầu tư, bàn giao toàn bộ mặt bằng nhà máy vào cuối tháng 8-2010.


trên công trường xây dựng Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Một năm vượt khó

Dự án xây dựng Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án trọng điểm  của Nhà nước trong lĩnh vực dầu khí. Ðể bảo đảm tiến độ chung của toàn dự án thì giai đoạn giải phóng, SLMB nhà máy có ý nghĩa quan trọng quyết định đến tiến độ thi công công trình. Năm 2009, mặc dù điều kiện thi công mặt bằng nhà máy không thuận, thời tiết khu vực mưa nhiều cùng với những khó khăn về khai thác vật liệu cung cấp cho SLMB thiếu, nhưng với quyết tâm cao và sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Ban quản lý dự án công trình liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, tiến độ SLMB nhà máy được đẩy nhanh. Công tác giải phóng mặt bằng (GpMB) nhà máy đạt 478,35/589,3 ha trên bờ, trong đó khu mặt bằng chính xây dựng nhà máy đạt 306/328 ha. So với kế hoạch, tiến độ GpMB khu vực xây dựng nhà máy chính chậm 10 tháng cũng gây trở ngại cho thi công.

Ðến ngày 31-12-2009, khối lượng thi công mặt bằng giai đoạn 1 đạt 3,7 triệu m3. Ngoài ra, các nhà thầu trên công trường cũng đã tổ chức khai thác đất dự trữ trên mặt bằng phục vụ thi công phần diện tích còn lại với khối lượng 720 nghìn m3. Công tác bàn giao giai đoạn 1 (cốt cơ sở) cho công ty liên doanh đã tiến hành ở tất cả các lô. Như vậy, đến cuối năm 2009 đã hoàn thành cơ bản công tác SLMB giai đoạn 1 trên toàn bộ diện tích đã được giải phóng, đạt 3,7/4,89 triệu m3. Công tác rà phá bom mìn đạt hơn 478/589,3 ha phần trên bờ. Cùng với huy động lực lượng đẩy nhanh tiến độ SLMB, phía Công ty liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn đã ký 13 bản quyền công nghệ chính cho nhà máy; hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể FEED (do nhà thầu Fostes Wheeles thực hiện) để trình chủ đầu tư xem xét; hoàn thành đánh giá sơ tuyển các nhà thầu EpC và ký thỏa thuận về bao tiêu sản phẩm… Các bên tham gia cũng đã thực hiện bốn lần góp vốn với tổng số tiền 133 triệu USD.

Theo Ban quản lý dự án, khối lượng thực hiện giai đoạn 2 còn rất lớn với khối lượng đào đắp nâng mặt bằng nhà máy theo yêu cầu của công ty liên doanh, các nhà thầu còn phải đào đắp khoảng sáu triệu m3. Thời gian tổ chức thi công bàn giao mặt bằng chỉ còn bảy tháng và thời điểm bàn giao toàn bộ mặt bằng nhà máy chính được ấn định là cuối tháng 8. Ngày 14-1-2010, Ban quản lý dự án đã ký hợp đồng san lấp giai đoạn 2 với Liên doanh Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn, cùng ngày hợp đồng thi công giữa Ban quản lý dự án với đơn vị tổng thầu SLMB là Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí cũng đã được ký kết.

Sau Tết, tổ chức thi công ba ca

Ông trần Khắc Hiệp, phó trưởng Ban quản lý dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn nhận xét: Thời gian thi công phần mặt bằng giai đoạn 2 là rất ngắn, khối lượng công việc lại lớn đòi hỏi phải đưa ra các giải pháp tổ chức thi công hợp lý để bảo đảm tiến độ. Năm 2009, trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhất, khối lượng san lấp cao nhất của các nhà thầu trên toàn công trường chỉ đạt từ 400 đến 500 nghìn m3/tháng, nhưng với hợp đồng thi công đã ký của giai đoạn 2 mỗi tháng các nhà thầu phải san lấp một triệu m3, đây là công việc đầy khó khăn đối với cả Ban quản lý và các nhà thầu. Ðể thực hiện mục tiêu tiến độ đã đề ra, giải pháp được áp dụng trong thời gian tới là phải huy động thêm nhà thầu, tăng cường máy móc thiết bị, tăng ca, tổ chức làm thêm giờ và thi công cả những ngày nghỉ. Nhằm giải quyết vấn đề thiếu đất san nền, Ban quản lý đã phối hợp chặt chẽ với địa phương tìm kiếm thêm mỏ mới, khẩn trương làm thủ tục khai thác để nhanh chóng có đủ đất cát cho thi công công trình.

Ông trịnh Thái Nguyên, Giám đốc Ban điều hành thuộc Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, đơn vị đảm nhiệm vị trí tổng thầu, điều phối các hoạt động trên công trường cho biết: Ðể bảo đảm tiến độ cam kết các nhà thầu trên công trường đang bám sát tiến độ GpMB nhà máy để tổ chức thi công, GpMB đến đâu tổ chức thi công đến đó. trong giai đoạn 2, tổng thầu đã phân chia khối lượng cho từng nhà thầu, trong đó các đơn vị thi công chủ lực như pVC-ME; Liên doanh Công ty TNHH Anh phát – Sotraco; Công ty Covesco 1, mỗi đơn vị được phân khối lượng đào đắp một triệu m3. Bốn nhà thầu còn lại mỗi đơn vị có khối lượng thi công từ 300 đến 700 nghìn m3. Sau Tết, các nhà thầu sẽ chia làm 24 mũi, tổ chức thi công cả ngày và đêm. Ðể tổ chức thi công đại trà, các nhà thầu đã chuẩn bị đường công vụ trong mặt bằng, hệ thống thoát nước và kéo đường điện để thi công ban đêm.

Về giải pháp bảo đảm đủ nguồn đất cho san lấp, ngoài việc tìm kiếm các mỏ vật liệu mới, nhà thầu sẽ bổ sung, tăng cường thiết bị hệ thống nghiền sàng đá ở các mỏ đang khai thác để bảo đảm loại bỏ những loại đá không phù hợp. trên công trường cùng lúc có nhiều nhà thầu cùng hoạt động, việc tổ chức, điều phối thi công phải bảo đảm an toàn giao thông cũng như vệ sinh và môi trường. Theo tính toán, để kịp tiến độ tháng cao điểm khối lượng đào, đắp mặt bằng của các nhà thầu phải đạt 1,3 triệu m3 để bù đắp cho thời gian khi thời tiết không thuận, công trường gặp mưa. Ðến thời điểm hiện nay, toàn công trường đang có 300 xe tải vận chuyển đất, 65 máy ủi, 60 máy lu, 40 máy xúc các loại, 28 máy san gạt và 20 xe tưới nước. trong tháng 2, thiết bị thi công trên toàn công trường sẽ phải tăng thêm 30% cả về thiết bị và con người. trước Tết, đường điện công vụ dài 7 km đã kéo xong, phương án thi công ban đêm đã được duyệt, đây là điều kiện để toàn công trường tổ chức thi công ba ca liên tục.

Anh Mai Quang Tân, phó Chỉ huy trưởng công trường thuộc nhà thầu chủ lực là Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí cho biết: Năm 2009, các nhà thầu gặp khó khăn về mặt bằng và thời tiết, nguồn cung cấp vật liệu cũng không thuận do mỏ đất khai thác lẫn nhiều đá, đơn vị phải khắc phục bằng giải pháp đầu tư 15 trạm nghiền sàng công suất 30 nghìn m3/ngày. Thông qua hệ thống nghiền sàng đất, đá đưa về mặt bằng san lấp đã đạt quy chuẩn, chủ động tiến độ thi công và năng suất lao động. Năm 2010, trước sức ép về tiến độ, công ty sẽ tìm biện pháp chủ động nguồn vật liệu, bố trí đủ phương tiện và con người để tổ chức thi công ba ca.

Anh Vũ Văn Quyền, Ðội trưởng thi công thuộc Công ty liên doanh TNHH Anh phát – Sotraco cho biết: Ðể bảo đảm tiến độ thi công mặt bằng nhà máy vấn đề chủ động nguồn vật liệu là quan trọng nhất. Hiện nay đơn vị  đã tìm mở được mỏ cát núi mới xa hơn

14 km nhưng bảo đảm chất lượng. Việc vận chuyển cung đường xa hơn nhưng đơn giá không thay đổi, doanh nghiệp sẽ khắc phục bằng thi công tăng khối lượng để hạ giá thành, bù đắp kinh phí vận chuyển. Năm 2010, công ty sẽ khai thác hai triệu m3, trong đó thi công trực tiếp một triệu m3, số còn lại sẽ cung ứng cho các nhà thầu khác. Hiện nay ở mỏ vật liệu đã chuẩn bị 20 máy xúc loại lớn, đáp ứng đủ khối lượng khai thác cho các đơn vị thi công. Vào thời kỳ thi công cao điểm sẽ huy động 100 xe ô-tô, tổ chức làm ba ca bảo đảm tiến độ theo cam kết. Vướng mắc làm chậm tiến độ hiện nay là công tác GpMB trên công trường san lấp nền móng nhà máy chính vẫn còn đến bảy điểm “da báo” ở khu vực mặt bằng nhà máy với diện tích khoảng bốn ha. Ðịa phương cần tổ chức giải tỏa sớm bàn giao đầy đủ mặt bằng, tạo điều kiện phát huy mức cao nhất năng lực thi công của các nhà thầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *