Giữ gìn và phát triển di sản văn hóa của các dân tộc Tây Bắc

giữ gìn và phát triển di sản văn hóa của các dân tộc tây bắc
biểu diễn nghệ thuật trong ngày hội trại
về nguồn tỉnh tuyên quang.

theo các nhà dân tộc học, 54 dân tộc ở việt nam có thể chia làm tám nhóm ngôn ngữ là: việt – mường, môn – khmer, tày – thái, mông – dao, hán – hoa, tạng – miến, ca – ðai, mã lai – ða ðảo, và như thế, cư dân tây bắc đã gồm các dân tộc thuộc bảy nhóm.

 
ở đây chỉ thiếu nhóm mã lai – ða ðảo. rộng ra nữa, cư dân cả ðông – nam á cũng gồm chủ yếu là các nhóm ngôn ngữ nói trên.
 
các dân tộc tây bắc đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất cổ xưa này và trong văn hóa của họ còn bảo lưu khá nhiều những yếu tố mang đậm chất văn hóa bản địa.
 
ở nhiều nước ðông – nam á, văn hóa dân tộc đã bị hòa quyện với các tôn giáo hay học thuyết chính trị – xã hội như phật giáo, hồi giáo, ấn giáo và khổng thuyết.
 
trong khi đó, ảnh hưởng của những tôn giáo này trong văn hóa các dân tộc tây bắc rất mờ nhạt, thậm chí có nơi không có. vì vậy, văn hóa tây bắc rất giàu tính chất cội nguồn và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
 
chẳng thế mà người thái-lan luôn muốn đến mường thanh để tìm về cội nguồn văn hóa thái. tiến sĩ dân tộc học p.prô-chan – người mỹ, đã bỏ nhiều công sức để nghiên cứu văn hóa của người khơ mú ở thái-lan, lào và cả ở người khơ mú di tản sang ca-li-pho-ni-a.
 
nhưng khi đến nghĩa sơn – văn chấn, thì ông nói: “tôi rất vui mừng vì được tiếp xúc với nhiều yếu tố đậm chất khơ mú”. chưa kể, một nhóm các nhà nghiên cứu nhật bản lại cứ khăng khăng muốn nghiên cứu lễ cấp sắc của đồng bào dao vì theo họ, lễ cấp sắc của người dao có mối liên quan nào đó với một lễ thức nhật cổ xưa mà nay họ không còn giữ lại được gì ngoài mấy dòng ghi lại trong cuốn sử. cũng chỉ nêu lên vài thí dụ như vậy để thấy được vị trí của văn hóa các dân tộc tây bắc đối với việt nam nói riêng và ðông – nam á nói chung.
 
trong 50 năm qua, nhất là trong 30 năm gần đây, được sự quan tâm của ðảng và nhà nước, đời sống xã hội nói chung và văn hóa nói riêng của nhân dân các dân tộc đã có nhiều mặt phát triển, hòa vào nhịp sống của nhân dân cả nước. trong những năm đó, chúng ta cũng đã làm được khá nhiều trong lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu vốn di sản văn hóa các dân tộc tây bắc.
 
ngay từ chiến dịch tây bắc 1952 và sau đó là ðiện biên phủ 1954, các bài dân ca thái inh lả ơi và kếp phắc đã phổ biến khắp vùng kháng chiến. những điệu múa chuông dao, múa nón, múa chai thái đã làm khán giả thủ đô đi từ ngạc nhiên đến thán phục trong ðại hội văn công toàn quốc 1954.
 
từ đó trở đi, nhiều tác phẩm văn học – nghệ thuật của các dân tộc tây bắc được sưu tầm, giới thiệu trong cả nước mà nếu muốn làm một bản kê khai thì chắc phải đến vài chục trang. chúng ta thật sự vui mừng vì những gì đã làm được.
 
tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, do thiếu kinh phí và phương tiện và phần nào do cách hiểu không đầy đủ và giản đơn của chúng ta về văn hóa, cho nên còn rất nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc tây bắc chúng ta chưa sưu tầm được, nếu không nói rằng trong đó có những giá trị vĩnh viễn không còn nữa.
 
xin lấy một thí dụ: chương han là một dạng anh hùng ca của dân tộc thái. ðây là một tác phẩm thơ ca hàng nghìn câu được trình diễn bằng âm nhạc và múa, nằm trong truyền thống sử thi như ðẻ đất đẻ nước, ðăm xăn, xinh nhã của các dân tộc việt nam. năm 1960 tôi còn được xem cụ lò văn xau ở mường chanh – mai sơn trình diễn một số đoạn của bản anh hùng ca này, và được cụ dạy lại cho một vài làn điệu để hát chương han. từ sau khi cụ qua đời, tôi không còn tìm được ai biết trình diễn tác phẩm này nữa. nay chỉ còn lại duy nhất là văn bản ghi trên giấy.
 
văn hóa các dân tộc tây bắc chủ yếu là văn hóa dân gian.
 
ðây là văn hóa của người lao động sáng tạo, nhằm phản ánh ước mơ nguyện vọng và cuộc sống của họ. vì thế văn hóa luôn gắn chặt với mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt xã hội của người dân. ðó là văn hóa giữa cuộc đời và vì cuộc đời thường, chứ không phải thứ văn hóa để trình diễn trên sân khấu như ngày nay.
 
các sản phẩm được thể hiện dưới dạng tổng thể nguyên hợp của nhiều yếu tố. và do trình độ khoa học và dân trí chưa cao của thời xa xưa, cho  nên trong phương pháp nhận thức và thể hiện còn có những biểu hiện huyền bí, thậm chí mê tín.
 
theo cách nhìn duy vật máy móc, những điều huyền bí đó sẽ che lấp mất giá trị nhân bản của sản phẩm văn hóa. nó như cái nhân ngọt bùi của quả gắm (mah muổi) giấu mình trong lớp vỏ đầy những sợi lông dễ gây ngứa. ðã có một thời, vì những yếu tố huyễn hoặc đó, chúng ta thiếu quan tâm những sản phẩm văn hóa loại này. kết quả là đã để mất đi những giá trị văn hóa quý báu.
 
mạnh dạn nêu lên một vài thí dụ và nêu một vài vấn đề, vì tôi muốn thành thật trình bày rằng: mặc dù chúng ta đã làm rất nhiều việc trong công tác sưu tầm, nghiên cứu, giữ gìn và phổ biến văn hóa dân tộc, nhưng rốt cuộc chúng ta mới chỉ hiểu những văn hóa đó ở những bộ phận của chúng chứ chưa hiểu chúng như những chỉnh thể toàn vẹn.
 
ðiều này ảnh hưởng không nhỏ trong thái độ đối xử và trong việc hoạch định các chính sách văn hóa dân tộc của chúng ta.
 
trong khi đó, việc làm của chúng ta còn chưa có sự đồng đều giữa các dân tộc. văn hóa các dân tộc có dân số đông như tày, thái, mường thì được quan tâm sớm và nghiên cứu, giới thiệu nhiều. các dân tộc ít người như la ha, kháng, xinh mun, khơ mú, si la, la hủ… thì chúng ta biết rất ít.
 
trong khi đó, vì những lý do xã hội – văn hóa mà một số dân tộc có số dân chỉ còn vài trăm người lại đang đứng trên bờ vực của sự diệt vong. bởi một mặt vì bà con không thể kết hôn với nhau, do chỗ tất cả đều đã là họ hàng, vì thế sẽ phải kết hôn với người của dân tộc khác. và một mặt về văn hóa, văn hóa của họ sớm muộn sẽ hòa tan vào văn hóa các dân tộc mà họ có quan hệ hôn nhân.
 
việc cấp bách là phải sưu tầm để giữ lại tất cả những gì còn kịp làm đối với văn hóa của họ. phải chăng đó là trách nhiệm của chúng ta?
 
trong một bài báo ngắn, tôi không thể trình bày hết sự phong phú, tính độc đáo cũng như thực trạng đáng báo động của văn hóa các dân tộc tây bắc. nhưng  qua những điều tóm tắt nói trên, tôi muốn đề nghị chúng ta cùng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với vốn di sản văn hóa quý báu đó. việc này không chỉ riêng ngành văn hóa làm mà nó phải được sự lãnh đạo cụ thể và sự chăm sóc thường xuyên của ðảng, chính quyền và các ngành khác. nó cũng sẽ là công việc phải làm ngay nhưng không thể xong ngay, mà phải kéo dài trong nhiều năm. ðể làm được thì như đã nói, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức về vấn đề một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể và hành động một cách kiên trì, nghiêm túc, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *